https://kevesko.vn/20221110/3-ly-do-khien-nga-rut-quan-khoi-mot-phan-vung-kherson-19199306.html
3 lý do khiến Nga rút quân khỏi một phần vùng Kherson
3 lý do khiến Nga rút quân khỏi một phần vùng Kherson
Sputnik Việt Nam
Hôm thứ Tư, tướng Sergei Surovikin thông báo quân đội Nga rút khỏi bờ phải sông Dnepr và hình thành các vị trí phòng thủ ở bờ trái. Điều gì đã dẫn đến quyết... 10.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-10T21:45+0700
2022-11-10T21:45+0700
2022-11-24T18:11+0700
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
kherson
quân sự
thế giới
sputnik giải mã
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/0a/19199535_0:159:3079:1890_1920x0_80_0_0_e610e84e4287e8a7be0c6f852ea424c8.jpg
Tướng Nga Sergei Surovikin không bao giờ che giấu sự thật về một tình huống "rất phức tạp" đã phát triển ở mặt trận Kherson. Vào ngày 18 tháng 10, chỉ 10 ngày sau khi được bổ nhiệm làm Tư lệnh Nhóm Lực lượng Liên hợp trong khu vực hoạt động đặc biệt, ông nhấn mạnh những nước NATO đang giật dây quân đội Ukraina từ lâu đã yêu cầu thực hiện "các hoạt động tấn công trong hướng Kherson" để đánh bật quân đội Nga khỏi bờ phải Kherson, "bất kể tổn thất cả trong Lực lượng vũ trang Ukraina và dân thường".Vị tướng chỉ huy lưu ý các cuộc tấn công từ hệ thống HIMARS đã làm hư hỏng cây cầu Antonovsky nối hai bờ trái phải của Kherson qua sông Dnepr, cũng như nhà máy thủy điện Kakhovka gần đó, điều này làm phức tạp tình hình giao thông và gây ra các vấn đề khó khăn việc cung cấp thực phẩm và điện. Ngoài ra, Surovikin cho biết Moskva có thông tin tình báo cho hay Kiev đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công tên lửa lớn vào đập Kakhovka, cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh bừa bãi nhằm vào thành phố Kherson và dân số hơn 180 000 người trong đó.Ông không loại trừ việc sẽ phải đưa ra "những quyết định khó khăn".Chiến thuật cần thiếtVào thứ Tư, thời điểm đã đến để đưa ra quyết định như vậy. Phát biểu với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và một lần nữa xác nhận mối đe dọa về một cuộc tấn công của Ukraina vào đập Kakhovka, Surovikin cảnh báo “một mối đe dọa bổ sung sẽ phát sinh đối với dân thường và sự cô lập hoàn toàn của nhóm quân đội chúng ta ở bờ phải sông Dnepr. Trong điều kiện này, phương án thích hợp nhất là tổ chức phòng thủ dọc theo phòng tuyến sông Dnepr".Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đồng ý với đánh giá của Surovikin, tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo toàn tính mạng của cả quân nhân và dân thường.Đe doạ đối với dân thườngNhững lo ngại của Surovikin về mối nguy hiểm đe dọa dân thường của Kherson không phải chỉ là học thuật. Trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào mùa xuân này, hàng nghìn người đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Mariupol, Popasna, Volnovakha và các khu vực đô thị khác sau khi lực lượng Ukraina và các tiểu đoàn tân phát xít cố tình lẫn vào các khu vực dân sự, ẩn náu trong khu dân cư, các tòa nhà, trung tâm mua sắm, trường học, nhà trẻ và thậm chí cả bệnh viện để lôi kéo quân Nga vào các trận chiến đường phố đẫm máu nhằm buộc tội Moskva về tội ác chiến tranh nếu một tòa nhà dân sự bị hư hại hoặc bị phá hủy.Bằng cách rút quân khỏi bờ phải Dnepr, các lực lượng Nga báo hiệu họ sẽ từ bỏ chiến lược tốn kém và đẫm máu này. Trong ba tuần qua, khi Lực lượng vũ trang Ukraina tập trung quân đội gần Kherson và tăng cường pháo kích vào thành phố, đã diễn ra cuộc sơ tán dân thường quy mô lớn. Trong bài phát biểu hôm thứ Tư, Surovikin cho biết hơn 115 000 người đã được sơ tán đến Crưm và các khu vực khác của Nga.Chiến lược quân sự sơ tán và tạo ra tuyến phòng thủ được bảo vệ dễ dàng hơn dường như nhằm thể hiện Nga không quan tâm đến "những chiến thắng giòn giã" và Moskva sẽ không khuất phục trước những nỗ lực của NATO và "những con rối" của họ ở Kiev nhằm nhấn chìm khu vực trong đẫm máu, giết chết hàng chục nghìn người và đẩy Nga vào một cái bẫy chiến lược, chiến thuật vô vọng mà gần như không thể thoát ra từ đó.Trước tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Nga về Kherson, các chỉ huy Ukraina đã không giấu giếm đánh giá của họ về tình hình. Vào ngày 29 tháng 10, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Ukraina, Kirill Budanov, dự đoán trong bối cảnh tập trung lực lượng Ukraina, lính đánh thuê NATO và vũ khí hạng nặng gần Kherson, việc "giải phóng" thành phố sẽ không thể diễn ra mà "không có giao tranh", và sẽ được tiến hành bằng cách bao vây thành phố và cô lập lực lượng Nga, sau đó các trận chiến sẽ diễn ra với ưu thế dần dần của họ. Chiến lược này quen thuộc với các nhà sử học trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở Mặt trận phía Đông, nơi chiến thuật gọng kìm được sử dụng rộng rãi để bao vây quân đội, khiến không có tiếp tế, và dần dần thắt chặt thòng lọng để tiêu diệt hoặc bức hàng.Trong tuyên bố của mình vào tháng trước, Budanov thậm chí còn gợi ý Nga có thể phá vỡ đập Kakhovka để cố gắng làm chậm quân đội Ukraina, và dường như quên rằng các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự là sở trường của Kievvà phương Tây (các cuộc tấn công gần đây vào đường ống Dòng chảy Bắc, Cầu Crưm và Vịnh Sevastopol chỉ là một vài ví dụ).Chiến lược của Nga trong bối cảnh lịch sửQuyết định của quân đội Nga rõ ràng là một biện pháp bắt buộc "khó khăn", như Surovikin đã công khai tuyên bố trong bài phát biểu hôm thứ Tư.Trong bối cảnh chiến lược và lịch sử, việc rút quân sang bờ trái sông Dnepr có thể nói là dựa trên lợi ích rộng lớn hơn - chiến thắng trong "cuộc chiến ủy nhiệm" mà phương Tây tuyên bố với Nga, chứ không phải chỉ chiến thắng trong một trận chiến. Trong Chiến tranh phương Bắc chống Thụy Điển năm 1700-1721, Pháp xâm lược Nga năm 1812 và Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, các chỉ huy quyếtđịnh rút quân hàng chục, thậm chí hàng trăm km khi cần thiết, nhưng không bao giờ đánh mất mục tiêu chiến lược.Trong cuộc khủng hoảng Ukraina do Mỹ và EU gây ra vào năm 2014, thời gian dường như nghiêng về phía Nga khi Kiev và những người ủng hộ phương Tây của họ phải vật lộn với một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, năng lượng ngày càng khốc liệt, và các thủ đô phương Tây từ Washington đến Berlin báo hiệu cho Kiev về sự mệt mỏi và do dự ngày càng tăng trong việc hỗ trợ vũ khí và tiền bạc vào cái hố không mang tên Ukraina.Hậu quả đối với phương Tây là gì?Các phương tiện truyền thông Mỹ và châu Âu liên tục đăng tải thông tin chi tiết NATO sắp hết vũ khí để gửi cho Ukraina. Trong khi đó, các thủ đô châu Âu, bao gồm cả trung tâm kinh tế và chính trị Đức, đang chìm trong các cuộc biểu tình, nguyên nhân chủ yếu là do Brussels áp đặt các hạn chế đối với năng lượng của Nga.Mỹ, nước đã cung cấp 60 tỷ USD trong số 100 tỷ USD hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev trong 8 tháng qua, vừa vượt qua cuộc bầu cử giữa kỳ căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ, với việc đảng Cộng hòa sẵn sàng tiếp quản Hạ viện và đảng Dân chủ tranh giành quyền kiểm soát của Thượng viện. Tháng trước, lãnh đạo phe thiểu số của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cảnh báo sẽ không có "trang giấy sạch" nào cho Ukraina tại Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát.Dân biểu Marjorie Taylor Greene nhấn mạnh tuần trước "không một xu nào sẽ được chuyển đến Ukraina" dưới thời đảng Cộng hòa. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu các chính trị gia có giữ lời hứa của họ hay không."Không đạt được gì nếu vội vàng"Dù điều gì xảy ra, trong tình huống Nga có đủ năng lượng, nguồn lương thực để vượt qua mùa đông sắp tới và dường như có nhiều khả năng duy trì các lựa chọn chính trị để thoát khỏi khủng hoảng, những người ủng hộ phương Tây của Kiev cuối cùng sẽ phải quyết định xem có nên tiếp tục chiến lược trao đổi hay không. Lợi ích chiến thuật đối với những tổn thất chiến lược, hoặc cuối cùng là buộc Ukraina phải ngồi vào bàn đàm phán giải quyết xung đột.Hơn 150 năm sau, những từ này vẫn không mất đi tính thời sự.
https://kevesko.vn/20221109/ong-surovikin-cho-biet-kherson-va-cac-diem-dan-cu-lien-ke-khong-the-cung-ung-day-du-19177156.html
https://kevesko.vn/20221109/quan-doi-ukraina-bat-dau-cuoc-tan-cong-o-khu-vuc-snigirevka-thuoc-tinh-kherson-19156794.html
ukraina
kherson
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/0a/19199535_173:0:2904:2048_1920x0_80_0_0_f187373b765124b3d50bc03c319cb6cb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, kherson, quân sự, thế giới
cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, quan điểm-ý kiến, chuyên gia, kherson, quân sự, thế giới
3 lý do khiến Nga rút quân khỏi một phần vùng Kherson
21:45 10.11.2022 (Đã cập nhật: 18:11 24.11.2022) Hôm thứ Tư, tướng Sergei Surovikin thông báo quân đội Nga rút khỏi bờ phải sông Dnepr và hình thành các vị trí phòng thủ ở bờ trái. Điều gì đã dẫn đến quyết định này của quân đội Nga? Sputnik chỉ ra một số lý do có thể.
Tướng Nga Sergei Surovikin không bao giờ che giấu sự thật về một tình huống "rất phức tạp" đã phát triển ở mặt trận Kherson. Vào ngày 18 tháng 10, chỉ 10 ngày sau khi được bổ nhiệm làm Tư lệnh Nhóm Lực lượng Liên hợp trong khu vực hoạt động đặc biệt, ông nhấn mạnh những nước NATO đang giật dây quân đội Ukraina từ lâu đã yêu cầu thực hiện "các hoạt động tấn công trong hướng Kherson" để đánh bật quân đội Nga khỏi bờ phải Kherson, "bất kể tổn thất cả trong Lực lượng vũ trang Ukraina và dân thường".
Vị tướng chỉ huy lưu ý các cuộc tấn công từ
hệ thống HIMARS đã làm hư hỏng cây cầu Antonovsky nối hai bờ trái phải của Kherson qua sông Dnepr, cũng như nhà máy thủy điện Kakhovka gần đó, điều này làm phức tạp tình hình giao thông và gây ra các vấn đề khó khăn việc cung cấp thực phẩm và điện. Ngoài ra, Surovikin cho biết Moskva có thông tin tình báo cho hay Kiev đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công tên lửa lớn vào đập Kakhovka, cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh bừa bãi nhằm vào thành phố Kherson và dân số hơn 180 000 người trong đó.
"Các kế hoạch và hành động trong tương lai của chúng tôi liên quan đến thành phố Kherson sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình chiến thuật-quân sự", Surovikin nói vào ngày 18 tháng 10, nhấn mạnh chiến lược của Nga sẽ dựa trên nhu cầu giữ gìn mạng sống của cả dân thường và quân nhân Nga.
Ông không loại trừ việc sẽ phải đưa ra "những quyết định khó khăn".
Vào thứ Tư, thời điểm đã đến để đưa ra quyết định như vậy. Phát biểu với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và một lần nữa xác nhận mối đe dọa về một cuộc tấn công của Ukraina vào đập Kakhovka, Surovikin cảnh báo “một mối đe dọa bổ sung sẽ phát sinh đối với dân thường và sự cô lập hoàn toàn của nhóm quân đội chúng ta ở bờ phải sông Dnepr. Trong điều kiện này, phương án thích hợp nhất là tổ chức phòng thủ dọc theo phòng tuyến sông Dnepr".
“Chúng tôi sẽ bảo toàn, quan trọng nhất là tính mạng của các binh sĩ và nói chung là khả năng chiến đấu của nhóm quân, đang phòng thủ bên bờ phải trong một khu vực bị hạn chế nhiều mặt”, ông Surovikin nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đồng ý với đánh giá của Surovikin, tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo toàn tính mạng của cả quân nhân và dân thường.
Đe doạ đối với dân thường
Những lo ngại của Surovikin về mối nguy hiểm đe dọa dân thường của Kherson không phải chỉ là học thuật. Trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào mùa xuân này, hàng nghìn người đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Mariupol, Popasna, Volnovakha và các khu vực đô thị khác sau khi lực lượng Ukraina và các tiểu đoàn tân phát xít cố tình lẫn vào các khu vực dân sự, ẩn náu trong khu dân cư, các tòa nhà, trung tâm mua sắm, trường học, nhà trẻ và thậm chí cả bệnh viện để lôi kéo quân Nga vào các trận chiến đường phố đẫm máu nhằm buộc tội Moskva về tội ác chiến tranh nếu một tòa nhà dân sự bị hư hại hoặc bị phá hủy.
9 Tháng Mười Một 2022, 22:23
Bằng cách rút quân khỏi bờ phải Dnepr, các lực lượng Nga báo hiệu họ sẽ từ bỏ chiến lược tốn kém và đẫm máu này. Trong ba tuần qua, khi
Lực lượng vũ trang Ukraina tập trung quân đội gần Kherson và tăng cường pháo kích vào thành phố, đã diễn ra cuộc sơ tán dân thường quy mô lớn. Trong bài phát biểu hôm thứ Tư, Surovikin cho biết hơn 115 000 người đã được sơ tán đến Crưm và các khu vực khác của Nga.
Chiến lược quân sự sơ tán và tạo ra tuyến phòng thủ được bảo vệ dễ dàng hơn dường như nhằm thể hiện Nga không quan tâm đến "những chiến thắng giòn giã" và Moskva sẽ không khuất phục trước những nỗ lực của NATO và "những con rối" của họ ở Kiev nhằm nhấn chìm khu vực trong đẫm máu, giết chết hàng chục nghìn người và đẩy Nga vào một cái bẫy chiến lược, chiến thuật vô vọng mà gần như không thể thoát ra từ đó.
Trước tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Nga về Kherson, các chỉ huy Ukraina đã không giấu giếm đánh giá của họ về tình hình. Vào ngày 29 tháng 10, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Ukraina, Kirill Budanov, dự đoán trong bối cảnh tập trung lực lượng Ukraina, lính đánh thuê NATO và vũ khí hạng nặng gần Kherson, việc "giải phóng" thành phố sẽ không thể diễn ra mà "không có giao tranh", và sẽ được tiến hành bằng cách bao vây thành phố và cô lập lực lượng Nga, sau đó các trận chiến sẽ diễn ra với ưu thế dần dần của họ. Chiến lược này quen thuộc với các nhà sử học trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở Mặt trận phía Đông, nơi chiến thuật gọng kìm được sử dụng rộng rãi để bao vây quân đội, khiến không có tiếp tế, và dần dần thắt chặt thòng lọng để tiêu diệt hoặc bức hàng.
Trong tuyên bố của mình vào tháng trước, Budanov thậm chí còn gợi ý Nga có thể phá vỡ đập Kakhovka để cố gắng làm chậm quân đội Ukraina, và dường như quên rằng các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự là sở trường của Kievvà phương Tây (các cuộc tấn công gần đây vào đường ống Dòng chảy Bắc, Cầu Crưm và Vịnh Sevastopol chỉ là một vài ví dụ).
9 Tháng Mười Một 2022, 05:25
Chiến lược của Nga trong bối cảnh lịch sử
Quyết định của quân đội Nga rõ ràng là một biện pháp bắt buộc "khó khăn", như Surovikin đã công khai tuyên bố trong bài phát biểu hôm thứ Tư.
Trong bối cảnh chiến lược và lịch sử, việc rút quân sang bờ trái sông Dnepr có thể nói là dựa trên lợi ích rộng lớn hơn - chiến thắng trong "cuộc chiến ủy nhiệm" mà phương Tây tuyên bố với Nga, chứ không phải chỉ chiến thắng trong một trận chiến. Trong Chiến tranh phương Bắc chống Thụy Điển năm 1700-1721, Pháp xâm lược Nga năm 1812 và Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, các chỉ huy quyếtđịnh rút quân hàng chục, thậm chí hàng trăm km khi cần thiết, nhưng không bao giờ đánh mất mục tiêu chiến lược.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraina do Mỹ và EU gây ra vào năm 2014, thời gian dường như nghiêng về phía Nga khi Kiev và những người ủng hộ phương Tây của họ phải vật lộn với một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, năng lượng ngày càng khốc liệt, và các thủ đô phương Tây từ Washington đến Berlin báo hiệu cho Kiev về sự mệt mỏi và do dự ngày càng tăng trong việc hỗ trợ vũ khí và tiền bạc vào cái hố không mang tên Ukraina.
Hậu quả đối với phương Tây là gì?
Các phương tiện truyền thông Mỹ và châu Âu liên tục đăng tải thông tin chi tiết NATO sắp hết vũ khí để gửi cho Ukraina. Trong khi đó, các thủ đô châu Âu, bao gồm cả trung tâm kinh tế và chính trị Đức, đang chìm trong các cuộc biểu tình, nguyên nhân chủ yếu là do Brussels áp đặt các hạn chế đối với năng lượng của Nga.
Mỹ, nước đã cung cấp 60 tỷ USD trong số 100 tỷ USD hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev trong 8 tháng qua, vừa vượt qua cuộc bầu cử giữa kỳ căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ, với việc đảng Cộng hòa sẵn sàng tiếp quản Hạ viện và đảng Dân chủ tranh giành quyền kiểm soát của Thượng viện. Tháng trước, lãnh đạo phe thiểu số của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cảnh báo sẽ không có "trang giấy sạch" nào cho Ukraina tại Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát.
Dân biểu Marjorie Taylor Greene nhấn mạnh tuần trước "không một xu nào sẽ được chuyển đến Ukraina" dưới thời đảng Cộng hòa. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu các chính trị gia có giữ lời hứa của họ hay không.
"Không đạt được gì nếu vội vàng"
Dù điều gì xảy ra, trong tình huống Nga có đủ năng lượng, nguồn lương thực để vượt qua mùa đông sắp tới và dường như có nhiều khả năng duy trì các lựa chọn chính trị để thoát khỏi khủng hoảng, những người ủng hộ
phương Tây của Kiev cuối cùng sẽ phải quyết định xem có nên tiếp tục chiến lược trao đổi hay không. Lợi ích chiến thuật đối với những tổn thất chiến lược, hoặc cuối cùng là buộc Ukraina phải ngồi vào bàn đàm phán giải quyết xung đột.
"Không có gì có thể đạt được một cách vội vàng. Không khó để chiếm một pháo đài, cái khó là để giành chiến thắng trong cả chiến dịch. Và đối với điều này, không cần phải xung phong và tấn công, nhưng cần đến sự kiên nhẫn và thời gian", Thống chế Mikhail Kutuzov nói trong tác phẩm «Chiến tranh và Hòa bình» của Lev Tolstoy.
Hơn 150 năm sau, những từ này vẫn không mất đi tính thời sự.