- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Chuyên gia: Mỹ mong đợi Kiev chọn con đường ngoại giao trong xung đột với Nga

© AP Photo / Nariman El-MoftyQuốc kỳ Hoa Kỳ trên Quảng trường Độc lập ở Kiev
Quốc kỳ Hoa Kỳ trên Quảng trường Độc lập ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Mỹ đang gây áp lực lên Kiev để tìm kiếm một con đường ngoại giao nhằm thoát khỏi xung đột với Matxcơva, vì thế mới có các tuyên bố rằng Washington sẽ không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Đây là ý kiến của Pavel Zolotarev, Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, mà ông chia sẻ với Sputnik.
Đồng thời, Mỹ cho rằng Kiev không cần nhượng bộ Matxcơva trong quá trình đàm phán. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong cuộc họp báo sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, đã hứa rằng đất nước của ông sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina và từ đó dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

"Lập trường này không mới. Đây là chỉ là sự xác nhận lập trường trước đây. Nhưng do nhiều người ở Mỹ bắt đầu nghi ngờ; do có những khó khăn liên quan đến cuộc xung đột này, với mối quan hệ với Nga, - Biden lặp lại lập trường này một lần nữa. Nhưng tôi nhắc lại, không có gì mới ở đây. Cả NATO và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp trực tiếp. Nhưng hỗ trợ Ukraina là điều hoàn toàn tự nhiên đối với Hoa Kỳ", - ông Zolotarev nói.

Mỹ có phải là một bên trong cuộc xung đột?

"Không, tất nhiên không phải. Vì họ không tham gia bằng lực lượng vũ trang của mình", - ông nói.

Mặt khác, chuyên gia về Mỹ chỉ ra rằng, đây có thể coi là một tín hiệu để Kiev giải quyết xung đột thông qua ngoại giao và Washington sẽ hỗ trợ Ukraina trong việc này, đặc biệt, bằng cách tiếp tục cung cấp quân sự, tăng cường tiềm lực quân sự của Ukraina và đồng thời gia tăng áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.

Ông Zolotarev nói: "Nhìn chung, Mỹ nói rõ bằng nhiều cách khác nhau rằng cần phải chuyển sang giai đoạn ngoại giao của cuộc xung đột".

Đồng thời, Mỹ khẳng định Kiev không nên nhượng bộ Matxcơva.

"Mỹ ủng hộ việc Ukraina không nhượng bộ, mà phải đạt được mục tiêu mà chính quyền Kiev đặt ra cho mình thông qua các con đường ngoại giao", - chuyên gia này dự đoán.

Đồng thời, Hoa Kỳ sẽ cùng với Nga cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến các vấn đề cấp thiết của an ninh toàn cầu, và điều này cũng đáp ứng lợi ích của Nga.
"Ý tôi là ổn định chiến lược, START mới (Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược), an ninh mạng, an ninh trong không gian - tất cả những điều này vượt ra ngoài quan hệ song phương, đây là những vấn đề an ninh toàn cầu. Đây vẫn là lợi ích chung của chúng ta", - ông Zolotarev giải thích.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba trong cuộc họp báo ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Báo Trung Quốc tiết lộ lý do tại sao Hoa Kỳ bắt đầu nói về các cuộc đàm phán giữa Ukraina và Nga

Hiệp ước START-3

Hiệp ước START-3, chế độ kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất của Mỹ-Nga, đã được gia hạn thêm 5 năm và hết hạn vào năm 2026. Nga và Mỹ đã bắt đầu bàn bạc về các thông số của hiệp ước tương lai về hạn chế vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó ngừng đối thoại sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала