Thăm Trung Quốc và Việt Nam, Olaf Scholz tìm đường cứu mình và Đông tiến

© AP Photo / Michele TantussiThủ tướng Đức Olaf Scholz tại Đại lễ đường Hội đồng Nhân dân ở Bắc Kinh
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Đại lễ đường Hội đồng Nhân dân ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2022
Đăng ký
Hai chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Trung Quốc và Việt Nam có cùng một mục đích về kinh tế, nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất.
Ngày 8/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo xác nhận Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 13 đến 14/11. Chuyến thăm Việt Nam nằm trong chuyến công du Đông Á của ông Olaf Scholz. Giới quan sát và phân tích nhận định rằng, chuyến công du Đông Á này nhằm thể hiện sự quan tâm của Berlin tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Vì sao Trung Quốc và Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chương trình thăm chính thức các nước Đông Á của Thủ tướng Đức? Tầm quan trọng của Việt Nam như thế nào trong chính sách ngoại giao của nước Đức hiện nay, trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới đang biến đổi chóng mặt và vô cùng phức tạp?

Vì lợi ích của nước Đức là trên hết

Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Đức công bố lịch trình chuyến công du của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Trung Quốc (4/11/2022) và Việt Nam (13-14/11/2022), dư luận phương Tây và ngay trong nước Đức đã dấy lên những thông tin trái chiều. Phe bảo thủ cho rằng lãnh đạo nước Đức chưa nên đến Trung Quốc vào thời điểm nhạy cảm này. Thậm chí phái cực hữu còn cho rằng “Sự ngây thơ đối với Trung Quốc đã qua” (lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng kinh tế Đức Robert Habeck tại Hội nghị G7 vừa qua). Tuy nhiên, phái tả, các nhà nghiên cứu ở Đức và phương Tây đã phân tích sâu hơn về việc Thủ tướng Đức chọn công du Trung Quốc và Việt Nam đầu tiên.

“Cần lưu ý rằng, chuyến công du của người đứng đầu chính phủ Đức hai nước Châu Á, lại đều là hai nước xã hội chủ nghĩa, diễn ra ngay sau chuyến công du của ông đến vùng Vịnh. Điều này cho thấy người Đức đã đi đúng hướng cho mục tiêu lớn nhất của họ: Phục hồi kinh tế sau đại dịch. Và nước Đức đã đặt vấn đề năng lượng lên hàng đầu và ngay đằng sau là vấn đề sản xuất và thị trường. Và điều này còn cho thấy chính phủ Đức đã gạt sang một bên các vấn đề cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị giữa các cường quốc để tìm một “lối đi riêng” phù hợp với lợi ích của mình”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Thu hoạch lúa mì - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Thỏa thuận lúa mì bị phương Tây lợi dụng. Việt Nam chẳng sao nếu không có lúa mì
Chúng ta biết rằng, cả Trung Quốc và Việt Nam đều là đối tác chiến lược của Đức. Trong đó, Trung Quốc có nền kinh tế mạnh nhất Châu Á, đứng thứ hai thế giới; còn Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu và đứng trong top 5 thế giới về quy mô nền kinh tế; đồng thời là đầu tàu kinh tế của EU.
“Tất nhiên, Việt Nam không thể so sánh với hai “người khổng lồ kinh tế” Trung Quốc và Đức, nhưng Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh vào hàng đầu trên thế giới, đồng thời hứa hẹn nhiều tiềm năng nhiều dư địa phát triển, nhất là về đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao vốn là thế mạnh của Đức”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik.
Cũng theo lời nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, chính vì vậy mà bất chấp những dị nghị trong nước và một số “lời thị phi” từ một vài đồng minh, người đứng đầu chính phủ Đức đã chọn Trung Quốc và Việt Nam làm điểm đến đầu tiên cho chuyến công du Đông Á lần này của mình, là vì quyền lợi nước Đức trên hết và trước hết.

Có thể cập nhật những tình hình mới để khôi phục lại mối quan hệ với Trung Quốc và phát triển chúng

Bình luận về việc vì sao Tổng thống Đức đã là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những yếu tố gì làm ông Olaf Scholz chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du Đông Á lần này, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long bình luận trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik ngày 10/11:
Nhờ sớm kiểm soát được Đại dịch COVID-19, Trung Quốc đang có lợi thế rất lớn để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới trong khi cả Mỹ và EU (dĩ nhiên bao gồm cả Đức) vẫn còn đang phải vật lộn với Đại dịch cho tới cuối năm 2021. Mặt khác, hiệu ứng “Bumerang” xảy ra trong Thương chiến Mỹ-Trung lại càng tạo thêm thị trường mới cho Trung Quốc khi họ phát huy thế mạnh của mình ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Tây Nam Á, Đông Nam Á và cả Châu Âu.
Lễ trao Huân chương Hữu nghị của Trung Quốc tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Hà Nội không bao giờ cho phép Hoa Kỳ lợi dụng Việt Nam để chống Trung Quốc
Về khía cạnh chính trị-kinh tế, Trung Quốc đã đạt được thành công rất lớn ở Châu Á khi cùng với Nga, Ấn Độ và nhiều nước khác đạt được những thỏa thuận then chốt trong phạm vi nội khối Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của cả châu lục, được đánh giá là bước phát triển quan trọng đưa Châu Á thành một cực phát triển có quy mô kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Những điều kiện nói trên đặt ra những bài toán mới đối với người Đức nói riêng và toàn khối EU nói chung về quan hệ kinh tế với “người khổng lồ thứ hai thế giới”. Trong điều kiện cán cân đã có nhiều thay đổi rất quan trọng, từ vị trí một đối tác phụ thuộc vào nguồn cung về công nghệ chế tạo từ Đức và Châu Âu, Trung Quốc đã trở thành một đối tác lớn kiêm đối thủ cạnh tranh lớn. Kèm theo đó là nhu cầu tìm kiếm thị trường để phục hồi kinh tế của EU cũng đặc biệt lớn khi thị trường Nga đang gặp khủng hoảng do xung đột Nga-Ukraina cũng như chính sách tài chính “tự cứu mình” của Mỹ đã buộc người Đức hiện nay và cả EU sau này cũng phải “tìm đường Đông tiến”, hướng về các thị trường lớn ở Châu Á mà Trung Quốc là trọng tâm.
“Có thể nói rằng, Mỹ đang bóp chết nền kinh tế Đức. Sau khi mất nguồn năng lượng giá rẻ từ Liên bang Nga, Berlin mất nguyên liệu và linh kiện từ Trung Quốc cho các ngành công nghệ tiên tiến nhất của mình. Các ngành công nghệ tiên tiến nhất ở Đức phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Mục đích chính của chuyến thăm Trung Quốc là cứu nền kinh tế Đức. Nhưng chuyến thăm một ngày thì giải quyết được vấn đề gì!”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.
Dĩ nhiên, chỉ với 24 giờ của chuyến thăm Trung Quốc, ông Olaf Scholz khó có thể giải được hết các “bài toán” đó, nhưng chuyến thăm này lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người Đức nói riêng và EU nói chung. Nó cho thấy nhận thức về quan hệ kinh tế Đức – Trung Quốc và rộng hơn là EU – Trung Quốc cần có những thay đổi căn bản. Về nguyên tắc, hai bên đều có thể cập nhật những tình hình mới để khôi phục lại mối quan hệ và phát triển nó.
Đường sắt đi qua trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2022
Việt Nam đang khác xa phần còn lại của châu Á
Tuy nhiên, vẫn còn một vật cản không dễ khắc phục, đó là thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc như thế nào trong thời gian tới đây. Bởi đối với nền kinh tế hàng đầu Châu Âu thì việc “tiếp cận” với Trung Quốc trong khi vẫn là “đồng minh” với Mỹ trong NATO luôn là bài toán hóc búa nhất đối với bất kỳ một nhà lãnh đạo nào của nước Đức. Đơn giản là vì họ và các nước EU luôn phải trả lời một câu hỏi từ “anh cả” của NATO bên kia bờ Đại Tây Dương: “Bạn đứng về phía ai?”.

Việt Nam là quốc gia có “mặt tiền” rộng lớn nhất Đông Nam Á

Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đề có nhận định: Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc cả về quy mô kinh tế cũng như trình độ công nghệ. Thế nhưng Việt Nam lại có những thế mạnh riêng của mình, tạo sức hấp dẫn riêng đối với các quốc gia EU nói chung và nước Đức nói riêng. Vì nước Đức ở thời điểm hiện tại và tương lai vẫn là “đầu tàu” của cả khối EU nên Việt Nam đã chọn chính quốc gia này làm “đầu cầu” để tiếp tục phát triển và tăng cường quan hệ kinh tế thời kỳ hậu COVID-19.
Ngược lại, phía Đức cũng nhìn thấy vai trò dẫn dắt ngày càng lớn của Việt Nam trong khối ASEAN nên họ coi cũng Việt Nam là một “đầu cầu” quan trọng để nước Đức có thể tiếp cận thị trường Đông Nam Á có quy mô trên 650 triệu người. Đông Nam Á có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc ở chỗ nó án ngữ con đường giao thông hàng hải lớn thứ hai toàn cầu, chỉ sau Địa Trung Hải. Trên con đường ấy, Việt Nam tuy không giữ vai trò “cửa ngõ” như Singapore nhưng lại là quốc gia có “mặt tiền” rộng lớn nhất.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Thủ tướng Olaf Scholz công du Việt Nam, Berlin phát tín hiệu muốn xích gần Hà Nội?
Bên cạnh đó, nước Đức cũng rất muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao đang rất phát triển ở Việt Nam để tạo ra một thị trường lớn thứ hai sau Trung Quốc, tạo ra một “sân chơi thứ hai” để đề phòng “sân chơi thứ nhất” (Trung Quốc) có những biến động bất ổn cũng như đã dần cạn nguồn khai thác.

“Về phía mình, Việt Nam rất cần có sự ủng hộ của Đức trong việc tiếp tục triển khai các Hiệp định EVFTA và EVIPA hiện đang bị chậm lại do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 cũng như ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraina. Việt Nam cũng cần Đức hỗ trợ để EU sớm xóa “thẻ vàng” IUU đối với các mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất sang các nước EU. Việt Nam cũng rất cần những công nghệ hiện đại được đầu tư từ Đức để phát triển các ngành kinh tế số, giảm sự phục thuộc vào các nhà cung cấp khác nhằm chống độc quyền”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long phát biểu trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik hôm 10/11.

Từ trước khi nước Đức thống nhất, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) trong các lĩnh vực hóa chất và dược phẩm. Ngày nay, khi nhu cầu sử dụng hóa chất ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp chế tạo, sự tiêu thụ dược phẩm cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Việt nam thì việc hợp tác với nước Đức để xây dựng lại và phát triển ngành công nghiệp dược phẩm ở Việt Nam cũng là một hướng hợp tác hai bên cùng có lợi.
Một điểm gặp nhau nữa là qua gần nửa thế kỷ đặt quan hệ ngoại giao và kinh tế, đội ngũ doanh nhân Đức tại Việt Nam và đội ngũ doanh nhân Việt Nam tại Đức đã thực sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù cả hai đều sử dụng công nghệ hiện đại nhưng việc họ đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau đã giúp cho mỗi bên đều phát huy được thế mạnh của mình, góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch trao đổi giữa hai bên.
Quang cảnh thành phố Hải Phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Việt Nam tăng trưởng kỷ lục nhưng Mỹ, EU, Trung Quốc là các yếu tố kìm chân?

“Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương 7 tháng đầu năm 2022 đã đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đức là nhà đầu tư lớn thứ 17 trong số 140 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn FDI đăng ký chừng 2,3 tỷ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á. Những con số này đã minh chứng cho tầm trong trọng của quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Đức”, - TS kinh tế Lê Xuân Hòa phát biểu với Sputnik.

Do đó, có thể khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của ông Olaf Scholz tới đây sẽ chủ yếu nhằm đạt được những thỏa thuận về hợp tác kinh tế, đầu tư và các sự hợp tác song phương khác đối với các vấn đề xã hội và dân sự.

Chuyến thăm Trung Quốc và Việt Nam có mối liên quan gì không?

Từ những dữ kiện và phân tích trên, có thể thấy, hai chuyến thăm chính thức của ông Olaf Scholz tới Trung Quốc và Việt Nam có cùng một mục đích về kinh tế nhưng hoàn toàn khác nhau về tính chất.
Theo đánh giá của nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, đối với Trung Quốc, người Đức chủ yếu nhằm vào việc khôi phục lại các mối liên kết bị đứt gãy do ảnh hưởng của Thương chiến Mỹ-Trung, do ảnh hưởng của COVID-19, do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraina, do ảnh hưởng của các lệnh cấm vận từ Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Nhưng điều quan trọng hơn cả là Trung Quốc đã có một vị thế hoàn toàn khác so với những năm đầu thế kỷ XXI; vì vậy, cần có sự điều chỉnh lại mối quan hệ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Báo Trung Quốc viết về tội lỗi khủng khiếp của Thủ tướng Đức trước Hoa Kỳ
Còn đối với Việt Nam, chuyến đi thăm của ông Olaf Scholz là nhằm tạo ra những xung lực mới cho quan hệ song phương giữa hai nước, đồng thời cũng qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước EU cũng như quan hệ kinh tế của nước Đức với khối ASEAN.
“Và cũng như thường lệ, Việt Nam sẽ chỉ bàn đến các các vấn đề có liên quan đến quan hệ song phương Đức-Việt mà không đề cập đến bất kỳ một bên thứ ba không có liên quan, bất kể đó là quốc gia nào, nhằm bảo đảm tính độc lập, tự chủ của mình trong quan hệ quốc tế”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала