https://kevesko.vn/20221115/viet-nam-bo-phieu-trang-hieu-ung-boomerang-va-that-bai-cay-dang-cua-phuong-tay-19288946.html
Việt Nam bỏ phiếu trắng, hiệu ứng Boomerang và thất bại cay đắng của phương Tây
Việt Nam bỏ phiếu trắng, hiệu ứng Boomerang và thất bại cay đắng của phương Tây
Sputnik Việt Nam
Việt Nam bỏ phiếu trắng và việc có đến hơn một nửa số quốc gia thành viên LHQ không ủng hộ dự thảo nghị quyết nghị quyết về thúc đẩy các biện pháp khắc phục... 15.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-15T14:50+0700
2022-11-15T14:50+0700
2022-11-15T14:50+0700
việt nam
phương tây
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
chính trị
nga
liên hợp quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/1b/18130744_0:115:1200:790_1920x0_80_0_0_81a4bddeaf2ce3053ffdffd2aae18134.jpg
Nga phản đối nghị quyết và coi đây là hành động “ăn cướp trắng trợn”, đồng thời, cảnh báo, quyết định này của LHQ có thể gây ra hiệu ứng Boomerang, đánh vào chính những kẻ đã khởi xướng sự việc.Phát biểu tại phiên họp khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraina, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, Việt Nam mong muốn Nga – Ukraina đối thoại hoà bình và sẵn sàng đóng góp tích cực cho tiến trình ngoại giao này.Việt Nam bỏ phiếu trắngNhư Sputnik đã thông tin, ngày 14/11, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraina và xem xét dự thảo nghị quyết về thúc đẩy các biện pháp khắc phục hậu quả và đền bù cho Ukraina.Cuộc họp do Canada, Guatemala, Hà Lan và Ukraina khởi xướng. Theo thông cáo của Đại hội đồng sau đó cho biết, có sự phân hoá rõ rệt trong quyết định của các nước thành viên về việc bồi thường thiệt hại cho Kiev.Cần lưu ý rằng, Đại hội đồng là cơ quan đại diện nhất của Liên hợp quốc, bao gồm tất cả 193 quốc gia thành viên.Trong phiên họp khẩn cấp hôm qua 14/11, có 94 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, 14 nước phản đối và 73 nước chọn bỏ phiếu trắng. Kết quả này cho thấy sự phân hoá rõ rệt trong lập trường của các nước thành viên LHQ.Trong số các nước phản đối nghị quyết của LHQ, có Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, Cuba, Bahamas, Zimbabwe, Mali, Nicaragua, Syria, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia và Eritrea. Các nước bỏ phiếu trắng có Việt Nam, Lào, Ấn Độ, UAE, Nam Phi, Serbia, Campuchia, Ả Rập Saudi. Ở khu vực ASEAN, chỉ có duy nhất Singapore và Philippines đồng ý với nghị quyết.Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào buổi sáng và các quốc gia trở lại vào buổi chiều để giải thích quyết định về lập trường của mình.Hiệu ứng BoomerangNga phản đối nghị quyết thiếu cơ sở pháp lý này của LHQ, như Sputnik đề cập trước đó.Phó Đại diện Thường trực của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky sau cuộc họp đã chỉ ra điểm bất thường rằng, hơn một nửa số quốc gia thành viên LHQ không ủng hộ dự thảo nghị quyết, bất chấp đủ loại sức ép, thói dọa nạt và o ép nhiều bề.Đại diện Thường trực Nga tại LHQ- Đại sứ Vasily Nebenzya lên án các nước phương Tây đang có hành động “ăn cướp trắng trợn”. Chính phương Tây đang “rửa tiền” bằng thói đạo đức giả thường thấy.Theo ám chỉ của Đại sứ Nga, họ đang dùng chính sử dụng số tiền có chủ quyền của Nga thu về từ việc phong tỏa tài sản trái pháp luật để tiếp tục cung cấp và thanh toán cho số vũ khí đã dược chuyển giao cho chính quyền của Zelensky.Tuyên bố nghị quyết vừa thông qua của LHQ sẽ khó đứng vững được trước sự chỉ trích về mặt pháp lý của dư luận quốc tế, phía Nga coi đây là một nỗ lực tầm thường nhằm hợp pháp hóa những gì không được hợp pháp hóa theo quan điểm luật pháp quốc tế của các nước phương Tây.Đại sứ Nebenzya cũng cảnh báo rằng, việc thông qua nghị quyết có thể tạo nên hiệu ứng boomerang khiến phương Tây phải chịu hậu quả “gậy ông đập lưng ông” và làm gia tăng căng thẳng trên thế giới, gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình và ổn định chung.Quyết định đúng đắn và hợp pháp của Việt NamNhận định về quyết định bỏ phiếu trắng của Việt Nam tại LHQ, tờ Al Jazeera cho rằng, đây là quyết định của Hà Nội là hoàn toàn hợp pháp. Họ có quyền bày tỏ chính kiến của mình.Không chỉ Việt Nam, Lào cũng đã bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Liên hợp quốc chỉ trích việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và bỏ phiếu phản đối việc loại Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.Cả Lào và Việt Nam đều đưa ra lựa chọn đúng đắn của riêng mình. Trong đó, Việt Nam, luôn nhớ đến công lao, sự hỗ trợ to lớn của Liên Xô và Nga trong cuộc chống đế quốc Mỹ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.Al Jazeera dẫn quan điểm của chuyên gia Huỳnh Tâm Sáng, Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh rằng, quyết định bỏ phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là “hoàn toàn hợp pháp”.Điều này cũng cho thấy mối quan hệ anh em truyền thống, gần gũi, tin cậy giữa Việt Nam – Nga, cũng như đà trao đổi thương mại phát triển mạnh mẽ với kim ngạch trên 2,5 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay bất chấp các diễn biến phức tạp trên thế giới.Lập trường của Việt NamTheo thông báo của Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Bộ Ngoại giao, tại phiên họp ngày 14/11, Việt Nam đã tái khẳng định lập trường của mình.Cụ thể, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh ưu tiên quan trọng hàng đầu hiện nay là chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng dân sự.Theo đại diện Việt Nam, các bên cần kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài cho các bất đồng trên cơ sở phù hợp và tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, có tính đến lợi ích, quan tâm chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ, xuất phát từ lịch sử từng trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh để giành độc lập và bảo vệ độc lập, Việt Nam ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc khắc phục hậu quả chiến tranh để tái thiết đất nước, duy trì hòa bình bền vững, ổn định cuộc sống của người dân.Nhấn mạnh việc bảo đảm những nhu cầu nhân đạo cấp bách của người dân, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là hết sức cần thiết, trong đó, cần đảm bảo lấy người dân làm trung tâm.“Việt Nam không chọn bên”Như Sputnik đề cập, mới đây, trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam đối với vấn đề Ukraina.Người đứng đầu Chính phủ cho biết Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại với 3 trụ cột chính: ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa.Thực tế, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng, ứng phó linh hoạt với các sự kiện quốc tế phức tạp thời gian qua.Trước Quốc hội và nhân dân cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải.
https://kevesko.vn/20221113/scholz-keu-goi-viet-nam-xac-nhan-quan-diem-ro-rang-ve-ukraina-19251890.html
https://kevesko.vn/20221113/khac-voi-phuong-tay-viet-nam-khong-do-them-dau-vao-lua-lam-nong-quan-he-nga-ukraina-19243602.html
https://kevesko.vn/20221111/thu-tuong-viet-nam-neu-quan-diem-ve-ukraina-phai-kheo-leo-19228892.html
https://kevesko.vn/20221103/viet-nam-noi-gi-ve-canh-bao-nguy-co-chiu-anh-huong-boi-thoa-thuan-ngu-coc-cua-bng-ukraina-19056579.html
https://kevesko.vn/20221013/viet-nam-keu-goi-cham-dut-xung-dot-tai-ukraina-18536974.html
phương tây
ukraina
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/09/1b/18130744_300:96:1180:756_1920x0_80_0_0_b377e6fc56dfa71f2e96a4ad89bf1af3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, phương tây, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, chính trị, nga, liên hợp quốc
việt nam, phương tây, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, chính trị, nga, liên hợp quốc
Nga phản đối nghị quyết và coi đây là hành động “ăn cướp trắng trợn”, đồng thời, cảnh báo, quyết định này của LHQ có thể gây ra hiệu ứng Boomerang, đánh vào chính những kẻ đã khởi xướng sự việc.
Phát biểu tại phiên họp khẩn cấp của
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraina, Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, Việt Nam mong muốn Nga – Ukraina đối thoại hoà bình và sẵn sàng đóng góp tích cực cho tiến trình ngoại giao này.
Như Sputnik đã thông tin, ngày 14/11, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraina và xem xét dự thảo nghị quyết về thúc đẩy các biện pháp khắc phục hậu quả và đền bù cho Ukraina.
Cuộc họp do Canada, Guatemala, Hà Lan và Ukraina khởi xướng. Theo thông cáo của Đại hội đồng sau đó cho biết, có sự phân hoá rõ rệt trong quyết định của các nước thành viên về việc bồi thường thiệt hại cho Kiev.
13 Tháng Mười Một 2022, 21:43
Cần lưu ý rằng, Đại hội đồng là cơ quan đại diện nhất của Liên hợp quốc, bao gồm tất cả 193 quốc gia thành viên.
Trong phiên họp khẩn cấp hôm qua 14/11, có 94 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, 14 nước phản đối và 73 nước chọn bỏ phiếu trắng. Kết quả này cho thấy sự phân hoá rõ rệt trong lập trường của các nước thành viên LHQ.
Trong số các nước phản đối nghị quyết của LHQ, có Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, Cuba, Bahamas, Zimbabwe, Mali, Nicaragua, Syria, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia và Eritrea. Các nước bỏ phiếu trắng có Việt Nam, Lào, Ấn Độ, UAE, Nam Phi, Serbia, Campuchia, Ả Rập Saudi. Ở khu vực ASEAN, chỉ có duy nhất Singapore và Philippines đồng ý với nghị quyết.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào buổi sáng và các quốc gia trở lại vào buổi chiều để giải thích quyết định về lập trường của mình.
Nga phản đối nghị quyết thiếu cơ sở pháp lý này của LHQ, như Sputnik đề cập trước đó.
Phó Đại diện Thường trực của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky sau cuộc họp đã chỉ ra điểm bất thường rằng, hơn một nửa số quốc gia thành viên LHQ không ủng hộ dự thảo nghị quyết, bất chấp đủ loại sức ép, thói dọa nạt và o ép nhiều bề.
“Đây là sự thất bại hoàn toàn đối với những người đang cố gắng áp đặt cho thế giới cái gọi là trật tự dựa trên luật lệ”, - Dmitry Polyansky chỉ trích thẳng phương Tây.
Đại diện Thường trực Nga tại LHQ- Đại sứ Vasily Nebenzya lên án các nước phương Tây đang có hành động “ăn cướp trắng trợn”. Chính phương Tây đang “rửa tiền” bằng thói đạo đức giả thường thấy.
13 Tháng Mười Một 2022, 13:24
Theo ám chỉ của Đại sứ Nga, họ đang dùng chính sử dụng số tiền có chủ quyền của Nga thu về từ việc phong tỏa tài sản trái pháp luật để tiếp tục cung cấp và thanh toán cho số vũ khí đã dược chuyển giao cho chính quyền của Zelensky.
Tuyên bố nghị quyết vừa thông qua của LHQ sẽ khó đứng vững được trước sự chỉ trích về mặt pháp lý của dư luận quốc tế, phía Nga coi đây là một nỗ lực tầm thường nhằm hợp pháp hóa những gì không được hợp pháp hóa theo quan điểm luật pháp quốc tế của các nước phương Tây.
Đại sứ Nebenzya cũng cảnh báo rằng, việc thông qua nghị quyết có thể tạo nên hiệu ứng boomerang khiến phương Tây phải chịu hậu quả “gậy ông đập lưng ông” và làm gia tăng căng thẳng trên thế giới, gây ảnh hưởng đến an ninh, hoà bình và ổn định chung.
Quyết định đúng đắn và hợp pháp của Việt Nam
Nhận định về quyết định bỏ phiếu trắng của Việt Nam tại LHQ, tờ Al Jazeera cho rằng, đây là quyết định của Hà Nội là hoàn toàn hợp pháp. Họ có quyền bày tỏ chính kiến của mình.
Không chỉ Việt Nam, Lào cũng đã bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Liên hợp quốc chỉ trích việc Nga tiến hành
chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, sáp nhập 4 vùng lãnh thổ và bỏ phiếu phản đối việc loại Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Cả Lào và Việt Nam đều đưa ra lựa chọn đúng đắn của riêng mình. Trong đó, Việt Nam, luôn nhớ đến công lao, sự hỗ trợ to lớn của Liên Xô và Nga trong cuộc chống đế quốc Mỹ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
11 Tháng Mười Một 2022, 19:08
Al Jazeera dẫn quan điểm của chuyên gia Huỳnh Tâm Sáng, Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh rằng, quyết định bỏ phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là “hoàn toàn hợp pháp”.
Điều này cũng cho thấy mối quan hệ anh em truyền thống, gần gũi, tin cậy giữa Việt Nam – Nga, cũng như đà trao đổi thương mại phát triển mạnh mẽ với kim ngạch trên 2,5 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay bất chấp các diễn biến phức tạp trên thế giới.
Theo thông báo của Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Bộ Ngoại giao, tại phiên họp ngày 14/11, Việt Nam đã tái khẳng định lập trường của mình.
Cụ thể, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh ưu tiên quan trọng hàng đầu hiện nay là chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng dân sự.
Theo đại diện Việt Nam, các bên cần kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài cho các bất đồng trên cơ sở phù hợp và tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, có tính đến lợi ích, quan tâm chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
3 Tháng Mười Một 2022, 15:48
Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ, xuất phát từ lịch sử từng trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh để giành độc lập và bảo vệ độc lập, Việt Nam ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc khắc phục hậu quả chiến tranh để tái thiết đất nước, duy trì hòa bình bền vững, ổn định cuộc sống của người dân.
Nhấn mạnh việc bảo đảm những nhu cầu nhân đạo cấp bách của người dân,
Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là hết sức cần thiết, trong đó, cần đảm bảo lấy người dân làm trung tâm.
“Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực cho tiến trình ngoại giao và trong tái thiết, phục hồi tại Ukraina”, - Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định.
“Việt Nam không chọn bên”
Như Sputnik đề cập, mới đây, trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam đối với vấn đề Ukraina.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại với 3 trụ cột chính: ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa.
“Chúng ta cũng ứng xử với các vấn đề quốc tế phức tạp, ví dụ như vấn đề Ukraina. Thái độ của chúng ta thể hiện ở Liên hợp quốc cũng được bạn bè chia sẻ trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến”, - Thủ tướng nói.
13 Tháng Mười 2022, 13:32
Thực tế, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng, ứng phó linh hoạt với các sự kiện quốc tế phức tạp thời gian qua.
“Chúng ta theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì sự phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Trước Quốc hội và nhân dân cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định, đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải.
“Chúng ta không chọn bên, mà chọn công lý, lẽ phải”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố.