https://kevesko.vn/20221118/cac-nha-khoa-hoc-nghi-ngo-tau-dang-lay-lan-can-benh-chi-tu-cho-san-ho-19353199.html
Các nhà khoa học nghi ngờ tàu đang lây lan căn bệnh chí tử cho san hô
Các nhà khoa học nghi ngờ tàu đang lây lan căn bệnh chí tử cho san hô
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Tàu có thể lây lan một căn bệnh chí tử cho san hô dọc theo bờ biển Florida và Caribê. Bài báo viết về điều này được xuất bản trong ấn phẩm... 18.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-18T01:22+0700
2022-11-18T01:22+0700
2022-11-18T15:04+0700
thế giới
hoa kỳ
khoa học
bệnh
san hô
môi trường
sinh vật biển
https://cdn.img.kevesko.vn/img/84/87/848758_0:97:1024:673_1920x0_80_0_0_cebcc3737c5f163cc60842a46d33204e.jpg
Bệnh mất mô san hô đá là một căn bệnh được phát hiện tương đối gần đây, vào năm 2014 gần Miami. San hô có thể mất tới 60% mô và chết do căn bệnh này, ít nhất 20 loài polyp bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Bệnh lây lan qua nước, nhưng tốc độ và diện tích lây lan quá lớn, nên không thể chỉ do dòng chảy.Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà khoa học đã mô phỏng ô nhiễm polyp bằng nước dằn, một loại nước dằn có chứa mầm bệnh, một loại khác đã qua xử lý bằng tia UV. Trong sáu tuần, các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự xuất hiện của các tổn thương và tỷ lệ tử vong để xác định số lượng san hô bị bệnh, cũng như tác động của việc khử trùng bằng tia cực tím đối với việc này. Trong thí nghiệm thứ hai, các tác giả của công trình đã quan sát sự phát triển của mầm bệnh trong bể trong nhiều ngày để kiểm tra xem vi sinh vật có thể sống sót trong điều kiện hầm hay không.Nguy cơ đối với san hô Thái Bình DươngKết quả cho thấy các con tàu thực sự mang bệnh mất mô san hô đá và có thể sớm lây nhiễm sang san hô Thái Bình Dương. Các nhà khoa học đề xuất các biện pháp để chống lại tình trạng này, ví dụ như khử trùng nước dằn tàu.
https://kevesko.vn/20220610/90-san-ho-o-vinh-nha-trang-da-bien-mat--15591525.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/84/87/848758_0:0:1024:768_1920x0_80_0_0_3bf01419b8d1817b339047799443ab31.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, hoa kỳ, khoa học, bệnh, san hô, môi trường, sinh vật biển
thế giới, hoa kỳ, khoa học, bệnh, san hô, môi trường, sinh vật biển
Các nhà khoa học nghi ngờ tàu đang lây lan căn bệnh chí tử cho san hô
01:22 18.11.2022 (Đã cập nhật: 15:04 18.11.2022) MOSKVA (Sputnik) - Tàu có thể lây lan một căn bệnh chí tử cho san hô dọc theo bờ biển Florida và Caribê. Bài báo viết về điều này được xuất bản trong ấn phẩm Scientific Reports.
Bệnh mất mô san hô đá là một căn bệnh được phát hiện tương đối gần đây, vào năm 2014 gần Miami. San hô có thể mất tới 60% mô và chết do căn bệnh này, ít nhất 20 loài polyp bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Bệnh lây lan qua nước, nhưng tốc độ và diện tích lây lan quá lớn, nên không thể chỉ do dòng chảy.
Michael Studivan của Đại học Massachusetts giải thích: “Các đợt bùng phát ở những địa điểm rất xa cho thấy rằng các phương tiện khác ngoài dòng hải lưu, chẳng hạn như nước dằn tàu, đã góp phần truyền bệnh”.
Để kiểm tra
giả thuyết này, các nhà khoa học đã mô phỏng ô nhiễm polyp bằng nước dằn, một loại nước dằn có chứa mầm bệnh, một loại khác đã qua xử lý bằng tia UV. Trong sáu tuần, các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự xuất hiện của các tổn thương và tỷ lệ tử vong để xác định số lượng san hô bị bệnh, cũng như tác động của việc khử trùng bằng tia cực tím đối với việc này. Trong thí nghiệm thứ hai, các tác giả của công trình đã quan sát sự phát triển của mầm bệnh trong bể trong nhiều ngày để kiểm tra xem vi sinh vật có thể sống sót trong điều kiện hầm hay không.
Nguy cơ đối với san hô Thái Bình Dương
Kết quả cho thấy các con tàu thực sự
mang bệnh mất mô san hô đá và có thể sớm lây nhiễm sang san hô Thái Bình Dương. Các nhà khoa học đề xuất các biện pháp để chống lại tình trạng này, ví dụ như khử trùng nước dằn tàu.