Mỹ và EU “thắt lưng buộc bụng” hậu trừng phạt Nga khiến Việt Nam bị sụt giảm đơn hàng

© Ảnh : VietforestNhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Đăng ký
Hàng loạt doanh nghiệp gỗ Việt Nam, nhất là ở khu vực miền Trung, vốn được ví như “thủ phủ” xuất khẩu gỗ của đất nước hiện đang gặp khó vì Mỹ và EU tăng cường chiến lược “thắt lưng buộc bụng”, “bóp ví” chi tiêu khi kinh tế khó khăn sau các lệnh trừng phạt Nga.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời, luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững tại châu Âu.

Hàng tồn kho, sụt giảm đơn hàng, cắt giảm nhân công

Gỗ và sản phẩm gỗ luôn nằm trong top đầu “câu lạc bộ” các mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam, tuy nhiên, năm nay, tình hình khó khăn hơn nhiều.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2022, mặt hàng gỗ đạt 13,475 tỷ USD, tăng 11,3%, tức bình quân mỗi tháng trong 10 tháng qua mặt hàng này đạt 1,377 tỷ USD, đứng trong nhóm 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, lớn hơn mức cả năm từ năm 2020 trở về trước, ước cả năm cao gấp 14,3 lần năm 2004. Tuy nhiên, dự báo, hai tháng cuối năm kim ngạch sẽ giảm đi vì bối cảnh biến động hiện nay.
Thép  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2022
Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga gây khó cho ngành thép Việt Nam
Theo phản ánh của báo Nhà đầu tư ngày 20/11, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định cho biết, nguồn thu của doanh nghiệp sẽ giảm 40% trong năm 2022.
Ấn phẩm dẫn chứng trường hợp tình trạng sụt giảm đơn hàng tại Công ty TNHH Hoàng Hưng ở Khu Công nghiệp Phú Tài (TP. Quy Nhơn, Bình Định). Nếu vào thời điểm này, những năm trước, công nhân thường phải tăng ca, làm thêm giờ mới hoàn thành đơn hàng kịp xuất đi các quốc gia châu Âu và chuẩn bị đơn hàng cho năm sau thì năm nay thì trái ngược.
Thực tế lượng hàng tồn vẫn còn nhiều, trong khi đơn hàng của năm sau vẫn chưa ký được, buộc doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, thậm chí cắt giảm nhân công như một giải pháp cho tình thế hiện tại. Theo chia sẻ của ông Lê Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng, sản phẩm gỗ Bình Định chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ.
“Năm nay, người dân các nước ở hai châu lục này hạn chế chi tiêu nên sản lượng xuất khẩu giảm sâu”, ông Lê Minh Thiện nhấn mạnh.
Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng chia sẻ, hiện, hàng vẫn tồn trong kho nhiều, trong khi đó lạm phát tăng cao, nên sức mua ở các thị trường giảm sút, cùng với đó mặt hàng tủ bếp đang bị điều tra về thuế.
“Đây là thời gian ngành gỗ gặp nhiều rủi ro, bởi vậy, từ nay đến cuối năm 2022, Quý I và II của năm 2023, thị trường gỗ chịu sức ép giảm sút khoảng 50%”, lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, ngành gỗ tỉnh Bình Định đạt kim ngạch xuất khẩu gần 890 triệu USD (tăng 36% so với năm 2020), chiếm khoảng 68% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Trong 10 tháng năm 2022, ngành gỗ tỉnh Bình Định đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 814 triệu USD (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021), chiếm khoảng 61% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, qua khảo sát thì có đến gần một nửa số doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định cho biết, nguồn thu của doanh nghiệp sẽ giảm 40% trong năm 2022.

Nhiều nỗi lo từ tình hình lạm phát tăng cao ở EU và Mỹ

Theo số liệu thống kê chính thức từ nhà chức trách, diễn biến tình hình thực tế năm nay cho thấy, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang các thị trường thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng rất khó khăn và ngành gỗ đã phải nỗ lực hết sức.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) xác nhận, nhiều doanh nghiệp trong ngành đang chịu áp lực lớn vì đơn hàng giảm mạnh.
Theo Viforest, 10 tháng năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,5 tỷ USD. Mục tiêu 16 tỷ USD trong năm 2022 khó đạt khi đơn hàng liên tục giảm. Để so sánh, Hiệp hội cho biết, nếu tháng 8 xuất khẩu mang về 1,45 tỷ USD, tháng 9 mang về 1,4 tỷ USD, thì tháng 10 chỉ còn 1,2 tỷ USD.
“Hai tháng còn lại trong năm nếu theo đà giảm của đơn hàng có thể chỉ còn khoảng 1 tỷ USD/tháng”, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thừa nhận tình hình đang khó khăn.
Đường phố Hà Nội ban đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Trừng phạt Nga đẩy giá điện châu Âu tăng kỷ lục, giá điện Việt Nam sẽ tăng theo?
Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) tháng 10/2022, do S&P Global công bố cho thấy thực trạng không mấy sáng sủa về ngành sản xuất, xuất khẩu.
Theo đó, số lượng đơn đặt hàng mới thấp nhất trong hơn một năm. Theo S&P Global, mặc dù điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, nhưng đã có dấu hiệu chững lại trong bối cảnh tăng trưởng đơn hàng mới yếu hơn.
“Lạm phát tăng cao ở hầu hết thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, ảnh hưởng đến tiêu dùng những mặt hàng không thiết yếu”, báo cáo lưu ý.
Trong số các ngành hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng rõ nhất là đồ gỗ, hàng dệt may, giày dép, điện tử, nhựa và sản phẩm nhựa, hệ quả của các ảnh hưởng suy giảm tăng trưởng kinh tế, gia tăng lạm phát, giá cả leo thang tại các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cũng như tại Mỹ sau các đòn trừng phạt nhằm vào Nga.

Thích nghi

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng lưu ý, hiện, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có đơn hàng cho năm 2023, trong khi hàng tồn kho còn nhiều, phải hạn chế sản xuất, cắt giảm nhân công.
Cùng với đó, để duy trì sản xuất, ngành gỗ đang tìm nhiều giải pháp, trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh xu hướng sử dụng các nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước để giảm chi phí đầu vào. Đồng thời, đa dạng hóa vấn đề phân phối sản phẩm, tận dụng thị trường thương mại điện tử để giảm chi phí logistic.
Một vấn đề khác được thảo luận chính là nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ gỗ của Bình Định cũng đang gặp khó khăn. Theo đó, 65% nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất của doanh nghiệp tỉnh Bình Định là rừng trồng trong nước, 35% là nhập khẩu. Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh, giá vận chuyển, giá thuê container cao, giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển tăng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ.
Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, để tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển trồng rừng cây gỗ lớn. Hiện, đã triển khai giai đoạn 2016-2020 được 4 ngàn ha.
“Theo chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, chúng tôi đạt 10 ngàn ha rừng, đạt chứng chỉ FSC để phục vụ vùng nguyên liệu”, ông Thanh thông tin thêm.
Mới đây, theo Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Ban IV), doanh nghiệp ở hầu hết các ngành hàng đều nhận định rằng, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nửa cuối Quý IV/2022 và đầu năm 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với kết quả Quý III/2023.
“Cụ thể, cơ hội thị trường, đơn hàng cho năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đều sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt, với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022”, theo Ban IV.
Nguyên nhân của sự sụt giảm đơn hàng chủ yếu đến từ chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ cũng như toàn cầu khiến cầu tiêu dùng và đầu tư (đặc biệt là đầu tư lĩnh vực bất động sản trên toàn cầu) giảm mạnh.
Ngoài ra, xu hướng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam (đặc biệt từ phía Mỹ) khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động, gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường.
Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cho sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam ở mức cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế.
EU, London - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Mỹ, phương Tây trả giá đắt vì sai lầm trừng phạt Nga và tình huống của Việt Nam
“Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, trong bối cảnh trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, làm tăng chi phí đầu vào, đồng thời kéo theo sức ép lên mặt bằng giá sản xuất trong nước; rủi ro đứt gãy, gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất vẫn hiện hữu khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid”, Ban IV lưu ý.
Riêng đối với ngành gỗ, Ban IV nhấn mạnh, chế biến sâu là quan trọng (bởi có giá trị gia tăng cao, hiệu quả tác động xã hội lớn), nhưng khó khăn đang tập trung vào các doanh nghiệp thực hiện công đoạn này.
Các doanh nghiệp đảm nhiệm chuỗi lâm nghiệp, trồng rừng và nguyên liệu trung gian không chịu ảnh hưởng, tuy nhiên các doanh nghiệp chế biến sâu trong ngành gặp rất nhiều khó khăn do cầu thị trường giảm mạnh đặc biệt là EU và Mỹ. Do đơn hàng EU, Mỹ đã giảm 35-40% đối với các mặt hàng nội thất. Mặc dù ngành gỗ phấn đấu xuất khẩu 18 tỷ trong năm 2022, nhưng dự báo sẽ không đạt.
“Vừa qua có 2 vụ tranh chấp thương mại với thị trường Mỹ (liên quan đến mặt hàng ván ép và tủ gỗ). Sắp tới, khả năng Mỹ sẽ nhắm đến các thị trường sử dụng gỗ có nguồn gốc từ Nga. Ngành gỗ đang phải tốn nhiều nguồn lực để giải quyết” Ban IV cho biết.

Tín hiệu bất ngờ từ Trung Quốc

Trong khi hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang EU chững lại thì doanh nghiệp Việt Nam lại nhận những tín hiệu bất ngờ từ thị trường Trung Quốc.
Theo đó, xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc tăng đột biến, đạt 1,8 tỷ USD. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho hay, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022 tăng rất mạnh, đạt 1,8 tỷ USD, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm đồ nội thất bằng gỗ tới thị trường Trung Quốc rất khả quan.
Theo mordorintelligence.com, Trung Quốc có nhu cầu rất cao về đồ nội thất do dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lớn. Nhu cầu khả dụng ngày càng tăng của người tiêu dùng đang thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đồ nội thất Trung Quốc, khi khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm đồ nội thất. Đồng thời, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng là một số yếu tố chính khác góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành nội thất ở Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ ngoài khối lớn nhất cho EU trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt 432,3 nghìn tấn, trị giá 1,48 tỷ euro (tương đương 1,5 tỷ USD), giảm 6,4% về lượng, nhưng tăng 19,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Theo Thương trường nhấn mạnh, việc áp dụng chính sách “Zero Covid” khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bị gián đoạn.
Sản xuất kim loại tấm ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2022
Trừng phạt Nga phương Tây lộ ‘điểm yếu chí mạng’ và lời tiên tri của ông Trần Đình Long
Trong khi đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ ngoài khối lớn thứ 2 cho EU trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt 87,5 nghìn tấn, trị giá 407,1 triệu euro (tương đương 411,1 triệu USD), tăng 1% về lượng và tăng 36,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
EU nhập khẩu chủ yếu mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ và mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ từ các thị trường ngoài khối trong nửa đầu năm 2022, với lượng nhập khẩu 3 mặt hàng này chiếm 94,2% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ của EU.
Cần lưu ý, đây đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên lượng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 9,1% tổng lượng nhập khẩu 3 mặt hàng này, do vậy còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp ngành hàng này khai thác ở thị trường EU.
Các chuyên gia cũng khuyến khích, doanh nghiệp Việt không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ” mà cần nỗ lực đa dạng hoá thị trường, vừa phân tán khả năng rủi ro vừa có thể giúp đồ gỗ Việt Nam hiện diện phổ biến và rộng hơn trên khắp các châu lục.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала