https://kevesko.vn/20221029/trung-phat-nga-phuong-tay-lo-diem-yeu-chi-mang-va-loi-tien-tri-cua-ong-tran-dinh-long-18943778.html
Trừng phạt Nga phương Tây lộ ‘điểm yếu chí mạng’ và lời tiên tri của ông Trần Đình Long
Trừng phạt Nga phương Tây lộ ‘điểm yếu chí mạng’ và lời tiên tri của ông Trần Đình Long
Sputnik Việt Nam
Khi EU, Mỹ gia tăng trừng phạt Nga, áp lệnh trừng phạt và cấm nhập khẩu sắt, thép từ Moskva, phương Tây đã không lường trước được hậu quả đòn giáng vào chính... 29.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-29T18:19+0700
2022-10-29T18:19+0700
2022-10-29T18:19+0700
việt nam
kinh tế
trừng phạt
các biện pháp trừng phạt chống nga
nga
thép
sản xuất
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/1d/18944458_0:197:3291:2048_1920x0_80_0_0_c620ed1e6d8b71d8a4a25c0c8c46abd5.jpg
Những đòn trừng phạt tưởng nhằm vào Nga lại bất ngờ đánh mạnh nhất vào ngành thép trọng yếu đe doạ sự tồn vong, đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp của EU, khối G7 và thế giới.Trong bối cảnh khó khăn ấy, lời tiên tri về tương lai đầy gian nan, không nhiều thuận lợi của ngành thép từ Chủ tịch Hoà Phát Trần Đình Long đã thành sự thật. Không chỉ HPG, hàng loạt ông lớn thép Việt Nam khác cũng chịu lỗ kỷ lục do nhu cầu thép suy yếu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.Điểm yếu chí mạngTừ tháng 3/2022, EU giáng đòn trừng phạt nhằm vào Moskva, thu hồi quy chế thương mại "tối huệ quốc" của Nga và cấm nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực sắt thép.Đến trung tuần tháng 10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lại xem xét áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhôm của Nga.Theo đó, Bloomberg đưa tin, Nhà Trắng cân nhắc một lệnh cấm hoàn toàn, tăng thuế quan lên mức trừng phạt để có thể áp đặt lệnh cấm có hiệu quả, hoặc trừng phạt công ty sản xuất kim loại của Nga, United Co Rusal International PJSC, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.Như Sputnik đã nhấn mạnh, đây là đòn giáng mạnh đến ngành sản xuất kim loại, công nghiệp của chính EU, G7 và cả thế giới. Không khác gì “tự lấy đá ghè chân mình”.Hàng loạt nhà máy luyện kim, sản xuất sắt, thép, nhôm ở EU phải đóng cửa, ngưng hoạt động và bỏ không thời gian qua do thiếu nhiên liệu từ Nga đã phơi bày điểm yếu chí mạng của ngành công nghiệp ở châu lục già.Chính hàng loạt hãng tin lớn của phương Tây cũng như quan chức EU, Mỹ thừa nhận rằng, nỗi lo phi công nghiệp hoá - sự sụp đổ của ngành công nghiệp của họ ngày càng tăng khi khủng hoảng năng lượng leo thang.Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo lên tiếng cảnh báo rằng, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, các doanh nghiệp châu Âu đang buộc phải giảm hoặc dừng sản xuất và chuyển dịch đầu tư sang nước khác (chẳng hạn như Mỹ) để cắt giảm chi phí. Nhưng thực tế này lại làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ phi công nghiệp hóa ở châu Âu.Châu lục già mất đi tiềm lực quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp mạnh mẽ - điều đã duy trì được trong hàng chục năm qua hậu Thế chiến II – nhờ vào nguồn cung khí đốt dồi dào, giá cả cạnh tranh từ Nga. Cùng với các ngành mũi nhọn, việc áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu kim loại, nhôm, sắt, thép từ Nga, thiếu khí đốt, khiến nền công nghiệp già cỗi ở châu Âu đối mặt với cú sốc lớn – nguy cơ ngưng trệ còn tồi tệ hơn cả thời đại dịch Covid-19 bùng phát.Trong cơn đau đầu ứng phó với thiếu hụt nhiên liệu, giá năng lượng tăng cao, thời gian qua, Hiệp hội Kim loại màu châu Âu (Eurometaux) cũng lên tiếng thừa nhận, ngành sản xuất nhôm và kẽm của Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 50% công suất do khủng hoảng năng lượng. Khối ngành sản xuất sắt, đồng hay niken cũng cảm vất vả xoay xở để tồn tại trong bối cảnh khó khăn này.Sản lượng thép suy giảmSố liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) vừa công bố cho thấy, thị trường thép toàn cầu lần đầu tiên có dấu hiệu phục hồi nhẹ sau 13 tháng giảm liên tiếp, tuy nhiên, tính chung cả 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu chỉ đạt gần 1.405,2 triệu tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ.Hầu hết các khu vực sản xuất thép lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về sản lượng trong giai đoạn này. Chỉ có ở châu Á, Trung Đông ghi nhận sản lượng tăng. Cụ thể, sản lượng thép trong tháng 9 của ở châu Á đạt 113 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sau 9 tháng, sản xuất châu Á được 1.038 triệu tấn, cũng giảm 2,9% so với cùng kỳ.Trong đó, khu vực EU (27) đã sản xuất 10,7 triệu tấn thép thô trong giai đoạn này, giảm 16,7%. Tính chung 9 tháng đầu năm, khu vực này sản xuất được 105,8 triệu tấn, giảm 8,2%. Ở Bắc Mỹ, trong tháng 9, sản lượng thép thô đạt 9,1 triệu tấn, giảm 7,6%. Trong khi đó, sản lượng thép thô ở Nam Mỹ trong trong tháng 9 đạt 3,5 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng tháng năm trước.Hiệp hội Thép Thế giới lưu ý, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lạm phát leo thang, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ cùng ngân hàng Trung ước các nước, sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc và xung đột Nga - Ukraina. Cùng với đó, giá năng lượng cao, lãi suất tăng và nhu cầu giảm đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại rõ rệt.Riêng tại Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép thành phẩm của cả nước trong tháng 9/2022 đạt 2,4 triệu tấn, tăng 23,4% so với tháng 8 và tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021.Trong khi đó, tiêu thụ thép các loại sau khi ghi nhận bật tăng trong tháng 8, thì đến tháng 9, bán hàng thép các loại quay đầu giảm, chỉ đạt gần 2 triệu tấn, giảm 7,2 % so với tháng trước và giảm gần 10% so với cùng kỳ.Cũng theo Hiệp hội Thép, Việt Nam đã sản xuất được 20,8 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 19,3 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đóng góp gần 4,6 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.Tiên tri của tỷ phú Trần Đình Long ứng nghiệmBáo cáo tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cho thấy những khoản lỗ đáng chú ý.Điều được báo giới nhắc nhiều nhất những ngày qua chính là lời tiên tri của Chủ tịch Thép Hoà Phát - tỷ phú Trần Đình Long. Theo đó, tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên từ hồi tháng 5, khi nói về câu chuyện kinh doanh năm nay, Chủ tịch Hòa Phát cho rằng “ngành thép không thuận lợi”.Tỷ phú thép cũngchỉ ra giá nguyên liệu tăng cao do căng thẳng Nga - Ukraina ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, chính sách "zero Covid" của Trung Quốc cũng khiến nhu cầu thép giảm.Thực tế, giá thép trên thị trường thế giới và trong nước giảm mạnh đã kéo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép đi xuống.Đáng chú ý, sau khi "ngũ hổ tướng" ngành thép bao gồm CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tổng công ty thép Việt Nam (VnSteel), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), CTCP Thép Nam Kim (NKG) và CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC) công bố kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính cho thấy họ đều lỗ, thậm chí có đơn vị lỗ kỷ lục, mọi người bỗng “ồ” lên vì lời tiên tri của tỷ phú Trần Đình Long thành sự thật.Trong số này, Hoà Phát gây bất ngờ nhất bởi sau thời kỳ thăng hoa, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa báo lỗ gần 1.800 tỷ đồng trong quý 3/2022.Cụ thể, trong quý 3, doanh thu của tập đoàn đầu ngành thép đạt 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng, trái ngược với số lãi kỷ lục 10.351 tỷ của quý 3 năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt hoàn thành 76% và 39% kế hoạch năm.Tập đoàn Hoà Phát cho biết, kết quả kinh doanh trên là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Kế ngay sau Hoà Phát, Hoa Sen Group thông báo mức lỗ ròng 887 tỷ đồng và cũng là lần đầu tiên báo lỗ. Doanh thu thuần của công ty đồng thời giảm, đạt 7.939 tỷ đồng, giảm đến một nửa so với mức hơn 15.700 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái.Tiếp đó, CTCP Thép Nam Kim (NKG) thông báo lỗ ròng 418 tỷ đồng trong quý 3/2022, trong khi cùng kỳ lãi gần 607 tỷ đồng. Nam Kim nhấn mạnh, đây là khoản lỗ lớn nhất doanh nghiệp thép này từng ghi nhận trong một quý kể từ khi hoạt động.Lũy kế 9 tháng đầu năm, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 18.771 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 290 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,2% và 83,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp mới thực hiện được 67% kế hoạch doanh thu và mới chỉ đạt 18% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel – Mã: TVN) báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, lợi nhuận gộp quý vừa qua của công ty này sụt giảm, âm đến 271 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 354 tỷ đồng.Sau khi trừ đi các loại chi phí khác, VNSteel thông báo lỗ sau thuế 567 tỷ đồng. Tổng Công ty Thép Việt Nam khẳng định đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Lũy kế 9 tháng 2022, VNSteel lỗ ròng 412 tỷ đồng.Chịu chung cảnhgiá cả thị trường sụt giảm nhanh cùng nhiều khoản chi phí đều tăng cao cũng tạo áp lực lên hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã CK: SMC).SMC báo lỗ trước thuế 217 tỷ đồng và lỗ sau thuế 219 tỷ đồng, trong khi quý 3 năm ngoái SMC lãi sau thuế 129 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, SMC đạt doanh thu thuần 18.949 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ, khoản lỗ lớn trong quý 3 kéo lợi nhuận sau thuế 9 tháng SMC xuống âm 94 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 869 tỷ đồng.Công ty Gang Thép Thái Nguyên (mã TIS), sản lượng cùng giá bán thép giảm đã khiến kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề và báo lỗ sau thuế 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế gần 10 tỷ đồng. Đây là mức lỗ đậm nhất của công ty kể từ quý 2/2013. Cùng với những ông lớn này, nhiều doanh nghiệp thép khác như Vicasa – VNSteel, Thủ Đức VNSteel, HMCcũng kinh doanh khó khăn.Nên hướng xuất sang châu Âu?Khi phân tích về triển vọng ngành thép nửa cuối năm nay, Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã dùng cụm từ "mây mù che phủ" để miêu tả tình hình tăng trưởng.Chứng khoán Vietcombank đưa ra dự đoán giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng thấp trong nửa cuối năm do nhu cầu chưa hồi phục. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho hiện nay.Bên cạnh đó, theo VCBS, giá nguyên, nhiên vật liệu giảm mạnh trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình giảm giá bán.Đưa ra một số nhận định tích cực về triển vọng ngành thép, công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn tại châu Âu khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép.Điều này tạo ra những cơ hội cải thiện hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu thời gian tới.
https://kevesko.vn/20221026/chau-au-ngam-don-trung-phat-nga-viet-nam-vot-len-xuat-khau-phan-bon-18874477.html
https://kevesko.vn/20221022/my-phuong-tay-tra-gia-dat-vi-sai-lam-trung-phat-nga-va-tinh-huong-cua-viet-nam--18788509.html
https://kevesko.vn/20221020/hop-tac-nga-viet-dang-phat-trien-nhu-the-nao-duoi-cac-lenh-trung-phat--18740580.html
https://kevesko.vn/20221020/hau-qua-tu-trung-phat-nga-da-ro-ly-do-phuong-tay-phai-cat-giam-don-hang-voi-viet-nam-18733531.html
https://kevesko.vn/20221005/trung-phat-nga-khien-my-va-eu-tu-ngam-don-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-gay-bat-ngo-18346259.html
https://kevesko.vn/20221021/chung-khoan-viet-giam-manh-nhat-the-gioi-co-phieu-thep-hoa-phat-va-vinhomes-bi-ban-thao-18773571.html
https://kevesko.vn/20221013/soi-big-4-ngan-hang-quoc-doanh-viet-nam-vietcombank-vietinbank-bidv-agribank-18552659.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/1d/18944458_560:0:3291:2048_1920x0_80_0_0_a0049a03297bc739cbab4be5da5d5901.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, trừng phạt, các biện pháp trừng phạt chống nga, nga, thép, sản xuất
việt nam, kinh tế, trừng phạt, các biện pháp trừng phạt chống nga, nga, thép, sản xuất
Những đòn trừng phạt tưởng nhằm vào Nga lại bất ngờ đánh mạnh nhất vào ngành thép trọng yếu đe doạ sự tồn vong, đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp của EU, khối G7 và thế giới.
Trong bối cảnh khó khăn ấy, lời tiên tri về tương lai đầy gian nan, không nhiều thuận lợi của ngành thép từ Chủ tịch Hoà Phát Trần Đình Long đã thành sự thật. Không chỉ HPG, hàng loạt ông lớn thép Việt Nam khác cũng chịu lỗ kỷ lục do nhu cầu thép suy yếu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.
Từ tháng 3/2022, EU giáng đòn trừng phạt nhằm vào Moskva, thu hồi quy chế thương mại "tối huệ quốc" của Nga và cấm nhập khẩu các mặt hàng thuộc
lĩnh vực sắt thép.
Đến trung tuần tháng 10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lại xem xét áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhôm của Nga.
Theo đó, Bloomberg đưa tin, Nhà Trắng cân nhắc một lệnh cấm hoàn toàn, tăng thuế quan lên mức trừng phạt để có thể áp đặt lệnh cấm có hiệu quả, hoặc trừng phạt công ty sản xuất kim loại của Nga, United Co Rusal International PJSC, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.
26 Tháng Mười 2022, 20:59
Như Sputnik đã nhấn mạnh, đây là đòn giáng mạnh đến ngành sản xuất kim loại, công nghiệp của chính EU, G7 và cả thế giới. Không khác gì “tự lấy đá ghè chân mình”.
Hàng loạt nhà máy luyện kim, sản xuất sắt, thép, nhôm ở EU phải đóng cửa, ngưng hoạt động và bỏ không thời gian qua do thiếu nhiên liệu từ Nga đã phơi bày điểm yếu chí mạng của ngành công nghiệp ở châu lục già.
Chính hàng loạt hãng tin lớn của phương Tây cũng như quan chức EU, Mỹ thừa nhận rằng, nỗi lo phi công nghiệp hoá - sự sụp đổ của ngành công nghiệp của họ ngày càng tăng khi khủng hoảng năng lượng leo thang.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo lên tiếng cảnh báo rằng, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, các doanh nghiệp châu Âu đang buộc phải giảm hoặc dừng sản xuất và chuyển dịch đầu tư sang nước khác (chẳng hạn như Mỹ) để cắt giảm chi phí. Nhưng thực tế này lại làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ phi công nghiệp hóa ở châu Âu.
“Chúng ta có nguy cơ rơi vào một cuộc phi công nghiệp hóa khổng lồ”, - Thủ tướng De Croo thừa nhận.
Châu lục già mất đi tiềm lực quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp mạnh mẽ - điều đã duy trì được trong hàng chục năm qua hậu Thế chiến II – nhờ vào nguồn cung khí đốt dồi dào, giá cả cạnh tranh từ Nga. Cùng với các ngành mũi nhọn, việc áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu kim loại, nhôm, sắt, thép từ Nga, thiếu khí đốt, khiến nền công nghiệp già cỗi ở châu Âu đối mặt với cú sốc lớn – nguy cơ ngưng trệ còn tồi tệ hơn cả
thời đại dịch Covid-19 bùng phát.
22 Tháng Mười 2022, 20:33
Trong cơn đau đầu ứng phó với thiếu hụt nhiên liệu, giá năng lượng tăng cao, thời gian qua, Hiệp hội Kim loại màu châu Âu (Eurometaux) cũng lên tiếng thừa nhận, ngành sản xuất nhôm và kẽm của Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 50% công suất do khủng hoảng năng lượng. Khối ngành sản xuất sắt, đồng hay niken cũng cảm vất vả xoay xở để tồn tại trong bối cảnh khó khăn này.
“Nếu không có hành động tức thì, tổn thất sẽ không thể bù đắp nổi”, - tâm tư từ Tổ chức Bàn tròn Công nghiệp châu Âu (ERTI) trong bức thư gửi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel bày tỏ lo ngại về giá năng lượng tăng mạnh khiến sức cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở EU suy giảm nghiêm trọng.
Số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) vừa công bố cho thấy, thị trường thép toàn cầu lần đầu tiên có dấu hiệu phục hồi nhẹ sau 13 tháng giảm liên tiếp, tuy nhiên, tính chung cả 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu chỉ đạt gần 1.405,2 triệu tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ.
Hầu hết các khu vực sản xuất thép lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về sản lượng trong giai đoạn này. Chỉ có ở châu Á, Trung Đông ghi nhận sản lượng tăng. Cụ thể, sản lượng thép trong tháng 9 của ở châu Á đạt 113 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sau 9 tháng, sản xuất châu Á được 1.038 triệu tấn, cũng giảm 2,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, khu vực EU (27) đã sản xuất 10,7 triệu tấn thép thô trong giai đoạn này, giảm 16,7%. Tính chung 9 tháng đầu năm, khu vực này sản xuất được 105,8 triệu tấn, giảm 8,2%. Ở Bắc Mỹ, trong tháng 9, sản lượng thép thô đạt 9,1 triệu tấn, giảm 7,6%. Trong khi đó, sản lượng thép thô ở Nam Mỹ trong trong tháng 9 đạt 3,5 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng tháng năm trước.
20 Tháng Mười 2022, 19:55
Hiệp hội Thép Thế giới lưu ý, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lạm phát leo thang, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ cùng ngân hàng Trung ước các nước, sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc và xung đột Nga - Ukraina. Cùng với đó, giá năng lượng cao, lãi suất tăng và nhu cầu giảm đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại rõ rệt.
Riêng tại Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép thành phẩm của cả nước trong tháng 9/2022 đạt 2,4 triệu tấn, tăng 23,4% so với tháng 8 và tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021.
Trong khi đó, tiêu thụ thép các loại sau khi ghi nhận bật tăng trong tháng 8, thì đến tháng 9, bán hàng thép các loại quay đầu giảm, chỉ đạt gần 2 triệu tấn, giảm 7,2 % so với tháng trước và giảm gần 10% so với cùng kỳ.
Cũng theo Hiệp hội Thép, Việt Nam đã sản xuất được 20,8 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Bán hàng thép thành phẩm đạt 19,3 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đóng góp gần 4,6 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiên tri của tỷ phú Trần Đình Long ứng nghiệm
Báo cáo tình hình kinh doanh của
các doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cho thấy những khoản lỗ đáng chú ý.
Điều được báo giới nhắc nhiều nhất những ngày qua chính là lời tiên tri của Chủ tịch Thép Hoà Phát - tỷ phú Trần Đình Long. Theo đó, tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên từ hồi tháng 5, khi nói về câu chuyện kinh doanh năm nay, Chủ tịch Hòa Phát cho rằng “ngành thép không thuận lợi”.
“Mọi người sẽ thấy kết quả kinh doanh thê thảm như thế nào vì ngành thép không thuận lợi”, - ông Trần Đình Long nói.
20 Tháng Mười 2022, 16:48
Tỷ phú thép cũngchỉ ra giá nguyên liệu tăng cao do căng thẳng Nga - Ukraina ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, chính sách "zero Covid" của Trung Quốc cũng khiến nhu cầu thép giảm.
“Khi có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, - Chủ tịch Hoà Phát lưu ý.
Thực tế, giá thép trên thị trường thế giới và trong nước giảm mạnh đã kéo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép đi xuống.
Đáng chú ý, sau khi "ngũ hổ tướng" ngành thép bao gồm CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tổng công ty thép Việt Nam (VnSteel), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), CTCP Thép Nam Kim (NKG) và CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC) công bố kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính cho thấy họ đều lỗ, thậm chí có đơn vị lỗ kỷ lục, mọi người bỗng “ồ” lên vì lời tiên tri của tỷ phú Trần Đình Long thành sự thật.
Trong số này, Hoà Phát gây bất ngờ nhất bởi sau thời kỳ thăng hoa, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa báo lỗ gần 1.800 tỷ đồng trong quý 3/2022.
Cụ thể, trong quý 3, doanh thu của tập đoàn đầu ngành thép đạt 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng, trái ngược với số lãi kỷ lục 10.351 tỷ của quý 3 năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt hoàn thành 76% và 39% kế hoạch năm.
Tập đoàn Hoà Phát cho biết, kết quả kinh doanh trên là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Kế ngay sau Hoà Phát, Hoa Sen Group thông báo mức lỗ ròng 887 tỷ đồng và cũng là lần đầu tiên báo lỗ. Doanh thu thuần của công ty đồng thời giảm, đạt 7.939 tỷ đồng, giảm đến một nửa so với mức hơn 15.700 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đó, CTCP Thép Nam Kim (NKG) thông báo lỗ ròng 418 tỷ đồng trong quý 3/2022, trong khi cùng kỳ lãi gần 607 tỷ đồng. Nam Kim nhấn mạnh, đây là khoản lỗ lớn nhất doanh nghiệp thép này từng ghi nhận trong một quý kể từ khi hoạt động.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 18.771 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 290 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,2% và 83,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp mới thực hiện được 67% kế hoạch doanh thu và mới chỉ đạt 18% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel – Mã: TVN) báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, lợi nhuận gộp quý vừa qua của công ty này sụt giảm, âm đến 271 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 354 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các loại chi phí khác, VNSteel thông báo lỗ sau thuế 567 tỷ đồng. Tổng Công ty Thép Việt Nam khẳng định đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Lũy kế 9 tháng 2022, VNSteel lỗ ròng 412 tỷ đồng.
21 Tháng Mười 2022, 19:25
Chịu chung cảnhgiá cả thị trường sụt giảm nhanh cùng nhiều khoản chi phí đều tăng cao cũng tạo áp lực lên hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã CK: SMC).
SMC báo lỗ trước thuế 217 tỷ đồng và lỗ sau thuế 219 tỷ đồng, trong khi quý 3 năm ngoái SMC lãi sau thuế 129 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, SMC đạt doanh thu thuần 18.949 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ, khoản lỗ lớn trong quý 3 kéo lợi nhuận sau thuế 9 tháng SMC xuống âm 94 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 869 tỷ đồng.
Công ty Gang Thép Thái Nguyên (mã TIS), sản lượng cùng giá bán thép giảm đã khiến kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề và báo lỗ sau thuế 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế gần 10 tỷ đồng. Đây là mức lỗ đậm nhất của công ty kể từ quý 2/2013. Cùng với những ông lớn này, nhiều doanh nghiệp thép khác như Vicasa – VNSteel, Thủ Đức VNSteel, HMCcũng kinh doanh khó khăn.
Nên hướng xuất sang châu Âu?
Khi phân tích về triển vọng ngành thép nửa cuối năm nay,
Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã dùng cụm từ "mây mù che phủ" để miêu tả tình hình tăng trưởng.
Chứng khoán Vietcombank đưa ra dự đoán giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng thấp trong nửa cuối năm do nhu cầu chưa hồi phục. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho hiện nay.
Bên cạnh đó, theo VCBS, giá nguyên, nhiên vật liệu giảm mạnh trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình giảm giá bán.
13 Tháng Mười 2022, 18:25
Đưa ra một số nhận định tích cực về triển vọng ngành thép, công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn tại châu Âu khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép.
Điều này tạo ra những cơ hội cải thiện hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu thời gian tới.