"Cú quẫy của cá mập" hay "Đội cứu hộ phá băng": Cổ phiếu Novaland lấy lại thanh khoản

© Depositphotos.com / Petrovich99 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Thanh khoản NVL sáng nay tăng đột biến với gần 113 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong sáng ngày 22/11 và thoát cảnh mất thanh khoản.
Sáng nay, cổ phiếu của Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, NVL) và Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khi sau chuỗi ngày giảm sàn liên tục, cổ phiếu NVL của Novaland đã chính thức được "giải cứu" khi dòng tiền lớn nhập cuộc quyết liệt để đưa mã chứng khoán này thoát khỏi tình cảnh mất thanh khoản.
Với NVL, dòng tiền bắt đáy từ giữa phiên sáng đã hấp thụ hết lượng dư bán sàn, đồng thời kéo giá NVL tăng trở lại. Lệnh mua liên tục tăng giá có thời điểm giúp NVL trở lại sắc xanh, tăng gần 4% so với tham chiếu. Dù vậy, áp lực bán ra vẫn chiếm ưu thế hơn đã ép NVL về lại sắc đỏ trước giờ nghỉ trưa.
Tính tới cuối phiên sáng nay, NVL dừng ở mức 25.900 đồng, giảm 5% so với tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt kỷ lục với hơn 112 triệu cổ phiếu được sang tay.
Như vậy, sau hơn 14 phiên sàn liên tục, khiến giá trị của cổ phiếu này bốc hơi 64%, NVL chính thức được “giải cứu”.
Màn hình báo giá cổ phiếu tại sàn giao dịch Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2022
Việt Nam không bị phương Tây trừng phạt như Nga, cuộc họp khẩn của UBCKNN là gì?
Giao dịch ấn tượng của NVL cũng tác động nhất định lên PDR khiến, thanh khoản cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, do áp lực bán còn quá mạnh, PDR vẫn chốt phiên sáng ở mức giá sàn. Hết phiên sáng, mã này ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 33 triệu cổ phiếu với hơn 100 triệu cổ phiếu treo bán giá sàn.
Trước đó, hai mã bất động sản trong VN30 này đã giảm sàn liên tục hàng chục phiên gần đây, với tình trạng “tịt” thanh khoản. Theo Zing, áp lực bán tại Novaland trở thành chủ đề bàn tán trên các diễn đàn về chứng khoán, trước nhiều thông tin bất lợi trong chu kỳ đi xuống của ngành bất động sản cũng như sai thải nhân sự, dòng tiền bị tắc nghẽn... khiến triển vọng kinh doanh và tình hình tài chính xấu đi.
Giao dịch đột biến tại NVL và PDR cũng đẩy thanh khoản sàn HoSE lên gần 10.000 tỷ đồng trong phiên sáng nay, vượt cả giá trị giao dịch trong cả phiên hôm qua. Trong đó, riêng nhóm VN30 giao dịch hơn 6.100 tỷ đồng.
Chốt phiên sáng, VN-Index vượt nhẹ trên tham chiếu, dừng ở mức 961,9 điểm. VN30-Index tăng gần 1,5 điểm (0,15%) lên 958,37 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng hơn 2%, còn UPCOM-Index có thêm hơn 1%.

Thành lập "đội cứu hộ" "phá băng" thị trường bất động sản

Trước đó, theo Quyết định do Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 17/11, Tổ công tác giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp và một số địa phương trong thực hiện các dự án bất động sản được thành lập với các thành viên là lãnh đạo ngành xây dựng, ngân hàng, tài chính, kế hoạch - đầu tư, tài nguyên môi trường và công an.
Cụ thể, tổ trưởng Tổ công tác là Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Tổ phó là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú và Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh.
Các thành viên gồm: Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục; Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi; Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Diễn biến nóng mới liên quan Chứng khoán Tân Việt TVSI và Ngân hàng SCB
Tổ công tác sẽ rà soát, hướng dẫn gỡ vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành khác.
Thời gian qua, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, giao dịch giảm mạnh, nhiều dự án ngừng trệ không tiếp tục triển khai do đói vốn từ đầu năm nay. Theo VNExpress, một trong những nguyên nhân chính là tắc nghẽn dòng vốn. Trong đó, tín dụng bị hạn chế; việc phát hành trái phiếu cũng không khả quan khi cơ quan quản lý có nhiều động thái siết thị trường, nhiều doanh nghiệp huy động trái phiếu sai phạm bị xử lý...
Hệ quả là nhiều doanh nghiệp trong ngành đã phải tinh giản tối đa bộ máy, cắt giảm lao động; một số doanh nghiệp "đói vốn" phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất cao, nhiều rủi ro; có trường hợp phải bán bớt tài sản, hoặc bán sản phẩm với chiết khấu sâu đến 40-50% giá hợp đồng...
Theo đó, Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp bất động sản để lắng nghe các vướng mắc. Theo bản tổng hợp do HoREA - một trong những đơn vị tham gia cuộc họp - ghi lại, các doanh nghiệp đã nêu những vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư, nghẽn tín dụng, trái phiếu. Các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng xem xét thành lập "ban công tác đặc biệt" hoặc "tổ công tác đặc biệt" để gỡ khó cho một số doanh nghiệp, dự án điển hình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала