Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh sau khi thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1997
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nông Đức Mạnh sau khi thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1997 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 22/11, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 23/11/2022), đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và TP.HCM do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dẫn đầu đã đến dâng hương dâng hoa khu mộ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Cùng tham dự đoàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm.
Đoàn đại biểu đã dâng hương, hoa lên Đài tưởng niệm. Sau đó, Đoàn di chuyển về khu vực phần mộ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và dành phút mặc niệm, dâng hương, dâng hoa với lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Cũng trong sáng nay, theo Tuổi Trẻ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Thành ủy TP.HCM và Tỉnh ủy Vĩnh Long đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đồng chí Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
Gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2018
Đền nợ nước, trả thù nhà: Gương hy sinh anh dũng của con trai cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Đồng chủ trì hội thảo gồm các Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Thường trực; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm
Phát biểu khai mạc, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh cho biết hội thảo khoa học là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực, ôn lại những dấu ấn và đóng góp to lớn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Qua đó, đúc kết những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn để giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng.
“Đồng chí Võ Văn Kiệt đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu về tấm gương của một chiến sĩ cộng sản chân chính, một nhà lãnh đạo có tầm tư duy chiến lược, lý luận gắn liền với thực tiễn, dám nhìn thẳng vào sự thật, sâu sát cơ sở, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, luôn giữ vững nguyên tắc, kiên định lập trường, trí tuệ, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người cộng sản đã trọn đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, là tấm gương sáng về lựa chọn lý tưởng sống và lẽ sống trọn đời vì nước, vì dân.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2018
Tầm nhìn và nhân tâm của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Với đạo đức, nhân cách, trí tuệ, tài năng và những cống hiến to lớn cho đất nước và dân tộc, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã để lại những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong nhân dân và bạn bè quốc tế.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (có tên khai sinh là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân), quê quán xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một trong những nhà lãnh đạo đã góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất nước thành công như ngày nay.
Ông Võ Văn Kiệt từng tham gia phong trào Thanh niên phản đế, rồi vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939, lãnh đạo khởi nghĩa Nam kỳ ở Vũng Liêm năm 1940, cướp chính quyền năm 1945 ở Rạch Giá, làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu năm 1954, Ủy viên Xứ ủy Nam bộ, làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định 11 năm trong kháng chiến, làm Bí thư Khu ủy Khu 9 (Tây Nam bộ), Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Thành ủy TP.HCM… Cho đến năm 1991 ông trở thành Thủ tướng Chính phủ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала