Đường sắt Việt Nam muốn tăng vận tải hàng hoá qua Trung Quốc, Nga, châu Âu

© Ảnh : Đường Sắt Việt Nam - Hành trình vạn dặmMột đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam
Một đoàn tàu đi qua một cây cầu ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
Đăng ký
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030, trong đó tập trung chính vào các tuyến đường sắt liên vận quốc tế kết nối với Trung Quốc, Nga, sang các nước châu Âu.
Hiện tuyến vận tải liên vận quốc tế đường sắt của Ratraco được quá cảnh Trung Quốc sang Nga, EU, xuất phát tại ga Yên Viên (Hà Nội) vào ngày thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần theo phương thức vận chuyển container hàng liên vận quốc tế.
Theo các chuyên gia, ở tầm vĩ mô, việc chạy tàu liên vận qua đường sắt Trung Quốc sang Nga, châu Âu của Việt Nam sẽ có có hiệu quả lan toả rất lớn, đây đồng thời cũng là kênh vận chuyển hữu hiệu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam muốn tăng sản lượng hàng hoá xuất khẩu bằng đường sắt

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030.
Đây được xem là nỗ lực đổi mới vận tải hàng hoá bằng đường sắt của Việt Nam. Mục tiêu chính của phương án này là nhằm nâng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt từ 1,1 triệu tấn vào năm 2021 lên 4 - 5 triệu tấn vào năm 2030.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2022
“Siêu” dự án đường sắt tốc độ cao – cuộc cách mạng đối với giao thông, kinh tế Việt Nam
Trong đó, hàng đi tuyến Bắc - Nam, Hà Nội - Đồng Đăng đạt sản lượng 3 triệu tấn/năm, tuyến Hải Phòng - Yên Viên - Lào Cai là 1,5 triệu tấn/năm. Việt Nam cũng sẽ tập trung chính cho các tuyến đường sắt liên vận quốc tế kết nối với Trung Quốc tại Lạng Sơn và Lào Cai, để phát huy hết lợi thế đường sắt kết nối liên vận thẳng tới các nước châu Âu.
Ngoài việc đầu tư tăng năng lực kết cấu hạ tầng khu ga liên vận đường sắt quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm công bố các ga có hoạt động liên vận đường sắt quốc tế tương tự công bố cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế.
“Vấn đề cần kíp nhất lúc này là công bố các ga có hoạt động liên vận đường sắt quốc tế tương tự công bố cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế”, TTXVN dẫn quan điểm của Bộ GTVT nhấn mạnh.
Hiện trên hệ thống đường sắt Việt Nam có 14 ga có nhu cầu vận tải liên vận quốc tế, trong đó có 7 ga đã công bố liên vận quốc tế, 7 ga chưa được công bố (Đông Anh, Kép, Sen Hồ, Kim Liên, Diêu Trì, Trảng Bom, Vật Cách).
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, nếu không được công bố ga liên vận quốc tế sẽ không đủ điều kiện mở chi nhánh hải quan tại các ga, làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, năng lực vận tải bằng đường sắt.
Việc công bố ga liên vận quốc tế không gây thất thoát, lãng phí, nhưng mang lại lợi ích lớn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, khai thác hiệu quả các ga đường sắt hiện có, giảm chi phí vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) rà soát, có kế hoạch đầu tư phương tiện, thiết bị, bao gồm đầu máy, toa xe đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa liên vận quốc tế.

Tận dụng ưu thế tuyến liên vận qua Trung Quốc, Nga, châu Âu

Trước đó, tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 7/3/2022, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, xây dựng phương án nâng cao năng lực, sản lượng vận tải đường sắt liên vận quốc tế phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2022.
Trong phương án đã được tiếp thu hoàn chính trên cơ sở góp ý của 7 bộ, ngành liên quan, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình chính trị thế giới tiếp tục biến động, giá nhiên liệu tăng cao làm chi phí vận tải đường bộ tăng, dẫn đến xu hướng chuyển dịch sang vận tải đường sắt.
Một chuyến tàu CR200J tại Ga Vang Vieng trên Đường sắt Trung Quốc-Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2022
Tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Việt Nam-Trung Quốc kết nối Á- Âu: Dự án khổng lồ

“Đặc biệt, trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia tái cơ cấu chuỗi cung ứng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam - Trung Quốc và quá cảnh đi châu Âu, Nga, Mông Cổ, các nước Trung Á tăng cao nhằm tận dụng ưu thế về tốc độ so với hàng hải và lợi thế về chi phí so với vận tải hàng không”, Bộ GTVT nhấn mạnh.

Đề xuất về nguồn vốn đầu tư, trong công văn trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, quá trình đầu tư tăng năng lực kết cấu hạ tầng khu ga đường sắt sẽ được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn I (2022 - 2025), Bộ Giao thông Vận tải sẽ huy động khoảng 3.500 tỷ đồng từ ngân sách để tập trung nâng cấp 7 ga đường sắt liên vận quốc tế hoặc được quy hoạch là ga liên vận quốc tế, gồm: Đồng Đăng, Lào Cai, Kép, Vật Cách, Kim Liên, Diêu Trì, Sóng Thần.
Hiện tại, trên các tuyến đường sắt phía Bắc của Việt Nam có ga 2 (Đồng Đăng, Vật Cách) đã cân đối được vốn, lên kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2024 với chi phí 470 tỷ đồng.
Trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, 2 ga Kim Liên (Đà Nẵng) và Sóng Thần (Bình Dương) đã được lên kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2025 với kinh phí khoảng 2.300 tỷ đồng.
Các hạng mục chủ yếu được đầu tư, nâng cấp tại các ga này là cải tạo các kho hàng hiện hữu, xây mới bãi hàng container theo tiêu chuẩn mặt đường sân bay, bổ sung đường sắt trong ga, khu chỉnh bị đầu máy - toa xe.
“Đây là nhu cầu đầu tư tối thiểu để có thể nâng năng lực khai thác đường sắt liên vận quốc tế lên 4 -5 triệu tấn vào năm 2030, trước khi ngành đường sắt nhận được nguồn lực lớn hơn”, Bộ Giao thông Vận tải lưu ý.

Cơ hội lớn cho đường sắt Việt Nam

Lãnh đạo Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco), đơn vị đang khai thác thành công tuyến vận tải đường sắt quốc tế từ ga Yên Viên tới Liege (Bỉ) cho biết, kể từ khi thiết lập đoàn tàu đầu tiên vào tháng 7/2021 đến nay, Ratraco liên tục nhận được đơn hàng vận chuyển, gồm điện tử, hàng dệt may, giày da, hóa mỹ phẩm, thực phẩm đông lạnh, trái cây.
Hiện tuyến vận tải liên vận quốc tế đường sắt của Ratraco được quá cảnh Trung Quốc sang Nga, EU, xuất phát tại ga Yên Viên vào ngày thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2022
Tàu hàng trật bánh, đường sắt Bắc - Nam tê liệt nhiều giờ liền
Tuyến này có phương thức vận chuyển container hàng liên vận quốc tế đến ga Đông Anh/Yên Viên bằng toa xe khổ 1 m, thực hiện tiếp chuyển sang toa xe đường sắt Trung Quốc khổ 1,435 m, rồi quá cảnh qua Trung Quốc theo tuyến Đông Anh/Yên Viên - Đồng Đăng - Bằng Tường.
Về thời gian vận chuyển, tàu xuất phát tại ga Yên Viên sẽ đến ga Almaty (Kazakhstan) sau 12 - 14 ngày, đến ga Moskva (Nga) sau 23 - 25 ngày, đến ga Duisburg (Đức) sau 25 - 26 ngày.
Theo các chuyên gia kinh tế, hiệu quả kinh tế trực tiếp từ việc chạy tàu liên vận qua đường sắt Trung Quốc đi châu Âu chưa lớn, nhưng ở tầm vĩ mô, hiệu quả lan tỏa rất lớn, vì sẽ thêm một kênh vận chuyển hữu hiệu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thay đổi khổ ray

Theo Bộ GTVT, hiện nay vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu Đồng Đăng và Lào Cai qua Trung Quốc.
Trong 5 năm qua (2017 - 2021), tốc độ tăng trưởng về sản lượng vận tải hàng hóa vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt tăng trung bình 6%/năm, trong đó năm 2017 tăng 26%, năm 2021 tăng 31% so với năm 2020, đạt 1,13 triệu tấn (chiếm gần 20% tổng sản lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt cả nước).
Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, hiện đường sắt liên vận vẫn còn nhiều hạn chế do giới hạn bởi hạ tầng, ngoài khác biệt về khổ ray 1.000mm của Việt Nam với 1.435mm của các nước, các ga hàng hoá còn thiếu bãi hàng, đường xếp dỡ, chiều dài các ga, kết nối với các loại hình vận tải khác, đặc biệt là vận tải contaner.
Tình trạng này chủ yếu do vốn đầu tư cho đường sắt hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong nhiều năm qua.
Do đó, một lần nữa, Bộ GTVT nhấn mạnh, để tăng năng lực vận tải hàng hoá đường sắt, đặc biệt với tàu liên vận quốc tế, Chính phủ cần dùng ngân sách đầu tư cải thiện hạ tầng đường sắt.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phát huy hiệu quả sau 1 năm khai thác thương mại - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Thế giới làm rẻ, sao Việt Nam đắt thế?
“Trong đó, giai đoạn 2022-2025, bố trí vốn cải tạo, nâng cấp hạ tầng các ga liên vận quốc tế hiện có để tăng năng lực thông quan, xếp dỡ hàng container”, Bộ GTVT đề xuất.
Việc Bộ đề xuất bố trí gần 870 tỷ đồng để nâng cấp 7 ga hàng hóa đường sắt – các ga phục vụ vận tải liên vận quốc tế, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 860 tỷ đồng, gồm Đồng Đăng, Lào Cai, Kép, Vật Cách, Kim Liên, Diêu Trì, Sóng Thần như đã nêu cho thấy kế hoạch đang được cụ thể hoá.
Đầu năm nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng đã đề nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét bố trí vốn ngân sách Nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 để đầu tư, nâng cấp các công trình đường sắt quốc gia.
Trong đó, VNR cũng đề xuất tập trung vốn cho cải tạo, nâng cấp nhà ga hàng hoá, bãi hàng để tăng năng lực bốc xếp container nhằm tạo lợi thế cho xuất nhập khẩu hàng hoá bằng đường sắt của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ hiện nay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала