Зеленая деревянная змея - Sputnik Việt Nam, 1920
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Sputnik điểm lại các sự kiện, xu hướng chính trên thế giới và ở Việt Nam năm qua cùng những phân tích, dự báo cho năm 2025.

Hiện tượng chưa từng có trong 20 năm xuất hiện: Kinh tế Việt Nam ngược dòng thành công

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhà may Maxport
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Đăng ký
Nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến những biến chuyển chưa từng có trong 20 năm qua. Dự báo, trong năm 2023, các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa, nhưng sẽ từng bước ổn định và phục hồi vào giai đoạn cuối năm.
Việt Nam phải làm gì để vượt qua “cơn gió ngược” của nền kinh tế thế giới?

Cú ngược dòng ngoạn mục của kinh tế Việt Nam

Như Sputnik đã thông tin, số liệu do Tổng cục Thống kê công bố hôm 29/12 cho biết kinh tế Việt Nam năm nay tăng 8,02%, mức kỷ lục của giai đoạn 2011-2022. Con số này đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước dự báo từ trước.
Nhiều định chế phương Tây đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á năm nay. Quốc gia mới nổi này đã ngược dòng thành công bất chấp tình thế suy thoái ảm đạm bao trùm khắp toàn cầu.
Ngành sản xuất tăng trưởng 8,1% trong năm nay, giữ vai trò động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Sức bật mạnh mẽ trong các ngành dịch vụ cũng đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam.
Theo Bloomberg, kết quả tăng trưởng kinh tế tốt hơn mong đợi đã giúp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thêm cơ sở chắc chắn để theo dõi, ứng phó phù hợp trước khi quyết định điều chỉnh chính sách tiền tệ cho năm sau thay vì chăm chăm duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân tạo nên mức tăng trưởng kỷ lục của kinh tế Việt Nam năm 2022 như mức nền so sánh thấp (năm 2021 GDP chỉ tăng 2,58% so với 2020, dưới mục tiêu đặt ra là 6,5%); tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ; giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); trong khi khu vực nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục cho thấy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong năm 2022 thì khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất đến gần 57% và khu vực công nghiệp và xây dựng cũng góp hơn 38% vào tăng trưởng chung.

Khó khăn chủ yếu do yếu tố bên ngoài

Ông Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế, cho biết dự báo từ các tổ chức tài chính thế giới đến Việt Nam đều cho rằng, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do yếu tố bên ngoài chứ không từ nội tại của Việt Nam.
Các yếu tố đó bao gồm sự suy giảm tiêu dùng của các nước phát triển, chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn. Tuy vậy, Việt Nam vẫn sở hữu những thuận lợi và cơ hội nhất định.
“Những gì chúng tôi lo lắng từ hệ thống ngân hàng, kể cả trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được kiềm chế. Nên điểm xấu của lãi suất, tín dụng cuối năm nay chúng ta lo lắng thì năm sau sẽ được tháo gỡ. Hiện nay, các nước đã và đang chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam khi chúng ta ổn định kinh tế vĩ mô”, Tiền Phong dẫn lời ông Hiển nói.
Theo ông, trong ba năm từ 2018 - 2021, sự chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc qua các nước Đông Nam Á đã giúp tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc qua Mỹ giảm từ 33% xuống 25%. Các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, đã tăng từ 10 – 14%.
Theo ông, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I năm 2023 và trở về ổn định vào cuối quý II. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II trở đi. Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong quý I - II và sẽ phục hồi vào quý III.
Từ quý II/2023, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn và bắt đầu tăng trưởng tích cực từ quý III, với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Thị trường bất động sản dần ấm lên từ quý IV/2023, tập trung ở khu vực đô thị lân cận khu công nghiệp, với khu vực hạ tầng đang đầu tư mạnh.
Về phần mình, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết, Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế. Đây là tin vui cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và thị trường bất động sản.
Vừa qua, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18 yêu cầu hết năm 2023 phải sửa đổi xong một số luật liên quan bất động sản để đảm bảo đồng bộ, trong đó có Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản.
Dự kiến, trong cuối năm 2023, các luật này sẽ được thông qua và có hiệu lực từ tháng 1/2024. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trương đầu tháng 1/2023 sẽ họp kỳ họp bất thường lần hai để giải quyết các vấn đề nóng. Trong đó, bất động sản cũng được đề nghị đưa vào nội dung kỳ họp.
“Với những hành động quyết liệt để tháo gỡ vướng mắc pháp lý sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn bền vững, hướng về nhu cầu thực”, ông Châu nhận định.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2022
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Kinh tế Việt Nam năm 2022 đã đạt được “thành tựu đáng kinh ngạc”

‘Điều chưa từng có trong 20 năm’

Tổng giám đốc Công ty dữ liệu WiGroup Trần Ngọc Báu cho biết, các chuyên gia, tổ chức quốc tế dự báo năm 2023 sẽ là một năm u ám về kinh tế.
“Năm 2023, dự báo kinh tế khó khăn hơn năm 2022. Các dấu hiệu đã bắt đầu với số lượng các đơn hàng của doanh nghiệp giảm từ những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang quý I/2023”, ông Báu chia sẻ.
Dòng tiền đang chịu áp lực lớn, tổng cung tiền trong nền kinh tế đi ngang và giảm nhẹ cả năm qua. Đây là điều chưa từng có trong 20 năm qua.
Trong khi đó, tăng trưởng cung tiền cần 12 - 13% để nền kinh tế tăng trưởng. Việc thắt chặt này là bắt buộc trước hàng loạt áp lực từ bên ngoài. Tuy vậy, tình hình sẽ dần dễ thở hơn trong năm sau, khi lãi suất bắt đầu giảm từ quý II/2023. Lạm phát năm 2023 sẽ cao trong những tháng đầu năm nhưng giảm dần. Rồi khó khăn cũng sẽ qua, thanh khoản sẽ tốt hơn về cuối năm.
Tại toạ đàm Dự báo Kinh tế - Vượt “cơn gió ngược” 2023 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức hôm 27/12, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành cho biết, VCCI đã tiến hành khảo sát nhanh về triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện tại TPHCM và một số tỉnh, thành phía Nam.
Kết quả, có 9% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tăng đơn hàng, 68% giảm đơn hàng và 23% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới. Có thể thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý I năm sau.

“Những biến động khó đoán định của thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động. Hiện VCCI đã có kiến nghị các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt là cần phải có nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực để vượt cơn gió ngược”, ông Thành khuyến nghị.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 12/2022, cả nước có 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 9,8% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam có 6.104 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2021; 3.776 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 5,7% và tăng 25,4%; 5.847 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 14,8% và giảm 35,4%; 1.761 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,8% và giảm 6,2%.
Tính chung năm 2022, cả nước có 208,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 30,3% so với năm trước; bình quân một tháng có 17,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 143,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 19,5%; bình quân một tháng có 11,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Chuyên gia Nga bàn về kinh tế Việt Nam năm 2022
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2022 cũng cho thấy, có 32,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý III/2022; 33,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 33,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
Dự kiến quý I/2023, có 31,5% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2022; 37,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 31,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала