"Nga đã khóa van các đường ống dẫn khí đốt": Châu Âu nói dối về nguồn cung khí đốt của Nga

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhkhí đốt Nga
khí đốt Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Đăng ký
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết rằng, "lưu lượng khí đốt đến Đức đã giảm một nửa". Theo ông, lý do là Nga đã khóa van đường ống dẫn khí đốt và "các đường ống dẫn khí đốt đã bị hỏng", có nghĩa là Đức sẽ không nhận khí đốt Nga trong tương lai gần.
Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, Matxcơva sẵn sàng nối lại cung cấp cả dầu mỏ và khí đốt cho phương Tây, nhưng chính các nước phương Tây lại từ chối đề xuất này.

"Thoát" khỏi khí đốt Nga: giá phải trả không hề rẻ

Sau khi chính phủ Đức tuyên bố từ chối khí đốt của Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, họ đang tích cực thúc đẩy việc xây dựng các cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu. Tổng cộng, mười một kho cảng LNG sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026 (ba trong số đó là cố định).
Trước khi bắt đầu chến dịch quân sự đặt biệt, Nga đã đáp ứng 55% nhu cầu khí đốt của Đức. Khoảng 55 tỷ mét khối khí đốt Nga đã vào Đức thông qua đường ống Nord Stream 1. Giờ đây, mục tiêu chính của Berlin, được thúc đẩy bởi những cân nhắc chính trị, là tiến tới độc lập hoàn toàn với dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều suôn sẻ ở Đức sau khi nước này từ chối nhận khí đốt của Nga qua đường ống. Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (cơ quan quản lý khí đốt của Đức) bày tỏ nghi ngờ về sự cần thiết của mạng lưới các cơ sở tiếp nhận LNG.
Theo Viện Khí hậu Mới, viện nghiên cứu về quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo có trự sở tại Cologne, Đức đang xây dựng các cơ sở tiếp nhận LNG với số lượng lớn hơn đáng kể so với nhu cầu, và nếu tất cả các kế hoạch sản xuất LNG được thực hiện, thì có thể xuất hiện vấn đề sử dụng sai mục đích số tiền mà người nộp thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Sau khi Đức từ chối khí đốt của Nga, giá năng lượng tại nước này đã tăng mạnh. Chính phủ Đức buộc phải tung gói hỗ trợ tài chính rất lớn nhằm bảo vệ cả các nhà nhập khẩu khí đốt và các hộ gia đình. Nguyên nhân là do các nhà nhập khẩu buộc phải thay thế khí đốt của Nga bằng những nguồn cung cấp khác với giá cao. Để so sánh, vào giữa tháng 8 năm 2022, giá khí đốt ở châu Âu ở mức cao hơn 200 euro/MWh, trong khi năm 2021 giá chỉ khoảng 50 euro/MWh. Giá gas tăng cao đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống người dân và khiến chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp cũng tăng cao.
Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất ở Đức, cho biết họ ghi nhận khoản lỗ hàng ngày tùy thuộc vào giá khí đốt kể từ giữa tháng 6 năm 2022. Vào tháng Bảy, chính phủ Đức đã thông qua gói hỗ trợ Uniper trị giá một tỷ euro.
Vào tháng 3 năm 2022, giá khí đốt đối với hộ gia đình Đức đã là 12,98 cent/kWh, còn vào tháng 9, giá đã đạt kỷ lục kể từ năm 2005, cụ thể là 21,75 cent/kWh.
Như Bộ trưởng Habeck nhấn mạnh, sau khi khai trương cơ sở nhập khẩu LNG tại Brunsbuettel, Đức sẽ chỉ bù đắp khoảng 1/4 khối lượng nguồn cung bị ngừng cung cấp từ Nga.
Theo Bloomberg, Đức đang cố gắng thay thế khí đốt của Nga bằng nguồn cung cấp LNG từ Na Uy và Hà Lan. Đồng thời, Bloomberg lưu ý rằng, nếu không ký kết hợp đồng dài hạn về cung cấp LNG, thì ngay cả việc xây dựng các nhà ga nhập khẩu LNG mới sẽ không giúp Đức giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, theo thỏa hỏa sẽ có hiệu lực từ năm 2026, lượng LNG mà Qatar cam kết cung cấp cho Đức trong vòng 15 năm chỉ tương đương 6% lượng khí đốt mà Nga đã cung cấp cho riêng Đức trong năm 2021. Như Bloomberg nhấn mạnh, khả năng của Hà Lan và Na Uy tăng xuất khẩu khí đốt bị hạn chế.
Ngoài Đức, các nước EU khác cũng đang cố gắng tìm giải pháp thay thế khí đốt của Nga.
Vào năm 1996, công ty nhà nước PGNiG của Ba Lan đã ký hợp đồng dài hạn với PJSC Gazprom về nhập khẩu khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, chiếm khoảng 60% lượng khí tiêu thụ trong cả nước. Nguồn cung cấp khí đốt từ Gazprom Export đã bị đình chỉ từ ngày 27 tháng 4 năm 2022 do Ba Lan vi phạm thủ tục thanh toán khí đốt (chuyển từ đồng euro và USD sang đồng rúp trong các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên mà Nga cung cấp cho các “quốc gia không thân thiện”). Quyết định này buộc chính phủ Ba Lan phải tăng nhập khẩu LNG qua trạm tiếp nhận LNG Świnoujście. Theo báo cáo của tập đoàn dầu khí nhà nước PKN Orlen (Ba Lan), vào năm ngoái, Warsaw đã tăng nhập khẩu LNG lên 57% và 58 tàu LNG đã cập cảng ở Świnoujście (trong đó có 36 tàu từ Hoa Kỳ). Sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt, Ba Lan đã mua LNG trên thị trường giao ngay với giá cao hơn nhiều so với giá hợp đồng mua khí đốt của Nga.
Bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng nhằm đóng băng giá khí đốt, chính phủ Ba Lan buộc phải bãi bỏ quy định bán khí đốt với giá ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả các tiệm bánh. Cuối cùng, lạm phát tăng lên 17-18%. Tuy nhiên, có đủ cơ sở để khẳng định rằng, Ba Lan vẫn mua khí đốt của Nga nhưng bây giờ là từ Đức. Tại đó khí đốt được chuyển ngược lại Ba Lan qua đường ống dẫn khí Yamal-châu Âu, và bây giở Ba Lan phải mua khí đốt Nga với giá cao hơn đáng kể so với giá hợp đồng với Gazprom.
Người công nhân tại trạm nén khí của đường ống dẫn khí Yamal-Europe - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
Do từ chối khí đốt Nga, thiệt hại của châu Âu lên tới 1000 tỷ USD

Giá LNG tăng cao

Một ví dụ về Cộng hòa Séc cho thấy rõ LNG đắt hơn đối với châu Âu như thế nào so với khí đốt Nga được cung cấp bằng đường ống. Tại Cộng hòa Séc, quốc gia phụ thuộc gần như 100% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga, LNG sẽ chỉ có thể bù đắp 1/3 nhu cầu khí đốt tiêu thụ hàng năm.
Công ty năng lượng của Séc đang đàm phán về nguồn cung cấp khí đốt không tiết lộ mức giá và chỉ cho biết rằng, họ mua khí đốt theo tỷ giá giao ngay thay đổi hàng ngày. Tuy nhiên, theo Forbes, Cộng hòa Séc phải mua LNG với giá cao gấp ba lần rưỡi so với khí đốt của Nga.
Và Mỹ đang thúc giục châu Âu ký các hợp đồng LNG dài hạn. Nga cũng thường xuyên đề nghị ký kết các hợp đồng dài hạn, nhưng với mức giá thấp hơn nhiều.
Nếu nói về LNG từ Mỹ, năm 2022, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất sang châu Âu. Xuất khẩu LNG cho khu vực này đã tăng 2,5 lần - từ 21,4 triệu tấn lên hơn 53 triệu tấn. Theo Ủy ban châu Âu, EU đã nhập khẩu LNG từ Hoa Kỳ nhiều hơn gấp đôi trong 11 tháng năm ngoái so với cả năm 2021. Vào mùa xuân năm 2022, EU và Mỹ đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt để giảm lệ thuộc Nga.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà tư vấn Ivan Timonin từ Vygon Consulting lưu ý rằng, LNG từ Hoa Kỳ thường được cung cấp cho các nhà nhập khẩu châu Âu theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch hoặc theo chương trình giá cố định dựa trên giá chuẩn của Mỹ, được gọi là Henry Hub. Theo chuyên gia Timonin, động lực chính của "việc tăng giá đáng kể như vậy" là ý muốn của châu Âu thay thế nguồn cung cấp khí đốt Nga qua đường ống, kết quả là nhu cầu về LNG trong khu vực đã tăng lên đáng kể. Do khối lượng LNG có sẵn để nhập khẩu trên thị trường thế giới bị hạn chế nên những người tiêu dùng lớn nhất - các quốc gia Châu Âu và Châu Á - buộc phải cạnh tranh để có LNG, điều này đã đẩy giá lên cao.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tuyên bố rằng, châu Âu đang thua cuộc bởi vì đã từ chối năng lượng Nga sang các nguồn năng lượng Mỹ, kết quả là châu Âu buộc phải trả giá cao gấp 5-10 lần cho chúng. Theo ông, đã đến lúc châu Âu phải thành thực về điều đó với "những người bạn Mỹ" để xem ai thắng trong tình huống này.

Ai phải chịu trách nhiệm?

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, EU ​​đả nhập khẩu khí đốt từ Nga trung bình khoảng 155 tỷ mét khối /năm. Đến cuối năm 2022, tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga đã giảm gần 80% so với năm ngoái.
Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, kể từ giữa tháng 6, xuất khẩu khí đốt qua đường ống Nord Stream đã giảm đáng kể vì những vấn đề kỹ thuật nảy sinh do các lệnh trừng phạt Nga, và kể từ cuối tháng 8, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn qua đường ống này. Vào tháng 9, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn đường ống rò rỉ trong hai tuyến đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu. EU đang điều tra nguyên nhân vụ rò rỉ các đường ống dẫn khí, nhưng phía Nga không được tham gia điều tra sự cố này. Theo tờ Washington Post, một số quan chức phương Tây đã thừa nhận rằng Liên bang Nga không liên quan đến sự cố rò rỉ trên các tuyến Nord Stream và không có bằng chứng nào cho thấy Nga đứng sau vụ việc này.
Tàu phá băng Yuri Topchev tại cảng Mukran của Đức, trung tâm hậu cần dự án Dòng Bắc 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Chuyên gia: Châu Âu sẽ phải trả giá bằng chất lượng cuộc sống vì từ chối khí đốt từ Nga
Như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố, những người quan tâm đến việc cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu chỉ thông qua lãnh thổ Ukraina đã cho nổ tung Nord Stream.
Cần lưu ý rằng, Nga thực hiện tất cả các cam kết của mình theo các hợp đồng cung cấp khí đốt qua tuyến đường ống đi qua Ukraina và đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ).
Nga đã chấm dứt cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn khí Yamal-châu Âu đi qua Belarus sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nhà điều hành đoạn Ba Lan, và nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua lãnh thổ Ukraina đã giảm đáng kể do Ukraina ngừng nhận một phần quá cảnh. Do đó, hiện nay Nga chỉ cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua một trong hai điểm vào hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraina và qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ theo các đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và Dòng chảy Xanh Lam.
Nhìn chung, trong năm 2022, nhiều nước châu Âu đã mất - một phần hoặc hoàn toàn - nguồn cung cấp khí đốt từ nhà cung cấp lớn nhất là tập đoàn năng lượng Nga Gazprom. Vào mùa xuân, tập đoàn đã giảm hoặc ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Bulgargaz của Bungari, PGNiG của Ba Lan, Gasum của Phần Lan, Gas Terra của Hà Lan, cũng như Shell Energy Europe của Đức và Orsted của Đan Mạch, chủ yếu là do họ không tuân thủ nghị định của Tổng thống Nga về thanh toán bằng đồng rúp hoặc vì những lý do kỹ thuật khác.
Nếu nói về tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, điều thú vị là ông bị chỉ trích ngay cả ở nước láng giềng gần nhất - Áo. Cựu Phó Thủ tướng Áo Heinz-Christian Strache lưu ý rằng, các nhà chức trách Đức sợ không dám nói thật với người dân về lý do thực sự dẫn đến việc tăng giá điện và khí đốt cũng như về khả năng thiếu hụt các nguồn năng lượng. Theo ông, những cáo buộc Nga "đã khóa van" rõ ràng là sai sự thật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала