89 người xin thôi việc ở Văn phòng Chính phủ Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnQuốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Đăng ký
Báo cáo gửi Bộ Nội vụ của Văn phòng Chính phủ cho biết, năm 2022, có 89 trường hợp xin thôi việc, trong đó có 2 công chức và 87 viên chức.
Văn phòng Chính phủ lưu ý, số công chức, viên chức thôi việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ chủ yếu là theo nguyện vọng, trong đó có nhiều viên chức trẻ xin thôi việc để chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân.

Văn phòng Chính phủ có 89 trường hợp xin thôi việc

Văn phòng Chính phủ vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ đánh giá việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo văn bản Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Nội vụ, năm 2022, số công chức, viên chức nghỉ thôi việc của Văn phòng Chính phủ là 89, trong đó có 2 công chức và 87 viên chức.
Về việc thực hiện chính sách thôi việc đối với công chức, viên chức, Văn phòng Chính phủ cho rằng việc thực hiện chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định số 46 và Nghị định số 115 của Chính phủ thời gian qua được thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Theo Văn phòng Chính phủ, dù áp lực công việc tăng do khối lượng công việc được giao ngày càng nhiều, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao nhưng do đội ngũ công chức, viên chức có tư tưởng chính trị, phẩm chất tốt nên số công chức xin nghỉ thôi việc của Văn phòng Chính phủ rất ít.
“Viên chức xin nghỉ thôi việc chủ yếu là viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý”, báo cáo nêu.
Cũng theo Văn phòng Chính phủ, số công chức, viên chức thực hiện chính sách thôi việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ chủ yếu là các trường hợp thôi việc theo nguyện vọng, trong đó có nhiều viên chức trẻ xin thôi việc để chuyển sang làm việc ở khu vực tư nhân, làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đội ngũ viên chức.

Tinh giản biên chế 19 trường hợp

Theo báo cáo, từ năm 2015 đến tháng 6/2022, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện tinh giản biên chế 19 trường hợp, trong đó công chức là hai người, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 17 người.
Văn phòng Chính phủ cho biết, tinh giản biên chế tuy đạt được chỉ tiêu về số lượng nhưng còn mang tính “cơ học”, chưa gắn với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
Đáng chú ý, Văn phòng Chính phủ cũng thừa nhận, một số đơn vị khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn nể nang, ngại va chạm, hình thức, chưa gắn việc đánh giá năng lực hoàn thành công việc được giao với kết quả sản phẩm đầu ra theo vị trí việc làm.
Ngoài ra, việc đánh giá chưa đầy đủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ dẫn đến khó xác định chính xác đối tượng cần tinh giản biên chế.
“Một số công chức, viên chức ốm đau, bệnh nặng, phát hiện đột xuất, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản; được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý nhưng không đủ điều kiện về tuổi để nghỉ tinh giản biên chế”, báo Pháp luật TP.HCM dẫn văn bản của VPCP cho biết.
Quốc hội họp bất thường lần thứ ba để xem xét nội dung về công tác nhân sự  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Nóng: Quốc hội Việt Nam xem xét miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Đưa ra khỏi đội ngũ những người hạn chế về năng lực hoặc không tâm huyết

Đề cập chi tiết trong phần kiến nghị gửi tới Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến quản lý biên chế, tinh giản biên chế.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định số 108, 113 và 143, với các nội dung sát với các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý biên chế và phù hợp với tình hình thực tiễn của các cơ quan đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
“Nên quy định mở rộng về đối tượng, hạ thấp điều kiện, tiêu chuẩn, nâng mức hỗ trợ hưởng chính sách tinh giản biên chế, làm cơ sở pháp lý để đưa ra khỏi đội ngũ những người hạn chế về năng lực hoặc không có tâm huyết, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao”, theo Văn phòng Chính phủ.
Cùng với đó, Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập để giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
Đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đánh giá hiện nay tình trạng thôi việc, nghỉ việc của công chức, viên chức diễn ra ở nhiều bộ, ngành, địa phương.
“Cần nhìn nhận những hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức để sửa đổi, bổ phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức tận tâm cống hiến”, Văn phòng Chính phủ thẳng thắn.
Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46 và 115, để quy định đầy đủ, chặt chẽ hơn đối với chính sách thôi việc.
“Đặc biệt là có chính sách lương phù hợp nhằm hạn chế tình trạng công chức, viên chức có năng lực, trình độ bỏ việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước”, VPCP nhấn mạnh.

Vì sao cán bộ, công chức thôi việc?

Trước đó, thống kê của Bộ Nội vụ tổng hợp từ các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố, tính từ 1/1/2020 đến 30/6/2022 số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc và thôi việc là 39.552, chiếm tỉ lệ 1,94% tổng biên chế.
Có 8 địa phương có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất là: TP. Hồ Chí Minh: 6.177 người; Đồng Nai, TP. Hà Nội là hơn 2000 người; các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ trong khoảng từ 800 đến 900 người. Trong tổng số này, công chức có hơn 4.000 người, chiếm 1,98%; còn viên chức là 35.523, chủ yếu rơi vào hai đối tượng chính là giáo dục và y tế. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, số nghỉ việc, thôi việc đa số trong độ tuổi trẻ từ 40 tuổi trở xuống và có trình độ đại học chiếm trên 50%.
Về nguyên nhân khách quan, người đứng đầu Bộ Nội vụ cho rằng, công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư là yếu tố khách quan trên cơ sở điều tiết của thị trường lao động, theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường.
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tiền lương và thu nhập của công chức, viên chức còn thấp hơn; ap lực công việc đối với công chức, viên chức ngày càng cao, nhất là viên chức y tế làm việc trong bối cảnh khó khăn, nguy hiểm của đại dịch COVID-19 bùng phát; môi trường làm việc ở một số nơi có thể nói chưa tạo được động lực, cơ hội phát huy tốt năng lực sở trường.

Cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

Từ những nguyên nhân trên, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cần thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; tiếp tục phải có hệ thống thể chế để cải cách lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Theo bà Trà, Việt Nam cũng phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý thực sự có phẩm chất, năng lực, uy tín, gương mẫu, tạo niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc…
Tại Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành nêu rõ ngành nội vụ cần khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực nghỉ việc, thôi việc.
Quốc hội yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.
“Đến năm 2026, giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức”, Quốc hội nhấn mạnh.
Đồng thời, cần khắc phục tình trạng giảm biên chế cơ học, cào bằng và có giải pháp khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, làm cơ sở để ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm vùng, miền, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2023
Kết quả chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc
Đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng tăng cường tính công khai, thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào; xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, thành tích trong hoạt động nghề nghiệp để thay thế việc thi thăng hạng. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam cũng yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chú trọng dựa trên kết quả công việc, thực lực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала