Tai nạn ở Yên Bái. Chuyên gia Nga giải thích tại sao nên cho Su-22 “nghỉ hưu”

© Ảnh : Trí Thức TrẻCường kích Su-22UM3K của Việt Nam ở góc nhìn chính diện
Cường kích Su-22UM3K của Việt Nam ở góc nhìn chính diện - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2023
Đăng ký
Ngày 31/1, một chiếc máy bay Su-22 của Không quân Việt Nam rơi ở tỉnh Yên Bái trong lúc đang thực hiện bài tập bay huấn luyện. Phi công - Đại úy Trần Ngọc Duy, Phi đội phó, Tham mưu trưởng Phi đội 1 thuộc Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, đã được lệnh nhảy dù nhưng vẫn cố gắng cứu máy bay.
Đáng tiếc, phi công Trần Ngọc Duy 31 tuổi đã hy sinh.
Vụ tai nạn này một lần nữa chứng minh rằng, ngày xưa Su-22 đã là một cỗ máy tuyệt vời, nhưng bây giờ đã đến lúc phải thay thế nó. Máy bay nào có thể thay thế Su-22 đã lỗi thời – những chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay ném bom Su-17 một động cơ, một chỗ ngồi với cánh cụp cánh xòe, được phát triển từ giữa những năm 1960. Su-22 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1975. Nó đã được sản xuất hàng loạt với nhiều cải tiến từ năm 1976 đến năm 1990. Hơn 350 chiếc máy bay loại này đã được cung cấp cho 18 quốc gia. Trong số đó có Iraq, Libya, Syria, Việt Nam, Afghanistan, Angola, Yemen, Peru, Romania, Ba Lan, Hungary, CHDC Đức. Nhờ đặc điểm thiết kế, Su-22 có thể cất cánh từ các sân bay có đường băng tương đối ngắn. Nó đã chứng tỏ mình là một "tổ hợp tấn công" trong một số cuộc xung đột quân sự cục bộ.
Su-22 được vũ trang 2 pháo tự động 30 mm, và có tải trọng gần 4 tấn: tên lửa không đối không và không đối đất có điều khiển, tên lửa không điều khiển, bom có ​​thể điều chỉnh và rơi tự do, thùng chứa cơ cấu súng máy và đạn.
Đáng tiếc, mọi thứ đều có thời gian của nó. Su-22 nên được cho nghỉ hưu. Đội máy bay tiêm kích-ném bom Su-22 của Không quân Việt Nam đã lỗi thời và hao mòn rõ rệt về thể chất. Hiện có sự thay thế xứng đáng. Bao gồm cả - ở Nga.

Ai sẽ thay thế "lão tướng"

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Đại tá Makar Aksyonenko, chuyên gia về sử dụng hàng không trong chiến đấu, Tiến sỹ Khoa học quân sự, cho biết về những phương tiện chiến đấu hiện đại nào có thể thay thế Su-22.

"Trước hết phải nói rằng, tôi thấy việc hiện đại hóa hơn nữa Su-22 chẳng ích lợi gì. Thứ hai, nếu nói về loại "máy bay tiền tuyến" ít nhiều hiện đại, thì đây là máy bay cường kích Su-25 (phiên bản xuất khẩu - Su-39). Đây là loại máy bay đáng tin cậy, đã được thử thách qua thời gian và các trận chiến, và ngày nay nó vẫn thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động chiến sự. Đây là loại máy bay "kinh điển của không quân tiền tuyến", kết hợp tải trọng chiến đấu lớn, khả năng sống sót cao, dễ điều khiển và dễ học. Đây là loại máy bay tấn công thậm chí còn linh hoạt hơn so với máy bay ném bom tiền tuyến Su-24. Máy bay này có thể giải quyết các vấn đề cả về chiều sâu chiến thuật và tác chiến của đối phương, tức là có thể trở thành phương tiện thay thế Su-22 trong mọi điều kiện thời tiết và suốt ngày đêm. Trong số các loại máy bay phương Tây một động cơ và một chỗ ngồi – phiên bản tương tự gần nhất với Su-22 là những sửa đổi mới nhất của F-16. Một trong những loại máy bay tốt nhất thuộc lớp này cho các hoạt động trên biển là máy bay chiến đấu chiến thuật đa chức năng F/A-18 hai động cơ, nhưng, chỉ những phiên bản sửa đổi mới nhất", - chuyên gia Makar Aksyonenko nói.

Tuy nhiên, tất cả những chiếc máy bay này đều không còn "trẻ". Trong khi đó, tình hình rất đáng báo động không chỉ ở phía đông châu Âu, mà còn ở Trung Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi các quốc gia thực sự quan tâm đến an ninh quốc gia của mình phải loại bỏ “thái độ sống tiết kiệm” không phù hợp trong trường hợp này. Logic rất cứng rắn: nếu bạn không muốn bị tấn công bất ngờ và bị đánh bại, hãy trang bị vũ khí hiện đại nhất, bao gồm cả máy bay chiến đấu.
Sau một thời gian dài, Nga mới có loại máy bay tiêm kích ném bom và tấn công (đúng vậy!) thế hệ 4++: đây là Su-34 hai chỗ ngồi và hai động cơ. Nó đã được đưa vào biên chế Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga từ năm 2014, đã và đang được thử nghiệm qua thực chiến. Su-34 không chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất ở độ sâu tác chiến mà còn có thể chiến đấu "ngang tài ngang sức" với các máy bay tiêm kích của đối phương.
Trong danh mục sản phẩm trên trang web của Rosoboronexport có phiên bản xuất khẩu của nó là Su-32/34E. Phần mô tả sản phẩm cho biết, nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, trên mặt nước và trên không ở một khoảng cách đáng kể so với sân bay, bao gồm cả các mục tiêu được bảo vệ tốt. Trong mọi điều kiện thời tiết, suốt ngày đêm, bất chấp các biện pháp đối phó bằng hỏa lực và điện tử của đối phương. Có khả năng áp chế điện tử và trinh sát trên không một cách hiệu quả.
Trọng lượng cất cánh tối đa 45,1 tấn, trần bay -15.350 m, tốc độ tối đa Mach 1,5 (khoảng 1.790 km/h). Tải trọng chiến đấu tối đa lên tới 8,5 tấn - bao gồm toàn bộ vũ khí tấn công và phòng thủ trên 12 điểm treo. Phạm vi và bán kính chiến đấu của Su-32/34E không được chỉ ra chính xác nhưng rõ ràng là cao hơn so với "lão tướng" Su-22. Hai động cơ mạch kép với bộ đốt sau với tổng lực đẩy hơn 26.000 kgf.
Quân đội Việt nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2023
Vụ Su-22 rơi ở Yên Bái: Bộ Quốc phòng thông tin chính thức, chuyên gia nói điều bất ngờ

Có lẽ các lãnh đạo của quân đội Việt Nam nên để ý đến chiếc máy bay này chăng?

"Nếu các đối tác Việt Nam của chúng tôi không muốn lặp lại quan niệm sử dụng không quân của người khác mà hướng tới tương lai thì Su-32/34E sẽ là lựa chọn tốt nhất", - Đại tá Makar Aksyonenko chắc chắn. - Sự lựa chọn này sẽ cho phép bổ sung thêm cả máy bay tấn công và máy bay ném bom chiến thuật (đây vẫn là những cỗ máy khác nhau). Ngoài ra, Su-34 cũng thích hợp cho không chiến, để tự vệ rất xứng đáng trước máy bay tiêm kích của đối phương. Một lựa chọn khác có thể là Su-35 - máy bay chiến đấu chiến thuật siêu cơ động đa năng (nhẹ hơn, nhanh hơn, bay cao hơn, nhưng vẫn rất tốt về tải trọng chiến đấu)".

Trước thảm kịch đã diễn ra, Sputnik xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình, họ hàng và các đồng đội của thiếu tá Trần Ngọc Duy. Anh chắc chắn là một anh hùng, một sĩ quan thực thụ và một phi công thực sự.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала