https://kevesko.vn/20230213/vi-sao-viet-nam-chua-co-quy-dinh-ve-xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-kiem-toan-21169224.html
Vì sao Việt Nam chưa có quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán?
Vì sao Việt Nam chưa có quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 13/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. 13.02.2023, Sputnik Việt Nam
2023-02-13T13:07+0700
2023-02-13T13:07+0700
2023-02-13T13:07+0700
việt nam
kiểm toán nhà nước
pháp luật
thông tin
сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/0d/21168907_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_6994089cdb54f5f0151316d3faf30a94.jpg
Về sự cần thiết của Pháp lệnh, theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, trong Luật Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đây chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước.Ông Tuấn cho rằng, việc phân định hành vi vi phạm nào là hành vi phát sinh từ công vụ, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan nhà nước để từ đó loại trừ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm tính khả thi của pháp lệnh trong thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết.Về hình thức xử phạt, căn cứ quy định của Luật Xử lý Vi phạm hành chính thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước của cá nhân là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.Pháp lệnh đã chia ra 7 nhóm loại hành vi vi phạm (là các hành vi phổ biến, xảy ra thường xuyên trên thực tế) tương ứng với đó là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả.Với mỗi hành vi vi phạm sẽ tương ứng với là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể.Trong đó như Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ sẽ phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định. Mức phạt tiền này có thể lên tới 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.Hay như hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán có thể bị phạt tiền đến 40 triệu đồng.Với hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước thì mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngoài phạt tiền sẽ buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ…Tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng, đây là lần đầu tiên xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nên chỉ quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã rõ, xảy ra thường xuyên và mang tính phổ biến để bảo đảm tính khả thi.Dự thảo pháp lệnh quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và đến 100 triệu đồng đối với tổ chức).Thẩm tra dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị chỉnh lý kỹ thuật văn bản để bảo đảm rõ ràng, chính xác hơn; bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán".Tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc ban hành pháp lệnh này rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước.Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ hơn về biện pháp khắc phục hậu quả - nộp lại số tiền được hưởng lợi vì "kiểm toán viên, người nhà kiểm toán được hưởng lợi".Bên cạnh đó, ông Huệ băn khoăn nếu loại trừ việc xử phạt vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì tác động của pháp lệnh có lớn không, hay "ban hành pháp lệnh chỉ để giải quyết một khe rất hẹp?".
https://kevesko.vn/20230118/nguyen-cuc-truong-cuc-dang-kiem-viet-nam-nhan-tien-hoi-lo-nhu-luong-thang-20649269.html
https://kevesko.vn/20221110/kiem-toan-nha-nuoc-yeu-cau-dong-nai-tinh-lai-gia-dat-boi-thuong-du-an-san-bay-long-thanh-19189886.html
https://kevesko.vn/20220119/bat-benh-gioi-nhu-chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-13372652.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/02/0d/21168907_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_44de11d8c9b4f330fc7bd2409d3ba31c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kiểm toán nhà nước, pháp luật, thông tin, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
việt nam, kiểm toán nhà nước, pháp luật, thông tin, сuộc chiến chống tham nhũng ở việt nam
Vì sao Việt Nam chưa có quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán?
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 13/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
"Cho đến nay chưa có văn bản nào quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán. Chính sách này đặc thù và khó chứ không phải dễ, dễ thì đã làm lâu rồi", Chủ tịch Quốc hội nói.
Về sự cần thiết của Pháp lệnh, theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, trong Luật Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đây chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Tuấn cho rằng, việc phân định hành vi vi phạm nào là hành vi phát sinh từ công vụ, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan nhà nước để từ đó loại trừ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm tính khả thi của pháp lệnh trong thực tiễn là điều quan trọng và cần thiết.
Về hình thức xử phạt, căn cứ quy định của
Luật Xử lý Vi phạm hành chính thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước của cá nhân là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.
Pháp lệnh đã chia ra 7 nhóm loại hành vi vi phạm (là các hành vi phổ biến, xảy ra thường xuyên trên thực tế) tương ứng với đó là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Hành vi vi phạm các quy định về gửi báo cáo định kỳ
Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán
Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán
Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán
Hành vi mua chuộc, hối lộ thành viên Đoàn kiểm toán, cản trở công việc của Kiểm toán Nhà nước
Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán
Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Với mỗi hành vi vi phạm sẽ tương ứng với là hình thức, mức phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể.
Trong đó như Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ sẽ phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định. Mức phạt tiền này có thể lên tới 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
10 Tháng Mười Một 2022, 14:43
Hay như hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán có thể bị phạt tiền đến 40 triệu đồng.
Với hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước thì mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngoài phạt tiền sẽ buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ…
Tổng Kiểm toán Nhà nước cho rằng, đây là lần đầu tiên xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nên chỉ quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã rõ, xảy ra thường xuyên và mang tính phổ biến để bảo đảm tính khả thi.
Dự thảo pháp lệnh quy định đối với mỗi hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và đến 100 triệu đồng đối với tổ chức).
"Quy định mức phạt tiền được xây dựng phù hợp theo nguyên tắc bảo đảm mức độ răn đe và tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm tính khả thi, mức độ giáo dục pháp luật và tính hợp lý của việc áp dụng hình thức, mức phạt", ông Ngô Văn Tuấn cho hay.
Thẩm tra dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị chỉnh lý kỹ thuật văn bản để bảo đảm rõ ràng, chính xác hơn; bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả "Buộc nộp lại số tiền tương ứng với số tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác đã đưa hoặc sẽ đưa để mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán".
Tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ khẳng định, việc ban hành pháp lệnh này rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ hơn về biện pháp khắc phục hậu quả - nộp lại số tiền được hưởng lợi vì "kiểm toán viên, người nhà kiểm toán được hưởng lợi".
Bên cạnh đó, ông Huệ băn khoăn nếu loại trừ việc xử phạt vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì tác động của pháp lệnh có lớn không, hay "ban hành pháp lệnh chỉ để giải quyết một khe rất hẹp?".