Thay vì bảo vệ, hành động của họ dẫn đến xung đột: Mỹ thổi bùng chạy đua vũ trang châu Á

© Lockheed Martin Long-Range Hypersonic Weapon (LRHW)
 Long-Range Hypersonic Weapon (LRHW)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2023
Đăng ký
Sau khi ông Fumio Kishida nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, quá trình quân sự hóa đất nước này đã tăng tốc. Một trong những ý định mới nhất của Tokyo là tự làm tên lửa siêu vượt âm.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thành lập hai đơn vị thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có nhiệm vụ điều khiển tên lửa đạn đạo với thiết bị lượn siêu thanh, tiến đến triển khai chúng tại các cơ sở đồn trú trên đảo Kyushu và Hokkaido vào năm 2026. Tại sao kế hoạch này có thể dẫn đến một kịch bản tận thế trong khu vực - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích với Sputnik.
Nhật Bản đang nghiên cứu các công nghệ siêu thanh cùng với người Mỹ, như họ giải thích, điều này là cần thiết cho các hoạt động tự vệ. Mặc dù chính Hoa Kỳ coi vũ khí này là tấn công. Bây giờ Mỹ cân nhắc triển khai vũ khí siêu thanh tầm xa mới, viết tắt là LRHW (Long-Range Hypersonic Weapon) trên lãnh thổ Nhật Bản.
Đây là loại vũ khí Mỹ với tầm bắn lên tới 3.000 km. Do đó, toàn bộ vùng Viễn Đông và bán đảo Kamchatka của Nga, toàn bộ Bắc Triều Tiên và phần lớn Trung Quốc có thể bị tấn công. Nhật Bản phải hiểu rằng, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng nếu Nhật Bản thực hiện bước đi này. Tokyo tin rằng việc triển khai tên lửa siêu thanh sẽ giúp họ tự vệ, nhưng đây là một cách tiếp cận rất ngây thơ. Hơn nữa, có vẻ như Nhật Bản hoàn toàn mất lý trí bởi vì những hành động liều lĩnh này có thể dẫn đến viễn cảnh khủng khiếp nhất: ngày tận thế trên lãnh thổ Nhật Bản, có chú ý đến quá khứ quân phiệt của nước này. Cần phải nhớ rằng, trong Thế chiến thứ hai, các nguồn sức mạnh của Nhật Bản đã được xây dựng dựa trên chính sách thực dân. Khi đó, người Anglo-Saxons đã cho phép Tokyo chiếm nhiều thuộc địa, bao gồm cả Trung Quốc. Người Nhật đã có ý định xây dựng một Nhật Bản mới thứ hai ở Mãn Châu, đã tham gia vào cuộc diệt chủng người dân địa phương. Người Triều Tiên cũng bị đàn áp.
Nhiều năm đã trôi qua nhưng trong ký ức của cư dân các nước láng giềng, những tội ác của quân phiệt Nhật Bản vẫn còn là một cơn ác mộng, một nỗi đau nhức nhối, khó quên. Do đó, nếu Nhật Bản cố gắng phô trương sức mạnh của mình một lần nữa (hoặc tham gia vào các kịch bản quân sự của Mỹ), thì hành động này có thể khiến nước này mất toàn bộ lãnh thổ. Điều này sẽ xảy ra trong trường hợp Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên thực hiện các cuộc tấn công trả đũa, mà Nhật Bản không thể chịu đựng được, bất chấp tất cả các loại vũ khí phòng thủ.
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2023
Nhật Bản chính thức chấp nhận kế hoạch vận hành nhà máy điện hạt nhân lâu hơn 60 năm

Nga cảnh báo sẽ đáp trả thách thức an ninh đến từ Nhật Bản

Về phần mình, đại diện Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố rằng Nga sẽ ngay lập tức đáp trả Nhật Bản về bất kỳ mối đe dọa nào đối với vùng Viễn Đông. Trong đó có sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh trên các hòn đảo gần biên giới của Nga. Trong khi đó, Mỹ vẫn đang phát triển tên lửa siêu thanh, chuyên gia Leonkov lưu ý.

"Giới lãnh đạo Nhật Bản đang lừa dối người dân về các mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Có lẽ họ tin rằng, càng nhiều vũ khí trong khu vực thì cơ hội sống sót (trong một cuộc xung đột quân sự) càng cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào vũ khí cũng có thể giải quyết mọi vấn đề", - chuyên gia Leonkov nói.

Alexey Leonkov cho biết thêm, trước đây, Nhật Bản đã phát triển một dự án siêu thanh riêng của mình, dự án này đã mang tính chất hòa bình.

"Các chuyên gia Nhật Bản muốn tạo ra một chiếc phi cơ bay trên tầng cao khí quyển với tốc độ siêu âm, và cơ quan vũ trụ của Nhật Bản đã tham gia phát triển dự án này. Nhưng ngày nay, một dự án hòa bình đang biến thành một dự án quân sự. Hiện nay, người Nhật chuyển giao cho Lầu năm góc và Hoa Kỳ tất cả các phát triển của họ. Người Mỹ đã tập hợp tất cả các nguồn lực có trong các quốc gia NATO liên quan đến công nghệ siêu thanh. Và Nhật Bản đã được kết nối ngay từ đầu, vì các chuyên gia của nước này đã tiến xa nhất theo hướng này. Hoa Kỳ đang thúc đẩy tiến trình gia nhập NATO của Nhật Bản. Vì chiến lược hiện tại của NATO là mở rộng sang châu Á. Liên minh này sẽ trở thành xuyên quốc gia, để bất kỳ quốc gia nào ở bất kỳ đâu trên thế giới có thể gia nhập khối này. Và Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên ở châu Á sẽ gia nhập khối NATO", - chuyên gia lưu ý.

Nhật Bản sẽ trở thành một cường quốc vũ khí hạt nhân?

Điều này có nghĩa là Nhật Bản sẽ không còn là một quốc gia trung lập chỉ có Lực lượng Phòng vệ. Kết quả là nước này sẽ có một đội quân chính thức và sẽ có quy chế thành viên NATO. Và sau đó quy chế này có thể dẫn Nhật Bản đến việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong mọi trường hợp, nhà phân tích của tờ The Atlantic không loại trừ khả năng những quốc gia khác đột nhiên sẽ nói lên ý muốn sở hữu kho vũ khí hạt nhân.
Theo ông Alexei Leonkov, Nhật Bản hội tụ đầy đủ tiềm năng trở thành một cường quốc hạt nhân.
"Các công nghệ hạt nhân đang được sử dụng tại các nhà máy điện nguyên tử cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Chất thải từ đó có thể được sử dụng để sản xuất plutoni quân sự. Và sau đó là công nghệ nhiệt hạch. Nếu Triều Tiên (vốn có năng lực công nghệ rất khiêm tốn) có thể làm được, thì Nhật Bản càng có nhiều khả năng làm như vậy. Tokyo biết điều này, nhưng vẫn chưa tuyên bố công khai bởi vì chưa nhận được sự chấp thuận của Hoa Kỳ”, - chuyên gia quân sự Nga nói thêm trong phần kết luận.
Trong khi đó, chính người Mỹ cung cấp cho Nhật Bản uranium và các công nghệ cho các nhà máy điện hạt nhân. Do đó, nếu Washington nói lên ý muốn để trong số các đồng minh châu Á của họ có những cường quốc hạt nhân, thì chắc là Nhật Bản cũng muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình. Mà đây là một bước tiến tới ngày tận thế khi quốc gia duy nhất bị ảnh hưởng bởi các vụ ném bom nguyên tử thích sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt hơn là hiến pháp hòa bình. Và viễn cảnh này đang đến gần hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала