https://kevesko.vn/20230304/chuyen-gia-danh-gia-kha-nang-cua-chau-au-trong-viec-thay-the-khi-dot-nga-21565866.html
Chuyên gia đánh giá khả năng của châu Âu trong việc thay thế khí đốt Nga
Chuyên gia đánh giá khả năng của châu Âu trong việc thay thế khí đốt Nga
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Các nước châu Âu sẽ tìm cách tiếp tục mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để thay thế khí đốt cung cấp qua đường ống từ Nga, nhưng sẽ không... 04.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-04T11:52+0700
2023-03-04T11:52+0700
2023-03-04T11:53+0700
quan điểm-ý kiến
chuyên gia
nga
châu âu
khí đốt
https://cdn.img.kevesko.vn/img/375/80/3758016_0:106:3267:1944_1920x0_80_0_0_94926a8a3ffe4cdd1dec503170c27fcf.jpg
Theo kết quả hai tháng đầu năm, châu Âu đã nhập khẩu 21,6 triệu tấn khí hóa lỏng, nhiều hơn một chút so với cùng kỳ năm 2022 là 21,3 triệu tấn, người đối thoại của hãng tin cho biết.Theo ông, các nhà cung cấp LNG lớn nhất cho châu Âu trong tháng 1-2/2023 là Mỹ, Nga, Qatar và Algeria, lần lượt ở mức 9,1 - 3,2 - 2,1 và 1,8 triệu tấn sản phẩm. Ông cho biết các nhà xuất khẩu khác - Nigeria, Ai Cập, Na Uy, Angola và một số nước nữa - tổng cộng cung cấp cho châu Âu 5,4 triệu tấn hàng. Như vậy sự phân bố lực lượng so với cùng kỳ năm ngoái không thay đổi gì nhiều, nhà phân tích lưu ý.Bên cạnh đó, tình hình thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng không có nhiều thay đổi so với năm ngoái: tổng lượng hàng nhập khẩu trong 2 tháng của khu vực này đạt 41,9 triệu tấn, thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái là 42,5 triệu tấn, Timonin cho biết thêm. Theo ông, các nhà xuất khẩu lớn nhất là Úc, Qatar, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ và Nga, lần lượt cung cấp 13,1 - 10,6 - 4,8 - 2,6 - 2,2 và 1,9 triệu tấn sản phẩm, còn các nhà nhập khẩu là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, đã mua 12,7 - 9,5 và 9,3 triệu tấn.Gazprom, vốn là nhà cung cấp cung cấp khí đốt chính cho châu Âu trong những năm gần đây, theo số liệu của người đứng đầu công ty Alexei Miller, vào năm 2022 đã xuất khẩu sang các nước ngoài CIS (SNG) lượng khí đốt chưa đến một nửa so với một năm trước đó - 100,9 tỷ mét khối (giảm 45,5% so với con số 185,1 tỷ m3 năm 2021). Gazprom Export lưu ý rằng đây là khối lượng ít nhất kể từ đầu những năm 1990.Lượng xuất khẩu khi đốt qua đường ống sang châu Âu sụt giảm trong bối cảnh châu Âu từ chối nhập khẩu khí đốt của Nga, cũng như các vấn đề về cơ sở hạ tầng xuất khẩu ở các tuyến cung cấp chính. Vào năm 2022 việc cung cấp cho châu Âu đã chấm dứt cả theo tuyến chính (Dòng chảy phương Bắc) và tuyến cân đối (Yamal-châu Âu), còn lượng cung cấp qua hệ thống trung chuyển khí đốt Ukraina giảm gần ba lần.
https://kevesko.vn/20230206/o-nhat-ban-noi-dieu-gi-cho-doi-chau-au-vao-nam-2023-khi-khong-co-khi-dot-tu-nga-21001347.html
https://kevesko.vn/20230123/nga-da-khoa-van-cac-duong-ong-dan-khi-dot-chau-au-noi-doi-ve-nguon-cung-khi-dot-cua-nga-20751679.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/375/80/3758016_268:0:2999:2048_1920x0_80_0_0_de1551b6e5ada2af7414e67072bdfa1c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
quan điểm-ý kiến, chuyên gia, nga, châu âu, khí đốt
quan điểm-ý kiến, chuyên gia, nga, châu âu, khí đốt
Chuyên gia đánh giá khả năng của châu Âu trong việc thay thế khí đốt Nga
11:52 04.03.2023 (Đã cập nhật: 11:53 04.03.2023) MOSKVA (Sputnik) - Các nước châu Âu sẽ tìm cách tiếp tục mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để thay thế khí đốt cung cấp qua đường ống từ Nga, nhưng sẽ không dễ dàng tăng lượng nhập khẩu nhiều hơn đáng kể so với mức đạt được trong năm nay. Chuyên gia tư vấn Ivan Timonin của công ty Vygon Consulting chia sẻ điều này với phóng viên Sputnik.
Theo kết quả hai tháng đầu năm, châu Âu đã nhập khẩu 21,6 triệu tấn khí hóa lỏng, nhiều hơn một chút so với cùng kỳ năm 2022 là 21,3 triệu tấn, người đối thoại của hãng tin cho biết.
"Châu Âu chắc chắn sẽ tìm cách tiếp tục tăng mua LNG để thay thế khí đốt đường ống của Nga, nhưng sẽ không dễ dàng tăng khối lượng nhập khẩu nhiều hơn đáng kể so với mức đạt được trong năm nay", - ông Timonin chắc chắn. Nhờ một số dự án mới dự kiến khởi động vào năm 2023, sản lượng khí hóa lỏng toàn cầu sẽ tăng khoảng 12,5 triệu tấn, nhưng đồng thời nhu cầu đối với sản phẩm này ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc cũng như các khu vực khác sẽ tăng mạnh trong bối cảnh dỡ bỏ các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19, chuyên gia nói thêm.
Theo ông,
các nhà cung cấp LNG lớn nhất cho châu Âu trong tháng 1-2/2023 là Mỹ, Nga, Qatar và Algeria, lần lượt ở mức 9,1 - 3,2 - 2,1 và 1,8 triệu tấn sản phẩm. Ông cho biết các nhà xuất khẩu khác - Nigeria, Ai Cập, Na Uy, Angola và một số nước nữa - tổng cộng cung cấp cho châu Âu 5,4 triệu tấn hàng. Như vậy sự phân bố lực lượng so với cùng kỳ năm ngoái không thay đổi gì nhiều, nhà phân tích lưu ý.
Bên cạnh đó, tình hình thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng không có nhiều thay đổi so với năm ngoái: tổng lượng hàng nhập khẩu trong 2 tháng của khu vực này đạt 41,9 triệu tấn, thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái là 42,5 triệu tấn, Timonin cho biết thêm. Theo ông, các nhà xuất khẩu lớn nhất là Úc, Qatar, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ và Nga, lần lượt cung cấp 13,1 - 10,6 - 4,8 - 2,6 - 2,2 và 1,9 triệu tấn sản phẩm, còn các nhà nhập khẩu là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, đã mua 12,7 - 9,5 và 9,3 triệu tấn.
Gazprom, vốn là nhà cung cấp cung cấp khí đốt chính
cho châu Âu trong những năm gần đây, theo số liệu của người đứng đầu công ty Alexei Miller, vào năm 2022 đã xuất khẩu sang các nước ngoài CIS (SNG) lượng khí đốt chưa đến một nửa so với một năm trước đó - 100,9 tỷ mét khối (giảm 45,5% so với con số 185,1 tỷ m3 năm 2021). Gazprom Export lưu ý rằng đây là khối lượng ít nhất kể từ đầu những năm 1990.
Lượng xuất khẩu khi đốt qua đường ống sang châu Âu sụt giảm trong bối cảnh châu Âu từ chối nhập khẩu khí đốt của Nga, cũng như các vấn đề về cơ sở hạ tầng xuất khẩu ở các tuyến cung cấp chính. Vào năm 2022 việc cung cấp cho châu Âu đã chấm dứt cả theo tuyến chính (Dòng chảy phương Bắc) và tuyến cân đối (Yamal-châu Âu), còn lượng cung cấp qua hệ thống trung chuyển khí đốt Ukraina giảm gần ba lần.