Nga và Trung Quốc chung sức chống âm mưu của phương Tây phá hoại an ninh châu Á-Thái Bình Dương

© AFP 2023 / Jade GaoTin tức về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình lớn ở Bắc Kinh
Tin tức về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình lớn ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Đăng ký
Một trong những sự kiện quốc tế quan trọng nhất vào tuần này chắc chắn là chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Liên bang Nga. Chuyến đi là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với tư cách nguyên thủ quốc gia Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc có đủ quyền chỉ trích chính sách của phương Tây nhằm hình thành các cấu trúc khối khép kín ở châu Á-Thái Bình Dương. Sự hỗ trợ của Nga đối với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan đang giúp ổn định tình hình xung quanh hòn đảo này. Bình luận về kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Trung tại Điện Kremlin, ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và quan hệ ngoại giao thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (IMEMO RAN), nói lên ý kiến này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nga và Trung Quốc phản đối việc hình thành các cấu trúc khối khép kín ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bản tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc được ký kết theo kết quả chuyến thăm cấp nhà nước tới LB Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viết rõ: Nga và Trung Quốc phản đối việc hình thành các cấu trúc khối khép kín và phe đối lập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuyên bố chung cũng viết rằng, quan hệ Trung Quốc - Nga không phải kiểu liên minh chính trị - quân sự thời Chiến tranh lạnh, mà có bản chất không liên minh, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Giáo sư Alexander Lomanov lưu ý rằng, mối quan hệ Nga - Trung có bản chất không liên minh, do đó, về mặt đạo đức, hai nước này có đủ quyền phản đối việc phương Tây đang hình thành các liên minh chính trị-quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

“Ngày nay, trung tâm phát triển khoa học và kinh tế thế giới đang chuyển dịch sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng với sự tiến bộ, thịnh vượng và vai trò dẫn đầu về kinh tế, những nguy cơ mới đang len lỏi vào châu Á. Trong đó có nguy cơ bị chia thành các khối đối lập nhau, đối đầu trong khu vực, biến khu vực này thành tâm điểm của một cuộc chạy đua vũ trang mới, cuộc đối đầu mới.

Mặc dù Nga và Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, hai nước này không thành lập một liên minh. Điều này là rất quan trọng, bởi vì để có cơ sở đạo đức cho việc chỉ trích các cấu trúc khối khép kín do phương Tây thành lập ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai quốc gia này phải nêu gương về sự tương tác cởi mở, bình đẳng, mà không có nỗ lực thành lập một liên minh. Đặc biệt là, nếu Trung Quốc và Nga tạo ra một liên minh, thì đó sẽ là một cấu trúc chiếm phần lớn diện tích đất liền trên toàn thế giới với một phần đáng kể dân số toàn cầu”, - chuyên gia Nga lưu ý.

Ký văn bản Nga-Trung tại điện Kremlin - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2023
LIVE: Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mátxcơva ngày 20-22/3

Việc NATO mở rộng về phía Đông là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng

Tuyên bố chung cũng phản ánh mối quan ngại của Nga và Trung Quốc về việc các thành viên NATO đang tăng cường quan hệ với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong lĩnh vực quân sự và các vấn đề an ninh. Giáo sư Alexander Lomanov cho rằng, xu hướng này là một trong những mối đe dọa chung đối với an ninh của cả Nga và Trung Quốc.

Việc mở rộng NATO về phía Đông đã gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng ở châu Âu. NATO là một công cụ để xây dựng tính kỷ luật trong khối, và Hoa Kỳ sử dụng khối này để tập hợp các đồng minh châu Âu xung quanh mình. Với sự giúp đỡ của NATO, Hoa Kỳ có ý định tập hợp các đồng minh châu Âu không chỉ chống lại Nga mà còn chống lại Trung Quốc.

Và tuyên bố Nga – Trung đưa ra lời cảnh báo về vấn đề này. Đây là lời cảnh báo của cả hai nước, vì thế nó đầy sức nặng và làm tăng hy vọng rằng các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ lắng nghe nó. Chắc chắn rằng, những quốc gia châu Á đứng về lẽ phải, có khả năng theo đuổi chính sách chủ quyền, không muốn tham gia vào các liên minh hoặc trở thành một công cụ trong chính sách khối mới của phương Tây sẽ lắng nghe lời cảnh báo này”, - chuyên gia Alexander Lomanov nói với Sputnik.

Trong tuyên bố, Nga tái khẳng định tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”, ủng hộ các hành động của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong vấn đề Đài Loan. Theo Giáo sư Alexander Lomanov, điều này phản ánh quan điểm nhất quán và có nguyên tắc của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2023
Quan hệ Nga-Trung có tầm quan trọng sống còn đối với trật tự thế giới hiện đại
Tại cuộc gặp thượng đỉnh, Trung Quốc và Nga nhất trí tăng cường hợp tác thực thi pháp luật như ngăn chặn “cách mạng màu”, trấn áp “ba thế lực” gồm “phong trào Hồi giáo Đông Turkistan”, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế và tội phạm ma túy.

Tuyên bố Nga - Trung là phản ứng trước đe dọa quân sự từ phía Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Andrey Denisov, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga, cựu Đại sứ Nga tại Trung Quốc, cho biết rằng, một số điểm trong tuyên bố Nga - Trung theo kết quả cuộc hội đàm song phương tại Mátxcơva là phản ứng trước chính sách của giới lãnh đạo Mỹ chứa đựng các mối đe dọa quân sự.
“Nga và Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố này (theo kết quả cuộc hội đàm Nga-Trung - chú thích biên tập) không phải vì phía Trung Quốc hay phía Nga đột ngột quyết định gây hấn. Đây là một phản ứng đối với chính sách và hành động thực tế của phía Mỹ. Và theo tôi, đây là phản ứng thận trọng", - cựu đại sứ Nga tại Trung Quốc cho biết.
Ông Denisov lưu ý rằng, cần phải có phản ứng thích hợp đối với chính sách của giới lãnh đạo Mỹ chứa đựng các mối đe dọa quân sự và gợi ý về khả năng sử dụng các giải pháp cực đoan trong chiến tranh:

“Hiện nay có nhu cầu rất cấp bách về phản ứng như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày diễn ra chuyến thăm, tại một cuộc họp báo, Tổng thống Putin lên tiếng cảnh báo về kế hoạch cung cấp đạn chứa uranium nghèo. Kế hoạch này vượt quá giới hạn hợp lý. Vì vậy, chúng ta cần phải phản ứng".

Trước đó, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Anh Annabel Goldie cho biết, trong số đạn dành cho xe tăng chủ lực Challenger 2 mà nước này dự định chuyển cho Ukraina có đạn xuyên giáp chứa uranium nghèo. Phát biểu về sáng kiến ​​​​này tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm Nga-Trung, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, thông tin về việc vận chuyển loại đạn pháo nói trên tới Ukraina chứng tỏ phương Tây quyết chống Nga đến người Ukraina cuối cùng không phải bằng lời nói mà bằng hành động. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng, nếu điều này xảy ra, nó sẽ là một kết cục tồi tệ cho London. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, kế hoạch chuyển đạn pháo chứa chất uranium nghèo cho Kiev của Anh là biểu hiện của tội ác diệt chủng đối với dân chúng bị ảnh hưởng vì việc vũ khí như vậy được sử dụng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала