Mỹ đã nhiều lần thất bại khi “ve vãn” Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamLực lượng đặc nhiệm Việt Nam trong cuộc diễu hành quân sự tại TP Hồ Chí Minh
Lực lượng đặc nhiệm Việt Nam trong cuộc diễu hành quân sự tại TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2023
Đăng ký
Vấn đề mua sắm quốc phòng nói riêng cũng như hợp tác quân sự và đối ngoại quốc phòng nói chung là công việc nội bộ của Việt Nam. Trong quan hệ với Mỹ, cho dù hợp tác quốc phòng – an ninh đến mức độ nào đi nữa thì Việt Nam chắc chắn vẫn sẽ giữ vững nguyên tắc “Bốn không”.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ đã đàm phán với Việt Nam và các đối tác khác về “đa dạng hóa việc mua sắm quốc phòng” từ Nga.

“Chúng tôi đã tiến hành trao đổi và đối thoại với những người bạn Việt Nam và các đối tác khác trên thế giới... Cách tiếp cận sẽ phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ để các đối tác như Việt Nam đa dạng hóa hoạt động mua sắm quốc phòng của họ từ Nga,” - Daniel Kritenbrink nói tại cuộc họp báo đặc biệt về chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Antony Blinken.

Dự kiến, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Việt Nam vào cuối tuần này.
© AP Photo / Jacquelyn MartinTrợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2023
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink

Mỹ đang thăm dò phản ứng của Việt Nam và các đối tác “không mấy dễ chịu” đối với Mỹ

Trong trả lời phỏng vấn của Sputnik, bình luận về phát biểu trên của Daniel Kritenbrink, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an đã nói:
Mỹ đang xúc tiến thực hiện chiến lược kép, vừa bao vây, cô lập Nga ở Châu Âu, vừa cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương nhằm mục tiêu hiện thực hóa chiến lược Liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đồng thời hạn chế quá trình “Đông tiến” của Nga. Trong số những thứ mà người Mỹ cho là “vật cản” đối với họ khi thực hiện chiến lược này có Việt Nam.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng, Washingtonvào các ngày 12 và 13/5/2022, trong khi các quốc gia ASEAN khác còn đang lúng túng trước đề nghị của Mỹ về việc ASEAN tham gia vào “Chiến lược liên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPS) do Mỹ chủ xướng gắn với “Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (AOIP) thì đoàn Việt Nam đã nói thẳng rằng, Mỹ cần làm rõ nội hàm của những khái niệm cơ bản trong chiến lược IPS của họ rồi mới nói đến việc tham gia.
“Đây cũng chính là điều mà người tiền nhiệm của ông Antony Blinken là cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không làm được hồi tháng 6 năm 2018. Và cho đến nay, dù đã đưa ra tuyên bố “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Mỹ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phía Việt Nam”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr. phát biểu tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
“Kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ - ASEAN có gì mới?
Cũng theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, có thể nhận thấy ngay rằng phát biểu của ông Daniel Kritenbrink là nhằm tới việc triển khai trụ cột thứ hai của “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đó là vấn đề an ninh – quốc phòng. Trong đó có 4 nội hàm về:
Bảo đảm tự do an toàn hàng hải bằng vũ lực nhưng theo pháp luật của Mỹ chứ không theo UNCLOS-1982 (vì Mỹ chưa tham gia Công ước này).
Duy trì và tăng cường sự hiện diện quân sự ở tuyến đầu có khả năng ngăn chặn và đánh bại bất kỳ kẻ thù nào nếu cần thiết.
Củng cố mối quan hệ quân sự lâu dài và khuyến khích phát triển một mạng lưới quân sự mạnh mẽ với các đồng minh Nhật Bản, Philippines, Thái Lan và các đối tác như Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và các nước khác.
Cải thiện thực thi pháp luật, hợp tác quốc phòng và tình báo với các đối tác ở Đông Nam Á nhằm giải quyết mối nguy cơ đe dọa khủng bố.
Mặc dù cả 4 nội hàm đã được đưa ra nhưng có một nội hàm thứ 5 đã bị Mỹ giấu đi. Đó là việc đưa ra các biện pháp để hiện thực hóa trụ cột an ninh và quốc phòng đó có lợi cho ai? Vai trò của các bên đồng minh và đối tác ra sao? Đơn giản vì tất cả những biện pháp đó đều trước hết bảo đảm cho quyền lợi của Mỹ, bảo đảm cho quá trình cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với Trung Quốc và Nga. Vì vậy mà người Mỹ tránh nhắc đến cái đích cuối cùng có các khái niệm, nội hàm ấy và đề cập đến chúng một cách hết sức chung chung, mờ ảo.
Tuy chuyến thăm Việt Nam của ông Antony Blinken chưa diễn ra nhưng những phát biểu của ông Daniel Kritenbrink, từng là đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho thấy phía Mỹ sẽ đặt những vấn đề gì trong chuyến đi sắp tới. Chắc chắn trong đó có vấn đề quốc phòng, cụ thể là mua sắm vũ khí của Việt Nam và chắc chắn sẽ có những điều kiện ràng buộc do Mỹ đưa ra. Phát biểu của ông Daniel Kritenbrink về vấn đề đa dạng hóa việc mua sắm quốc phòng từ Nga cho thấy Mỹ đang thăm dò phản ứng của Việt Nam và các đối tác “không mấy dễ chịu” đối với Mỹ trước chuyến đi thăm quan trọng của ngoại trưởng Mỹ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2023
Lễ khởi công đại sứ quán tỉ đô sẽ diễn ra nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Blinken

Ẩn chứa sau những lời nói mập mờ của Daniel Kritenbrink là cả một chuỗi các hoạt động “ve vãn chiến lược”của Mỹ, không chỉ đối với Việt Nam

Theo Daniel Kritenbrink, Mỹ đã nói rõ lập trường của mình với các đồng minh.
"Tôi sẽ để Việt Nam và những người bạn của chúng tôi bình luận về vấn đề này, nêu rõ quan điểm và lập trường của họ. Nhưng tất nhiên, chúng tôi đã nói rất rõ lập trường của chúng tôi về vấn đề này", - Daniel Kritenbrink nói thêm.
Vậy, Việt Nam sẽ nêu quan điểm và lập trường của mình về vấn đề này như thế nào? Trả lời câu hỏi trên của Sputnik, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long đã có bình luận như sau:
“Ẩn chứa sau những lời nói mập mờ này là cả một chuỗi các hoạt động “ve vãn chiến lược” của Mỹ, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, với quan điểm không chọn phe mà chọn công lý, chọn chính nghĩa, Việt Nam có lập trường riêng của mình trong ứng xử với các bên đang mâu thuẫn nhau gay gắt và mang tính toàn cầu. Mỹ đã nhiều lần thất bại khi “ve vãn” Việt Nam”.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý:
Trước hết, vấn đề mua sắm quốc phòng nói riêng cũng như hợp tác quân sự và đối ngoại quốc phòng nói chung là công việc nội bộ của Việt Nam. Việt Nam muốn mua sắm quốc phòng từ nguồn nào, chủng loại nào, số lượng bao nhiêu là việc riêng của Việt Nam và thuộc vào vấn đề tuyệt mật của quốc gia. Bất kỳ quốc gia nào, dù là cường quốc cũng không được phép can thiệp vào công việc nội bộ đó.
Thứ hai, công việc của ông Antony Blinken khi tới thăm Việt Nam sắp tới chủ yếu là bàn về nhiều lĩnh vực hợp tác chứ không chỉ riêng về hợp tác quốc phòng. Sẽ có nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém mà Việt Nam quan tâm như Việt Nam cần Mỹ có quan điểm rõ ràng về các tổ chức khủng bố như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia lâm thời”, “Đảng Dân chủ thế kỷ 21”… và các tổ chức phi chính phủ hoặc của chính quyền Mỹ như HRW, RSF, USCIRF… đang hoạt động tại Mỹ đã rất nhiều lần có thái độ và việc làm sai trái đối với Việt Nam. Đây là những vấn đề mà người Mỹ luôn lảng tránh. Mặc dù Mỹ luôn nhắc đến chống khủng bố nhưng họ lại để cho các tổ chức khủng bố chống lại các nước đối tác ngang nhiên hoạt động trên lãnh thổ của họ. Đây cũng là điều mập mờ lớn nhất trong hành xử của Mỹ khi quan hệ với Việt Nam. Và những tổ chức nêu trên cũng chính là những vật cản nghiêm trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Việt.
Филиппинские солдаты в военном лагере - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2023
Biển Đông
Lôi kéo Philippines vào liên minh chống Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể mồi Việt Nam?
Thứ ba là mỗi khi diễn ra các chuyến thăm viếng của quan chức Mỹ tới Việt Nam, bộ máy truyền thông của Mỹ luôn có sự “hạ giọng” đối với Hà Nội. Tất nhiên là các tổ chức nói trên cũng các hãng truyền thông như RFA cũng được Mỹ “chỉ đạo” vặn nhỏ “chiết áp” khi vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc đối với Việt Nam. Nếu chuyến đi không đạt được các mục tiêu mà Mỹ đặt ra, không gây được sức ép lên đối tác thì mọi chuyện lại “đâu đóng đấy”. Những kiểu cách quan hệ nói trên của Washington đối với Hà Nội đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ tới nay.
Thứ tư là Mỹ đã khuếch đại rất lớn các thông tin về việc viện trợ cho Việt Nam một số tàu tuần tra lớp Hamilton và xuồng cao tốc. Tuy nhiên, những phương tiện này đều đã ở sát mức niên hạn sử dụng, hệ thống điều khiển vũ khí cũng lạc hậu và có tầm hoạt động hạn chế. Vì vậy, Việt Nam chỉ biên chế các phương tiện đó cho Cảnh sát biển và Biên phòng chứ không trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Điều đơn giản là nếu biên chế chúng cho hải quân, sẽ tốn kém rất nhiều để đồng bộ hóa với các phương tiện khác được mua sắm từ Nga và một số nguồn khác. Đó là chưa kể đến nhiều khó khăn khác trong việc huấn luyện và sử dụng, từ ngôn ngữ, ký hiệu, đơn vị đo lường trở đi.
“Quan điểm của Việt Nam sẽ vẫn trước sau như một. Cho dù hợp tác quốc phòng – an ninh đến mức độ nào đi nữa thì nguyên tắc “Bốn không” chắc chắn vẫn sẽ được giữ vững. Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ nhưng đó phải là quan hệ bình đẳng, là quan hệ có đi có lại, chia sẻ lợi ích hài hòa chứ không phải là kiểu quan hệ có tính áp đặt một chiều, gây khó dễ với đối tác để ép buộc đối tác phải hành xử theo mục tiêu, yêu cầu của Mỹ”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала