Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chấn chỉnh việc bán bảo hiểm

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2023
Đăng ký
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rà soát và chấn chỉnh việc các nhà băng bán chéo bảo hiểm, đặc biệt là không để tạo dư luận xấu với ngành bảo hiểm nước nhà.
Bộ Tài chính phải có biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng đại lý, giám sát hoạt động tư vấn, minh bạch thông tin với khách hàng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm rà soát quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh của người dân về hợp đồng bảo hiểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chấn chỉnh việc bán bảo hiểm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về tình hình triển khai cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hôm 18/4 vừa qua.
Động thái của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh ngành bảo hiểm Việt Nam hiện đang trong cuộc khủng hoảng lớn nhất về mặt niềm tin kể từ năm 1996 đến nay.
Như Sputnik đưa tin, hôm qua, phát biểu tại buổi họp báo trao đổi về thị trường bảo hiểm nhân thọ được tổ chức ở TP.HCM, ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết, chưa bao giờ thị trường bảo hiểm nhân thọ bị giảm niềm tin như hiện nay bởi những lùm xùm vừa qua.
Tình trạng này khiến ít người mua bảo hiểm hơn, những khách hàng mua qua kênh ngân hàng (bancassurance) quyết định dừng đóng tiếp. Đối với bảo hiểm nhân thọ, báo cáo cho thấy, thị trường bảo hiểm nhân thọ (giai đoạn 2018-2022) tăng trưởng nhanh với tốc độ tung bình 21% mỗi năm.
Thế nhưng, cùng với đà phổ biến của bảo hiểm nhân thọ, ngày càng nhiều người dân phản ánh tiêu cực về các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như bị ngân hàng ép mua kèm khoản vay hay bị đại lý bảo hiểm cung cấp thông tin không rõ ràng gây nhầm lẫn, chất lượng dịch vụ sau bán hàng cũng chưa tốt, thậm chí, nhiều người cho biết họ bị lừa mua bảo hiểm.
Con số thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được ông Ngô Trung Dũng nêu cho hay, lũy kế đến hết tháng 3, có gần 13,69 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tăng 3,5% so với cùng thời điểm năm ngoái, tuy nhiên giảm hơn 235.000 hợp đồng so với cuối năm 2022.
Hàng chục khách hàng đến Cơ quan CSĐT nộp hồ sơ tố cáo gửi tiền tiết kiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) nhưng được “hô biến” sang Công ty Bảo hiểm Manulife Việt Nam. 
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2023
Dân tập trung đông tại Công an TP.HCM tố cáo SCB và bảo hiểm Manulife
Hiện cả thị trường có 730.000 đại lý bảo hiểm chính thức, gồm cá nhân lẫn tổ chức. Trong đó, kênh bancassurance đang mang về nguồn thu lớn. Năm 2022 có 995.400 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua kênh bancassurance, chiếm 46% doanh số khai thác mới.
Lũy kế đến hết năm 2022, có hơn 2,92 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được bán theo hình thức này, với tổng phí 44.959 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng doanh số. Nhưng kể cả khi thị trường tăng trưởng tốt, số lượng hợp đồng vẫn có thể giảm vì đến hạn.
"Khi niềm tin của thị trường giảm thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số lượng hợp đồng bảo hiểm trên thị trường", - ông Dũng nói và cho biết, nói chung, sản phẩm bảo hiểm không sai, lỗi ở nhân viên tư vấn.

Có hiện tượng ngân hàng ép khách mua bảo hiểm

Trong kết luận, Phó Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ, số lượng người tham gia bảo hiểm ngày càng tăng, góp phần thực hiện an sinh xã hội, huy động nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động.
"Tuy nhiên, vừa qua một số phương tiện truyền thông đưa tin phản ánh về tình trạng nhân viên ngân hàng ép buộc, lôi kéo khách hàng tham gia bảo hiểm", - Chính phủ cho biết đã nắm về tình hình lùm xùm thời gian qua.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng doanh nghiệp/đại lý bảo hiểm giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm bảo hiểm không rõ ràng, thiếu minh bạch, dẫn đến gây nhầm lẫn cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Đồng thời, có việc chất lượng dịch vụ sau bán hàng chưa tốt.
Các loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay được cung cấp trên thị trường ngày càng phong phú, trong đó có các sản phẩm rất phức tạp như bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Bộ Tài chính "mạnh tay" với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Bộ Tài chính đã báo cáo một số nguyên nhân dẫn đến tình hình như thời gian qua là do đặc thù của hợp đồng bảo hiểm là dài hạn, có nhiều thuật ngữ chuyên môn sâu; việc giao chỉ tiêu doanh số bán hàng; tâm lý của người tham gia bảo hiểm và việc kiểm soát chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Để phát triển ổn định, lành mạnh thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân khi tham gia bảo hiểm, Phó Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ quan trọng.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
"Trong đó nghiên cứu, bổ sung các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nâng cao chất lượng của đại lý bảo hiểm, giám sát hoạt động tư vấn của đại lý, bảo đảm minh bạch thông tin với khách hàng", - Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý.
Cùng với đó, cần nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với các quy định hiện hành và triệt để khắc phục những bất cập trong triển khai bảo hiểm nhân thọ trong thời gian qua.
"Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm về tình hình thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm", - ông Lê Minh Khái yêu cầu.

Xử nghiêm vi phạm trong bán bảo hiểm

Mặt khác, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương rà soát tổng thể quy trình nghiệp vụ, bảo đảm việc triển khai đúng quy định, thực hiện tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh của người dân về hợp đồng bảo hiểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải rà soát, làm rõ thông tin phản ánh về các tồn tại, bất cập có liên quan đến đại lý bảo hiểm độc quyền tại ngân hàng.
Cùng với đó, NHNN cần làm rõ tình trạng ép buộc, lôi kéo khách hàng của ngân hàng tham gia bảo hiểm.
"NHNN cần có biện pháp chấn chỉnh, không để tạo dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng", - ông Lê Minh Khái chỉ đạo.
Đặc biệt, Bộ Công an phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để nắm bắt tình hình, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự của thị trường, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала