https://kevesko.vn/20230430/ong-lon-san-xuat-chip-the-gioi-do-ve-viet-nam-co-hoi-thanh-cu-diem-moi-22747087.html
Ông lớn sản xuất chip thế giới đổ về Việt Nam: Cơ hội thành cứ điểm mới
Ông lớn sản xuất chip thế giới đổ về Việt Nam: Cơ hội thành cứ điểm mới
Sputnik Việt Nam
Đến nay, cả FPT, Viettel và CMC đều đã tham gia và lĩnh vực thiết kế và sản xuất chip bán dẫn. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI cũng đầu tư hàng triệu, thậm... 30.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-30T19:23+0700
2023-04-30T19:23+0700
2023-04-30T19:23+0700
việt nam
fpt
chip điện tử
công nghiệp
kinh doanh
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/12/18685396_0:0:5184:2916_1920x0_80_0_0_1e4ecac9c1453f3536a1408c040fb79f.jpg
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện có tiềm năng lớn trong ngành sản xuất chip. Nếu vượt qua được khó khăn ban đầu, Việt Nam có cơ hội chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm này.Nhiều công ty Việt Nam tham gia làm chipHồi giữa tháng 4 vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đến tập đoàn FPT, lãnh đạo doanh nghiệp này đã báo cáo về việc thành lập Công ty cổ phần bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) vào tháng 3/2022.Theo đó, Giám đốc FPT Semiconductor Nguyễn Vinh Quang cho biết, trong năm 2022, công ty này đã thiết kế, sản xuất 3 dòng chip nguồn và có hợp đồng cung cấp chip đầu tiên cho đối tác với đơn đặt hàng 25 triệu chip trong năm 2024 và 2025.Hiện FPT đang thực hiện đơn đặt hàng 2 triệu chip cho đối tác Nhật Bản và dựa kiến ngay trong năm nay, công ty sẽ có thêm 7 dòng chip mới. Đầu năm 2024, FPT sẽ tiếp tục thiết kế, sản xuất dòng chip IoT platform cho ứng dụng thiết bị thông minh, IoT cho nông, lâm, thủy hải sản, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.Theo ông Quang, dòng chip vi mạch đầu tiên do FPT sản xuất được ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT). Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC – Integrated Circuit) do các kỹ sư của FPT trực tiếp thiết kế. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển chip được thực hiện tại Việt Nam, bởi chính những kỹ sư của FPT, sau đó đặt nhà máy tại Hàn Quốc sản xuất và đóng gói.FPT Semiconductor hiện có khách hàng ở các thị trường Úc, Đài Loan, Trung Quốc… Công ty có kế hoạch đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước chứ không chỉ xuất khẩu.Ngoài FPT, CMC và Viettel cũng đã đầu tư vào sản xuất chip. Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC, cho biết tập đoàn này đã có sản phẩm thương mại hóa, nhưng nó ẩn ở phía sau. Ví dụ, camera nhận diện khuôn mặt, công nghệ nền tảng là FPGA, toàn bộ công nghệ nhận dạng đã được cứng hóa. Nếu đạt sản lượng lớn, CMC sẽ thuê đơn vị thứ ba đúc con chip của mình.Vừa qua, lãnh đạo Viettel cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa, hướng tới xuất khẩu. Trước đó, từ năm 2018, Viettel đã đầu tư 40 triệu USD để tiến hành nghiên cứu và sản xuất chip.Tại hội nghị di động thế giới 2023 (MWC 2023) vừa qua ở Tây Ban Nha, Viettel và Qualcomm đã công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC.Đại diện Viettel cho biết, việc thiết kế và sản xuất chip là bước đi quan trọng hướng tới việc làm chủ toàn bộ công nghệ.Doanh nghiệp FDI cũng đến đầu tưNăm 2022, Samsung đã đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào Việt Nam. Tháng 8/2022, tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng giám đốc Samsung Roh Tae-Moon cho biết hãng đang chuẩn bị sản xuất thử lưới bóng chip bán dẫn, dự kiến sản xuất đại trà tại nhà máy ở Thái Nguyên từ tháng 7/2023.Mới đây, Reuters có bài viết cho biết, Intel đang cân nhắc bổ sung vào dự án đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam nhằm mở rộng nhà máy kiểm tra và đóng gói chip. Công ty này có thể rót thêm 1 tỷ USD vào dự án hiện tại, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.Hồi đầu năm nay, công ty Amkor Technology (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại khu công nghiệp Yên Phong 2C, tỉnh Bắc Ninh. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào vận hành vào cuối năm 2023, với tổng vốn đầu tư cam kết đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD.Ngoài ra, có thể kể đến Công ty Hayward Quartz Technology INC (Mỹ), nhà cung cấp OEM trong lĩnh vực chip, cũng đã được phê duyệt xây dựng nhà máy tại khu công nghệ cao Đà Nẵng. Nhà máy có tổng trị giá 110 triệu USD, dự kiến hoạt động vào quí 2 này, tập trung sản xuất các khối silicon tinh thể, polyme nhựa và các vật liệu khác được sử dụng trong chế tạo chip.Trước đó, cuối tháng 8/2022, Tập đoàn Synopsys (Mỹ) thông báo sẽ đào tạo kỹ sư điện tại Việt Nam và hỗ trợ Khu công nghệ cao TP.HCM thành lập trung tâm thiết kế chip thông qua chương trình tài trợ phần mềm.Công ty này cũng trao tặng Khu công nghệ cao TP.HCM tổng số 30 bằng sáng chế liên quan đến thiết kế chip, ước tính có trị giá 20 triệu USD. Dựa vào đó, các kỹ sư Việt Nam có thể thiết kế chip ứng dụng cho tủ lạnh, máy điều hòa…Tiềm năng lớn của Việt Nam trong ngành công nghiệp vi mạchÔng Daniel Lin, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh tại các thị trường mới nổi MediaTek, cho rằng Việt Nam có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu. Theo ông, Việt Nam nên cân nhắc đầu tư vào khâu sản xuất trong ngành công nghiệp chip bán dẫn.Mặc dù vậy, The Saigontimes dẫn ý kiến của ông Lin khuyến nghị không nên bắt đầu với những quy trình quá phức tạp và tiên tiến, mà hãy bắt tay vào những thứ đơn giản trước. Ví dụ như thiết kế vi mạch, xây dựng nhà máy, các phòng thử nghiệm, quy trình đóng gói… sau đó tăng dần cấp độ lên.Ông Daniel Lin cho biết, bản thân đã làm việc với Bộ Thông tin Truyền thông và một số doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào ngành sản xuất chip bán dẫn. Theo ông, khâu thiết kế, đóng gói và các dịch vụ phần mềm là lĩnh vực mà Việt Nam có thể làm tốt, từ đó chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong khi đó, những thành phần khác liên quan đến CPU, GPU… là những mục tiêu thách thức hơn do liên quan đến các công nghệ rất sâu.Về phần mình, tiến sĩ Majo George, giảng viên cấp cao tại Khoa Kinh doanh Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện đã tập trung mở rộng ngành công nghiệp điện tử và rất có tiềm năng trong lĩnh vực này bằng cách tham gia vào thị trường chất bán dẫn. Đây là thị trường đang mở rộng nhanh chóng và nhu cầu về chip tăng lên trong nhiều ngành công nghiệp.Theo chuyên gia, Việt Nam phải giải quyết một số thách thức như xây dựng chuỗi cung ứng nội địa có khả năng hỗ trợ sản xuất chip; đào tạo lực lượng lao động lành nghề; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; tài trợ cho nghiên cứu và phát triển và hợp tác với các đối tác quốc tế…Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng sản xuất chip không chỉ là lĩnh vực khó, rất tốn kém, mà còn có độ mạo hiểm, rủi ro rất cao; rất chậm hoàn vốn, đạt lợi nhuận.Theo ông, ngay cả khi có nhà máy sản xuất chip, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu toàn bộ vật liệu điện tử. Nếu Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vi mạch, việc đầu tiên phải làm là xây dựng cơ sở sản xuất các vật liệu điện tử chủ yếu.Về phần mình, phía tập đoàn FPT kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện tập trung phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt là nguồn lực thiết kế chip bán dẫn.Theo đó, Việt Nam cần thành lập trung tâm quốc gia hỗ trợ ngành bán dẫn để phát triển nguồn lực về lâu dài như mô hình các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Việt Nam cũng cần thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư xây dựng nhà máy, đào tạo nhân sự cho ngành này.
https://kevesko.vn/20230414/fpt-sap-dua-25-trieu-chip-made-in-vietnam-ra-the-gioi-22432540.html
https://kevesko.vn/20230406/bat-ngo-vi-tri-cua-viet-nam-trong-danh-sach-nhap-khau-chip-cua-my-22272358.html
https://kevesko.vn/20230228/viet-nam-quyet-liet-danh-dau-chu-quyen-make-in-vietnam-tren-thi-truong-hon-1800-ty-usd-21483001.html
https://kevesko.vn/20230224/nam-2023-viet-nam-du-kien-cong-bo-chien-luoc-quoc-gia-ve-san-xuat-chip-21417664.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/12/18685396_0:0:4608:3456_1920x0_80_0_0_c80c168e29a6e1ef8af652f245ce27d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, fpt, chip điện tử, công nghiệp, kinh doanh, kinh tế
việt nam, fpt, chip điện tử, công nghiệp, kinh doanh, kinh tế
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam hiện có tiềm năng lớn trong
ngành sản xuất chip. Nếu vượt qua được khó khăn ban đầu, Việt Nam có cơ hội chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm này.
Nhiều công ty Việt Nam tham gia làm chip
Hồi giữa tháng 4 vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đến tập đoàn FPT, lãnh đạo doanh nghiệp này đã báo cáo về việc thành lập Công ty cổ phần bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) vào tháng 3/2022.
Theo đó, Giám đốc FPT Semiconductor Nguyễn Vinh Quang cho biết, trong năm 2022, công ty này đã thiết kế, sản xuất 3 dòng chip nguồn và có hợp đồng cung cấp chip đầu tiên cho đối tác với đơn đặt hàng 25 triệu chip trong năm 2024 và 2025.
Hiện FPT đang thực hiện đơn đặt hàng 2 triệu chip cho đối tác Nhật Bản và dựa kiến ngay trong năm nay, công ty sẽ có thêm 7 dòng chip mới. Đầu năm 2024, FPT sẽ tiếp tục thiết kế, sản xuất dòng chip IoT platform cho ứng dụng thiết bị thông minh, IoT cho nông, lâm, thủy hải sản, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.
Theo ông Quang, dòng chip vi mạch đầu tiên do FPT sản xuất được ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT). Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC – Integrated Circuit) do các kỹ sư của FPT trực tiếp thiết kế. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển chip được thực hiện tại Việt Nam,
bởi chính những kỹ sư của FPT, sau đó đặt nhà máy tại Hàn Quốc sản xuất và đóng gói.
FPT Semiconductor hiện có khách hàng ở các thị trường Úc, Đài Loan, Trung Quốc… Công ty có kế hoạch đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước chứ không chỉ xuất khẩu.
Ngoài FPT, CMC và Viettel cũng đã đầu tư vào sản xuất chip. Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC, cho biết tập đoàn này đã có sản phẩm thương mại hóa, nhưng nó ẩn ở phía sau. Ví dụ, camera nhận diện khuôn mặt, công nghệ nền tảng là FPGA, toàn bộ công nghệ nhận dạng đã được cứng hóa. Nếu đạt sản lượng lớn, CMC sẽ thuê đơn vị thứ ba đúc con chip của mình.
Vừa qua, lãnh đạo Viettel cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa, hướng tới xuất khẩu. Trước đó, từ năm 2018, Viettel đã đầu tư 40 triệu USD để tiến hành nghiên cứu và sản xuất chip.
Tại hội nghị di động thế giới 2023 (MWC 2023) vừa qua ở Tây Ban Nha, Viettel và Qualcomm đã công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC.
Đại diện Viettel cho biết, việc thiết kế và sản xuất chip là bước đi quan trọng hướng tới việc làm chủ toàn bộ công nghệ.
Doanh nghiệp FDI cũng đến đầu tư
Năm 2022, Samsung đã đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào Việt Nam. Tháng 8/2022, tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng giám đốc Samsung Roh Tae-Moon cho biết hãng đang chuẩn bị sản xuất thử lưới bóng chip bán dẫn, dự kiến sản xuất đại trà tại nhà máy ở Thái Nguyên từ tháng 7/2023.
Mới đây, Reuters có bài viết cho biết, Intel đang cân nhắc bổ sung vào dự án đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam nhằm mở rộng nhà máy kiểm tra và đóng gói chip. Công ty này có thể rót thêm 1 tỷ USD vào dự án hiện tại, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Hồi đầu năm nay, công ty Amkor Technology (Hàn Quốc) đã ký thỏa thuận phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại khu công nghiệp Yên Phong 2C, tỉnh Bắc Ninh. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào vận hành vào cuối năm 2023, với tổng vốn đầu tư cam kết đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD.
Ngoài ra, có thể kể đến Công ty Hayward Quartz Technology INC (Mỹ), nhà cung cấp OEM trong lĩnh vực chip, cũng đã được phê duyệt xây dựng nhà máy tại khu công nghệ cao Đà Nẵng. Nhà máy có tổng trị giá 110 triệu USD, dự kiến hoạt động vào quí 2 này, tập trung sản xuất các khối silicon tinh thể, polyme nhựa và các vật liệu khác được sử dụng
trong chế tạo chip.
Trước đó, cuối tháng 8/2022, Tập đoàn Synopsys (Mỹ) thông báo sẽ đào tạo kỹ sư điện tại Việt Nam và hỗ trợ Khu công nghệ cao TP.HCM thành lập trung tâm thiết kế chip thông qua chương trình tài trợ phần mềm.
Công ty này cũng trao tặng Khu công nghệ cao TP.HCM tổng số 30 bằng sáng chế liên quan đến thiết kế chip, ước tính có trị giá 20 triệu USD. Dựa vào đó, các kỹ sư Việt Nam có thể thiết kế chip ứng dụng cho tủ lạnh, máy điều hòa…
Tiềm năng lớn của Việt Nam trong ngành công nghiệp vi mạch
Ông Daniel Lin, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh tại các thị trường mới nổi MediaTek, cho rằng Việt Nam có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip bán dẫn toàn cầu. Theo ông, Việt Nam nên cân nhắc đầu tư vào khâu sản xuất trong ngành công nghiệp chip bán dẫn.
Mặc dù vậy, The Saigontimes dẫn ý kiến của ông Lin khuyến nghị không nên bắt đầu với những quy trình quá phức tạp và tiên tiến, mà hãy bắt tay vào những thứ đơn giản trước. Ví dụ như thiết kế vi mạch, xây dựng nhà máy, các phòng thử nghiệm, quy trình đóng gói… sau đó tăng dần cấp độ lên.
Ông Daniel Lin cho biết, bản thân đã làm việc với Bộ Thông tin Truyền thông và một số doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào ngành sản xuất chip bán dẫn. Theo ông, khâu thiết kế, đóng gói và các dịch vụ phần mềm là lĩnh vực mà Việt Nam có thể làm tốt, từ đó chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong khi đó, những thành phần khác liên quan đến CPU, GPU… là những mục tiêu thách thức hơn do
liên quan đến các công nghệ rất sâu.
Về phần mình, tiến sĩ Majo George, giảng viên cấp cao tại Khoa Kinh doanh Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện đã tập trung mở rộng ngành công nghiệp điện tử và rất có tiềm năng trong lĩnh vực này bằng cách tham gia vào thị trường chất bán dẫn. Đây là thị trường đang mở rộng nhanh chóng và nhu cầu về chip tăng lên trong nhiều ngành công nghiệp.
Theo chuyên gia, Việt Nam phải giải quyết một số thách thức như xây dựng chuỗi cung ứng nội địa có khả năng hỗ trợ sản xuất chip; đào tạo lực lượng lao động lành nghề; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; tài trợ cho nghiên cứu và phát triển và
hợp tác với các đối tác quốc tế…
Ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng sản xuất chip không chỉ là lĩnh vực khó, rất tốn kém, mà còn có độ mạo hiểm, rủi ro rất cao; rất chậm hoàn vốn, đạt lợi nhuận.
Theo ông, ngay cả khi có nhà máy sản xuất chip, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu toàn bộ vật liệu điện tử. Nếu Việt Nam phát triển ngành công nghiệp vi mạch, việc đầu tiên phải làm là xây dựng cơ sở sản xuất các vật liệu điện tử chủ yếu.
Về phần mình,
phía tập đoàn FPT kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện tập trung phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt là nguồn lực thiết kế chip bán dẫn.
Theo đó, Việt Nam cần thành lập trung tâm quốc gia hỗ trợ ngành bán dẫn để phát triển nguồn lực về lâu dài như mô hình các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Việt Nam cũng cần thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư xây dựng nhà máy, đào tạo nhân sự cho ngành này.