Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Các thủy thủ Nga nhận huân chương Đại Nam Long Tinh của Hoàng đế An Nam

© Ảnh : Public domainZabiyaka
Zabiyaka  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Đăng ký
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về lịch sử hiểu biết lẫn nhau của nhân dân hai nước chúng ta và chuyện những người Nga đầu tiên lưu trú ở Việt Nam.
Có lẽ ngoại trừ Bá tước Vyazemsky, người đến Bắc Kỳ năm 1892 bằng đường bộ thông qua Trung Quốc, còn đại đa số những người Nga đầu tiên đến Việt Nam đều bằng đường biển, qua ngả Sài Gòn.

Chiến hạm đầu tiên của Đế chế Nga ở miền Bắc Việt Nam

Con tàu Nga đầu tiên ghé cảng Hải Phòng vào cuối tháng 1 năm 1894 là tuần dương hạm «Zabiyaka» đang làm nhiệm vụ tuần tra trên Thái Bình Dương. Thông tin về chuyến ghé thăm này xuất hiện trong «Tuyển tập Bắc Kỳ» năm 1894. Trong tuyển tập cũng cung cấp dữ liệu về tuần dương hạm Nga:
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh trong vòng vây quanh của các thủy thủ ở Stralsund, năm 1957 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2023
Chuyện đáng kinh ngạc
Đại tá, TS. Nguyễn Văn Khoan: Những câu chuyện chưa kể về Hồ Chí Minh
«Tàu được đóng dành cho hải quân Nga vào năm 1878. Chiều dài – 67 mét, chiều rộng - 9 mét. Công suất máy là 1.500 mã lực. Tầm xa hành trình - lên tới 8.000 hải lý, có khả năng độc lập điều hướng tối đa 25 ngày đêm. Vũ khí - 17 cỗ pháo. Thủy thủ đoàn - 11 sĩ quan và 144 thủy thủ. Vị chỉ huy tuần dương hạm Domozhirov là một trong những thuyền trưởng trẻ nhất và xuất sắc nhất của hạm đội Nga».
Vài ngày sau khi chiến hạm nhập cảng Hải Phòng, các sĩ quan của «Zabiyaka» đã được đón gặp ở Hà Nội. Có chi tiết trùng hợp kỳ lạ - đó là vào ngày 30 tháng Giêng. Tức là đúng vào ngày mà 56 năm sau hai nước chúng ta chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ai là người đầu tiên ở Hà Nội thông thạo tiếng Nga?

Như «Tuyển tập Bắc Kỳ» thông báo, các đại diện của xứ Nga đã được tiếp đón trọng thể ở Hà Nội. Các sĩ quan được bố trí nghỉ tại «Grand Hôtel» thượng hạng. Những người Nga này dùng bữa sáng trên bờ Hồ Gươm, trong quán cà phê «Le Grand Lac» («Hồ Lớn»). Tiệc chiêu đãi long trọng được tổ chức trong dinh Thống đốc để chào mừng các thủy thủ Nga.
Và đây là điều thú vị. Tại buổi tiếp tân ở Hà Nội đã tổ chức đọc thơ để bày tỏ thịnh tình với các vị khách quý đến từ phương xa. Thơ là những sáng tác thi ca đăng trong tập «Bông hồng đen», đã xuất bản ở Saint-Peterburg. Người đọc thơ là bác sĩ Lê Lan. Tất nhiên lập tức nảy sinh câu hỏi. Bằng cách nào mà ở Hà Nội có tuyển thơ này? Rất có thể là cuốn thơ được mang trong hành lý của một du khách người Nga nào đó đã đến thăm Việt Nam. Và câu hỏi tiếp theo - những bài thơ trong tuyển tập này chỉ in bằng tiếng Nga. Như vậy liệu có nghĩa là bác sĩ Lê Lan nắm được kiến thức gì đó về thứ ngoại ngữ này? Phải chăng nhờ tư liệu của «Tuyển tập Bắc Kỳ» mà chúng ta đã phát hiện ra nhà Nga học đầu tiên của Việt Nam là vị bác sĩ thông thạo tiếng Nga?
© Ảnh : Public domain / Vyazemsky, Konstantin AlexandrovichHoàng tử Vyazemsky Konstantin Alexandrovich ở Xiêm
Hoàng tử Vyazemsky Konstantin Alexandrovich ở Xiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2023
Hoàng tử Vyazemsky Konstantin Alexandrovich ở Xiêm
Mà hình như bác sĩ Lê Lan đọc thơ Nga cũng không tồi. Ông đã nhận được nhiều tràng pháo tay vang dội của cử toạ. Một sĩ quan của «Zabiyaka» rất xúc động khi nghe những bài thơ bằng tiếng mẹ đẻ, đến nỗi anh đã ra ngồi trước cây đàn piano và bắt đầu dạo những khúc nhạc du dương. Nhân tiện xin nói thêm là cây dương cầm đó đã tồn tại ít nhất cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, chứng thực là nhà báo Nga Mikhail Ilyinsky làm việc tại Việt Nam trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ đã từng thấy cây đàn lịch sử này ở Nhà hát Lớn Hà Nội.
Còn thêm một chi tiết thú vị nữa liên quan đến tuần dương hạm «Zabiyaka» và Việt Nam.

Không phải Pháp mà là Hoàng đế An Nam tặng huân chương cho các sĩ quan Nga

Người Nga đầu tiên được trao tặng Huân chương Đại Nam Long Tinh hay Nam Việt Long Bội Tinh là Bá tước Vyazemsky. Nhà quý tộc Nga thực hiện chuyến lữ hành xuyên Việt năm 1892 và triều kiến vua Thành Thái ở kinh đô Huế. Hoàng đế đã đích thân trao tặng Bá tước phần thưởng cao quý nhất của xứ An Nam, được lập ngày 14 tháng 3 năm 1886 để tuyên dương công trạng quân sự và dân sự của các thần dân nước Nam và cả người nước ngoài. Kể từ năm 1896, Chính phủ Pháp thâu nạp Đại Nam Long Tinh là một trong bảy loại huân chương của thuộc địa, dành ban tặng cho các quan chức nước ngoài vì thành tích phục vụ ở Đông Dương hoặc có những công lao khác với vương triều thuộc địa Pháp.
Tàu chiến Nga Skobelev - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.02.2023
Những trang sử vàng
Tình hình Việt Nam 100 năm trước qua con mắt của các thủy thủ Nga
Như đã xác minh được hiện nay, sau Bá tước Vyazemsky, phần thưởng này đã được trao cho ít nhất 10 đại diện nữa của Đế chế Nga. Hơn nữa, 5 người trong số đó là sĩ quan hải quân và nhận được Huân chương Đại Nam Long Tinh vào năm 1894 - tức là phần thưởng nhân danh Hoàng đế An Nam chứ không phải là của chính quyền Pháp. Mà trong 5 nhân vật này thì 4 người từng phục vụ trên tuần dương hạm «Zabiyaka». Phải nói thêm là những người Nga vào thời điểm đó còn là những sĩ quan trẻ tuổi sau này đã hoàn thành sự nghiệp nhà binh của họ ở cấp bậc Đô đốc.
Thưa các bạn độc giả thân mến của trang web Sputnik! Có lẽ ai đó trong các bạn có thêm thông tin về sự xuất hiện của tuần dương hạm Nga «Zabiyaka» ở Hải Phòng vào năm 1894, về chuyện đón gặp các thủy thủ Nga ở Hà Nội? Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu được các bạn chia sẻ tư liệu, giúp viết nên trang sử mới trong lịch trình biên niên quan hệ Nga-Việt. Và cụ thể là lịch sử của tuần dương hạm «Zabiyaka», tử trận vào tháng 10 năm 1904 trong chiến tranh Nga-Nhật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала