Sau khi Tổng thống Erdogan tái đắc cử nhiệm vụ chính của phương Tây: ngăn cản ông xích lại gần Putin

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Đăng ký
Trong thời gian chiến dịch tranh cử tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ, các thủ đô phương Tây vẫn giữ im lặng, thầm hy vọng 20 năm cầm quyền "khó lường" của Recep Tayyip Erdogan sẽ đột ngột kết thúc. Nhưng giờ đây, khi ông ấy đã được giao nhiệm kỳ thứ ba, Mỹ và các đồng minh của họ đang bị giằng xé "giữa nỗi sợ hãi và niềm hy vọng", The Guardian viết.
Các đối tác NATO lo ngại rằng ông Erdogan sẽ sử dụng chiến thắng này để đưa đất nước xa rời các giá trị tự do và thanh cao. Nhưng đồng thời, họ hy vọng rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, người không còn khả năng tranh cử, sẽ thoát khỏi nhu cầu “ chiều chuộng cử tri theo chủ nghĩa dân tộc” trong sự nghiệp chính trị còn lại của ông và sẽ có thể “lập cơ sở cho chính sách đối ngoại của mình trên một cái gì đó khác hơn là duy trì quyền lực”, ấn phẩm lập luận.
Trong mọi trường hợp, các quyết định mà ông Erdogan đưa ra sẽ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng cũng ảnh hưởng đến cả NATO và bất kỳ trật tự thế giới nào sẽ xuất hiện sau khi cuộc xung đột ở Ukraina kết thúc, The Guardian dự tính.
Như ấn phẩm viết, nhiệm vụ cấp bách là ngăn chặn Erdogan "bất ngờ rơi vào tay của Vladimir Putin". Theo ý kiến của một số nhà ngoại giao, kịch bản như vậy rất có thể xảy ra do "sựngạo mạnvà ác cảm thực sự" của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối với các giá trị phương Tây.
Trong chiến dịch tranh cử, Suleyman Soylu - Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ của ông Erdogan tuyên bố rằng bất kỳ ai thể hiện tình cảm thân phương Tây đều là kẻ phản bội. Đó có thể chỉ là lời hùng biện trong chiến dịch tranh cử, nhưng nó phản ánh lối suy nghĩ tồn tại ở Thổ Nhĩ Kỳ và có thể, ở các quốc gia khác, - The Guardian nhấn mạnh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại điểm bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở Istanbul - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng ông Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Hội nghị thượng đỉnh NATO là thử thách đầu tiên của Erdogan

Phép thử đầu tiên đối với ông Erdogan sẽ là hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, nơi ông sẽ được yêu cầu dỡ bỏ quyền phủ quyết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc Thụy Điển gia nhập liên minh. Ankara chấp thuận tư cách thành viên của Helsinki, nhưng đã “treo” Stockholm "trong tình trạng lấp lửng và trong vùng xám tiềm ẩn nguy hiểm".
Các quan chức làm ra vẻ việc kết nạp quốc gia Scandinavi vào khối quân sự là một vấn đề riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn đều nhìn thấy trong đó mối liên hệ với việc ngăn chặn việc bán vũ khí của Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ, chưa kể đến tình trạng tương lai của các hệ thống S-400 mà Ankara mua từ Moskva, tờ báo lưu ý.
Mặc dù Joe Biden gọi Erdogan là kẻ chuyên quyền, nhưng Tổng thống Mỹ sẵn sàng thông qua thương vụ bán máy bay chiến đấu F-16 trị giá 20 tỷ USD và mở ra một chương mới trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng trước tiên, Biden phải thuyết phục các nhà lập pháp về điều này, The Guardian lưu ý.
Đảng Cộng hòa và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Michael McCaul gần đây đã phát đi tín hiệu rằng ông sẵn sàng thông qua việc bán máy bay chiến đấu sau khi giảiquyết xongvấn đề Thụy Điển gia nhập NATO. Đồng thời, các đảng viên Dân chủ trong quốc hội muốn nhận được từ Thổ Nhĩ Kỳ những đảm bảo rộng rãi hơn rằng nước này sẽ chấm dứt các mối đe dọa chống Hy Lạp.
Nhưng ngay cả bản thân việc chỉ bán vũ khí thôi cũng không thể chấm dứt sự phản kháng của ông Erdogan trước những nỗ lực của phương Tây nhằm "tạo khoảng cách" giữa ông với nhà lãnh đạo Nga. Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng Moskva và Ankara có mối quan hệ đặc biệt, đồng thời nói về mối quan hệ cá nhân của ông với Putin, theo ông, điều này mang lại cho ông cơ hội tốt để đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Ukraina, tờ báo nhắclại.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Chuyên gia: Mỹ không thích những nhà lãnh đạo mạnh mẽ như Erdogan
Hồi tháng 4, Erdogan đã khai trương nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước, được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính và công nghệ từ Moskva. Ngoài ra, Tổng thống Putin nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành trung tâm châu Âu cung cấp khí đốt của Nga.
Tất cả những điều này đã gây phức tạp cho nhiệm vụ của các quan chức Hoa Kỳ, những người đang thúc giục Erdogan ngăn chặn các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ giúp Nga “lách” qua các biện pháp trừng phạt của phương Tây “ đã được thông qua để hỗ trợ Ukraina”. Tất cả những lời buộc tội của đại diện Washington không hiệu quả đối với Ankara, ấn phẩm nhận định.
“Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản là không muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Mà Washington không muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vì họ lo ngại rằng điều này sẽ đẩy Erdogan vào vòng tay của Putin”, - The Guardian giải thích cặn kẽ.
Nhìn một cách tổng quát, Mỹ và các đồng minh châu Âu ủng hộ những nỗ lực của Ankara nhằm giảm bớt căng thẳng với các nước láng giềng, bao gồm Saudi Arabia, Syria, Ai Cập và Armenia. Hơn nữa, trong một số vấn đề cụ thể, việc ông Erdogan tái đắc cử "thậm chí là một lợi ích cho phương Tây", ấn phẩm tin tưởng.
Đối thủ chính của ông, Kemal Kılıçdaroğlu hứa sẽ buộc hàng triệu người tị nạn Syria trở về quê hương của họ mà không đưa ra giải pháp nào cụ thể. Các kế hoạch của Erdogan về vấn đề này có vẻ thuyết phục hơn do mối quan hệ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với người đồng cấp Putin và tiếpđó, với Bashar al-Assad, The Guardian kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала