Ông Trần Hùng chối tội, nói bị vu khống nhằm triệt hạ

© Sputnik / Vitaly Belousov / Chuyển đến kho ảnhСòng tay
Сòng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Đăng ký
Ông Trần Hùng, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304, nay là Tổ 1444 (Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương) – người từng được coi là “người hùng” chống buôn lậu ở Việt Nam - bị đề nghị 9- 10 năm tù.
Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng để bao che cho doanh nghiệp sản xuất sách giáo khoa giả, tuy nhiên, trong suốt 2 ngày xét xử, với hàng loạt lời khai mâu thuẫn về việc đưa tiền hối lộ, ông Trần Hùng là người duy nhất không nhận tội.
Khai trước toà, ông Trần Hùng khẳng định, giữa ông và những người có liên quan trong vụ án không hề có mâu thuẫn. Lý do khiến ông bị vu khống là những người này đang mắc tội, vì không muốn bị xử lý nên mới bịa đặt chuyện hối lộ và đó là một kế hoạch để triệt hạ ông.

Ông Trần Hùng bị đề nghị 9-10 năm tù

Hôm nay 21/7, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử ông Trần Hùng, cựu Tổ trưởng Tổ 304, nay là Tổ 1444 (Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương) cùng 35 bị cáo khác liên quan đến đường dây sản xuất, mua bán sách giáo khoa giả có quy mô cực lớn.
Đại diện VKSND Hà Nội đưa ra quan điểm luận tội với ông Hùng và 33 bị cáo trong vụ án sản xuất 27.000 sách giáo khoa giả.
Theo VKS, vụ án là một điển hình cho sai phạm về sản xuất hàng giả. Tổ 304 có quyền hạn giúp việc cho Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường. Tổ trưởng 304 là đại diện của Tổng cục trưởng.
Ngày 10/7/2020, sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện kho sách giả, bị cáo Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) đã liên hệ với bị cáo Trần Hùng, khi đó là Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường nhờ bỏ qua vụ việc.
Bộ trưởng Công Thương làm việc với thanh tra chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của EVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Bộ Công Thương lại đề xuất biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc
Ngày 14/7, bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do, được bị cáo Thuận nhờ đưa số tiền hối lộ 300 triệu đồng cho bị cáo Trần Hùng) đã cầm tiền đến phòng làm việc của bị cáo Trần Hùng với mục đích xin bỏ qua vụ việc.
Khoảng 11h30’ ngày 14/7, bị cáo Hải cầm túi nylon đựng số tiền 300 triệu đồng đến phòng làm việc đưa cho bị cáo Trần Hùng. Tại đây, bị cáo Hải gọi điện cho bị cáo Thuận thông tin, đang ở phòng làm việc của bị cáo Trần Hùng.
Chiều cùng ngày, bị cáo Hải mang tiền đưa cho bị cáo Trần Hùng. Sau đó, bị cáo Trần Hùng gọi điện nói với bị cáo Lê Việt Phương, khi đó là Phó Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 17 nói, tạo điều kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính.
Theo VKS, các bị cáo, mỗi người nắm vai trò ở một khâu khác nhau, đã giúp sức cho Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) sản xuất lượng lớn sách giáo khoa giả.
Để xảy ra sai phạm còn có trách nhiệm của cán bộ tuyến đầu phòng chống gian lận thương mại và trực tiếp là Đội quản lý thị trường số 17 cùng tổ công tác của Tổng cục Quản lý thị trường.
Một số cán bộ quản lý thị trường, điển hình như Lê Việt Phương (Đội phó Quản lý thị trường 17) đã vì động cơ cá nhân mà vụ lợi để làm trái công vụ, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
Tại phiên xét xử, 35/36 bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội, xin giảm nhẹ hình phạt, duy nhất có ông Trần Hùng không thừa nhận.
VKS cho rằng: “Mặc dù bị cáo Trần Hùng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ, nhưng căn cứ các lời khai, kết quả thực nghiệm, sơ đồ do người đưa tiền vẽ, và các chứng cứ thu thập được, đủ căn cứ xác định bị cáo Hùng đã nhận hối lộ 300 triệu đồng”.
Do đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt 9-10 năm tù. Đại diện Viện kiểm sát đánh giá, hành vi bị cáo Trần Hùng và các bị cáo khác trong vụ án là rất nghiêm trọng cho xã hội. Do đó, cần phải xử nghiêm.
Đối với Nguyễn Duy Hải (lao động tự do, bị xác định Môi giới hối lộ), VKS đề nghị mức án 1 năm 11 tháng tù - bằng thời gian tạm giam, đồng thời đề nghị trả tự do cho bị cáo tại tòa.
Đô la Mỹ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội khóc nấc: Vì "thương người" nên giúp "chạy án"
Trong ba người ở Đội Quản lý thị trường 17 bị xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Lê Việt Phương (cựu đội phó) bị đề nghị 30-36 tháng tù, Phạm Ngọc Hải 24-30 tháng tù treo và Thành Thị Đông Phương 18-24 tháng tù treo.
Riêng ở nhóm bị cáo sản xuất, buôn bán hàng giả, bà Cao Thị Minh Thuận bị đề nghị 11-12 năm tù; 31 người còn lại bị đề nghị 24-30 tháng tù treo đến 7-8 năm tù tuỳ theo mức độ phạm tội và hành vi.

Ông Trần Hùng không nhận tội, nói bị vu khống nhằm triệt hạ

Xuyên suốt hai ngày xét xử, ông Trần Hùng là người duy nhất không nhận tội.
Cựu Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304 từ đầu đến cuối đều khẳng định ông bị một số đối tượng vu khống nhằm triệt hạ.
Trả lời HĐXX, Trần Hùng khai giữa ông và những người có liên quan trong vụ án không hề có mâu thuẫn.
Các bị cáo khác bị lợi dụng để vu khống ông Trần Hùng là vì những người này đang mắc tội, do không muốn bị xử lý nên mới bịa đặt, nhằm triệt hạ ông.
Cựu Cục phó cho hay, Tổ 304 thuộc Tổng cục QLTT do ông từng làm tổ trưởng là đơn vị tiếp nhận, xác minh thông tin liên quan đến hàng giả, tổ thành lập mang tính kiêm nhiệm chưa có chuyên trách cụ thể.
Sáng 8/7/2020, ông Hùng trực tiếp nhận nguồn tin từ ông Nguyễn Đăng Quang, trợ lý Tổng giám đốc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, đề nghị kiểm tra đột xuất một kho hàng nghi mua bán sách giáo khoa giả.
Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Hùng cho biết đã báo cáo Tổng cục trưởng, rồi trực tiếp cùng ông Quang đi kiểm tra. Ông Hùng còn chỉ đạo Cục Quản lý Thị trường Hà Nội cùng Đội QLTT số 17, đi xử lý.
Kết quả đã phát hiện hơn 27.000 quyển sách giáo khoa giả tại Công ty Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận làm giám đốc.
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Thủ tướng "cầm tay chỉ việc" mở rộng thị trường xuất khẩu gạo
Chủ toạ hỏi theo biên bản xác minh thì Tổng Cục trưởng nói không có việc báo cáo và không biết gì liên quan đến việc ở Công ty Phú Hưng Phát?.
Ông Trần Hùng cho rằng: “Khi anh Quang (trợ lý Tổng giám đốc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) đến báo cáo, chỉ một chỗ có dấu hiệu chứa sách giáo khoa giả lớn là anh ấy rất tin tưởng tôi”.
Chủ toạ hỏi, khi phát hiện thông tin về sách giả như vậy, sao bị cáo không báo cáo cấp trên thì ông Hùng đáp "tất cả phải làm bí mật, lộ ra là sẽ hỏng".
Ông Hùng thừa nhận, ngay buổi chiều hôm sau, bị cáo Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát, đã tiếp cận để “xin tha” nhưng ông nói luôn “không được” và khuyên bà Thuận khai đúng quy định pháp luật, không có chuyện ông hướng dẫn bà Thuận thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách lậu.
Đến sáng 13/7/2020, ông Hùng được bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) liên hệ để xin chỉ đạo xử lý nhẹ nhưng ông Hùng thẳng thắn chia sẻ với Hải là Thuận cũng gọi rồi, nhưng không xin được.
“Tôi còn bảo Hải, cứ dặn Thuận có gì khai đấy, đúng theo quy định pháp luật mà làm. Bởi thế Hải mới là người chạy án, bao che cho Thuận", ông Hùng cho biết.
Chủ toạ hỏi tiếp rằng, nếu ông Hùng không đồng ý thì tại sao hôm 15/7 Hải lại mang tiền đến, ông Hùng khẳng định, Hải “tự đến”. Cụ thể, hôm đó, Hải lên phòng làm việc gặp ông Hùng. Trong lúc nói chuyện, ông Hải gọi điện cho bà Thuận để bà Thuận gặp ông Hùng. Ông Hùng đồng ý trao đổi với bà Thuận thông qua điện thoại của ông Hải, nhưng "chỉ đơn giản là giải thích pháp luật, yêu cầu bà Thuận có thế nào khai đúng như thế". Kết thúc cuộc gọi, ông Hùng dặn ông Hải lần tới không được nối máy cho mình với bà Thuận nữa.
Sau một hồi nói chuyện, ông Hùng bảo ông Hải đi ăn trưa cùng 2 cán bộ QLTT là Kiều Nghiệp và Nguyễn Văn Kim, còn ông Hùng phải về nhà vì có đám giỗ. Đến đầu giờ chiều, ông Hải quay lại phòng làm việc, đặt vấn đề với ông Hùng rằng bà Thuận muốn gửi một số tiền để cảm ơn tổ công tác. Theo lời khai ông Hùng, tại phòng làm việc lúc đó còn có hai người khác, Hải nói “Thuận biếu tổ công tác mấy trăm triệu”. Song ông Hùng đã chỉ tay thẳng vào mặt Hải mắng “mày định hối lộ tao à”, sau đó, đuổi Hải ra khỏi phòng.
Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo nóng với thông tin cây xăng vi phạm - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Đồng Nai: Cây xăng của Quân đội gian lận tiền, Tổng cục QLTT chỉ đạo xử lý
Trái với lời khai của ông Trần Hùng, Nguyễn Duy Hải khẳng định chưa bao giờ bị ông Hùng đuổi ra khỏi phòng làm việc.
Ông Hải khai sau khi đưa máy cho ông Hùng nghe để nói chuyện với bà Cao Thị Minh Thuận, ông Hùng đã hướng dẫn bà Thuận thay đổi nội dung tường trình về nguồn gốc số sách.
Tại phiên xử, ông Trần Hùng một mực khẳng định: “Tôi không hề nhận 300 triệu đồng từ Hải. Suốt 10 năm công tác, không ai buôn bán hàng giả có thể mua chuộc được tôi”.
Suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm đến lúc này, ông Hùng luôn kêu oan, không thừa nhận hành vi nhận hối lộ và cho rằng, kết luận điều tra và cáo trạng truy tố oan cho ông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала