https://kevesko.vn/20230813/them-co-hoi-xuat-khau-sang-nga-cho-doanh-nghiep-det-may-viet-nam-24615426.html
Thêm cơ hội xuất khẩu sang Nga cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Thêm cơ hội xuất khẩu sang Nga cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Trong các thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Nga được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Ưu đãi thuế quan cùng sự hỗ trợ vững... 13.08.2023, Sputnik Việt Nam
2023-08-13T06:37+0700
2023-08-13T06:37+0700
2023-08-13T06:37+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
ngành dệt may
kinh tế
nền kinh tế nga
hợp tác nga-việt
fta
eaeu
doanh nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614390_0:120:1280:840_1920x0_80_0_0_688e4a51e86db2843b543b3092673145.jpg
Đơn hàng sang Nga rất ổn địnhNgành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn với sự thiếu hụt mạnh về đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao. Các thị trường xuất khẩu chính vẫn chưa phục hồi trong khi đó cạnh tranh gay gắt vẫn diễn ra ở thị trường nội địa với sự tham gia của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp nước ngoài.Tình trạng suy giảm đơn hàng của ngành dệt may đã thể hiện rõ trên số liệu xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may 6 tháng đầu năm. Ước tính, giá trị xuất khẩu dệt may đạt 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.Xét theo thị trường, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ ghi nhận mức giảm mạnh nhất, với mức giảm 271% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu vào EU giảm 6,2%; Canada giảm 10,9%, Hàn Quốc giảm 2%... Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu những mặt hàng không thiết yếu, trong đó có quần áo thời trang. Thêm vào đó, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp các nước này vẫn đang là áp lực lớn.Trong thực tế sụt giảm đơn hàng, Công ty TNHH Minh Trí cũng không phải ngoại lệ . Bởi Mỹ, Nhật là thị trường chủ chốt của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Sputnik, bà Phí Thị Mai Hoa - Trưởng bộ phận Quan hệ khách hàng cho biết, bên cạnh gam màu xám, vẫn còn những mảng sáng trong bức tranh kinh doanh tổng thể của công ty. Điển hình như thị trường Nga, hiện vẫn đang đóng góp doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Mặt hàng chủ lực của công ty là thời trang thể thao, các mặt hàng rèn luyện sức khỏe (training),...Đa dạng hóa thị trường là định hướng chiến lược của công ty này từ khi thành lập. Có kinh nghiệm gần 30 năm trong thị trường xuất khẩu dệt may, là đối tác của công ty là nhiều thương hiệu lớn đến từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản; năm 2018 doanh nghiệp này mở rộng sang thị trường Nga.Bà Phí Thị Mai Hoa cũng cho biết thêm, kể cả thời điểm dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng các đơn hàng với đối tác Nga của công ty vẫn rất ổn định. Đến nay, khi bối cảnh phức tạp và tình hình kinh tế khó khăn, việc triển khai sản xuất đến giao dịch, logistics vẫn được doanh nghiệp hai bên triển khai đều đặn, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.Tận dụng ưu đãi thuế quanĐể bám sát kế hoạch kinh doanh đề ra, đại diện Công ty TNHH Minh Trí chia sẻ, công ty cũng chú trọng khai thác các thị trường mà Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tận dụng lợi thế. Đặc biệt, sẵn sàng mở rộng hợp tác theo đơn đặt hàng của các đối tác ở các nước Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU).Làm việc tích cực với các công ty Nga trong điều kiện kinh tế mới, Công ty Minh Trí đánh giá cao tiềm năng tại thị trường thời trang Nga và cho rằng thị trường này còn nhiều dư địa để phát triển.Đồng quan điểm với đại diện doanh nghiệp trên, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhằm giảm thiểu các rủi ro, tránh tác động khi có thay đổi. Đặc biệt, Việt Nam cần tận dụng cơ hội của 17 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.Thời cơ “vàng”Trong hơn 13.000 doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Minh Trí chỉ là một trong nhiều đối tác của Nga. Cùng hơn 2 triệu lao động, Việt Nam rõ ràng là nguồn thị trường lớn tiềm năng để các doanh nghiệp Nga có thể tìm hiểu và đầu tư.Ở chiều ngược lại, Nga hiện đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác với các nước thân thiện, trong đó có Việt Nam. Với sự hỗ trợ nhiệt tình từ Chính phủ hai nước cùng các bộ, ban ngành, gần đây các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp của Nga rất quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam. Số lượng các công ty Nga sang Việt Nam tham dự các hội chợ triển lãm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh xuất nhập khẩu với Việt Nam ngày một tăng.Theo thống kê mới đây nhất của Ngân hàng thế giới (WB), Nga hiện đứng thứ 5 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua tương đương (PPP), vượt GDP của Đức và trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cũng đã nâng dự báo về nền kinh tế Nga, đồng thời cho biết GDP của Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt do được củng cố bởi thương mại và sản xuất công nghiệp mạnh mẽ. Dựa vào những yếu tố trên có thể thấy, đây rõ ràng là thời cơ “vàng” để doanh nghiệp Việt thâm nhập thị trường Nga trong lĩnh vực may mặc. Nhờ cam kết hỗ trợ, tạo thuận lợi từ phía Chính phủ hai nước, doanh nghiệp Nga – Việt có thể mạnh dạn mở rộng đầu tư, hợp tác; đặc biệt là trong các lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh.
https://kevesko.vn/20230109/det-may-viet-nam-xu-ly-tot-don-hang-kho-nam-chac-vi-tri-thu-3-the-gioi-20493684.html
https://kevesko.vn/20230809/hang-made-in-vietnam-ngay-cang-pho-bien-o-my-24608816.html
https://kevesko.vn/20220628/nga-muon-noi-dia-hoa-san-pham-det-may-tai-viet-nam-15969202.html
liên bang nga
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614390_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_2661266f957787242e7f0a7ec6daee3c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, ngành dệt may, kinh tế, nền kinh tế nga, hợp tác nga-việt, fta, eaeu, doanh nghiệp, liên bang nga
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, ngành dệt may, kinh tế, nền kinh tế nga, hợp tác nga-việt, fta, eaeu, doanh nghiệp, liên bang nga
Thêm cơ hội xuất khẩu sang Nga cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Trong các thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, Nga được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Ưu đãi thuế quan cùng sự hỗ trợ vững chắc của Chính phủ hai nước sẽ là “chất xúc tác” nhằm đẩy kim ngạch thương mại lên nấc thang mới.
Đơn hàng sang Nga rất ổn định
Ngành dệt may Việt Nam được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn với sự thiếu hụt mạnh về đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao. Các thị trường xuất khẩu chính vẫn chưa phục hồi trong khi đó cạnh tranh gay gắt vẫn diễn ra ở thị trường nội địa với sự tham gia của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp nước ngoài.
Tình trạng suy giảm đơn hàng của ngành dệt may đã thể hiện rõ trên số liệu xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may 6 tháng đầu năm. Ước tính, giá trị xuất khẩu dệt may đạt 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét theo thị trường, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ ghi nhận mức giảm mạnh nhất, với mức giảm 271% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu vào EU giảm 6,2%; Canada giảm 10,9%, Hàn Quốc giảm 2%... Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu những mặt hàng không thiết yếu, trong đó có quần áo thời trang. Thêm vào đó, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp các nước này vẫn đang là áp lực lớn.
Trong thực tế sụt giảm đơn hàng, Công ty TNHH Minh Trí cũng không phải ngoại lệ . Bởi Mỹ, Nhật là thị trường chủ chốt của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Sputnik, bà Phí Thị Mai Hoa - Trưởng bộ phận Quan hệ khách hàng cho biết, bên cạnh gam màu xám, vẫn còn những mảng sáng trong bức tranh kinh doanh tổng thể của công ty. Điển hình như thị trường Nga, hiện vẫn đang đóng góp doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Mặt hàng chủ lực của công ty là thời trang thể thao, các mặt hàng rèn luyện sức khỏe (training),...
Đa dạng hóa thị trường là định hướng chiến lược của công ty này từ khi thành lập. Có kinh nghiệm gần 30 năm trong thị trường xuất khẩu dệt may, là đối tác của công ty là nhiều thương hiệu lớn đến từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản; năm 2018 doanh nghiệp này mở rộng sang thị trường Nga.
“Hiện chúng tôi vẫn đang hợp tác với thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu của Nga cùng nhiều đối tác uy tín khác. Tất cả đều là đơn vị thời trang cao cấp. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi coi Nga là thị trường quan tâm và đáp ứng tốt tiêu chí của đối tác có tên tuổi trong việc đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và tạo độ tin cậy cao”, Trưởng bộ phận Quan hệ khách hàng Công ty TNHH Minh Trí nói với Sputnik.
Bà Phí Thị Mai Hoa cũng cho biết thêm, kể cả thời điểm dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng các đơn hàng với đối tác Nga của công ty vẫn rất ổn định. Đến nay, khi bối cảnh phức tạp và tình hình kinh tế khó khăn, việc triển khai sản xuất đến giao dịch, logistics vẫn được doanh nghiệp hai bên triển khai đều đặn, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Tận dụng ưu đãi thuế quan
Để bám sát kế hoạch kinh doanh đề ra, đại diện Công ty TNHH Minh Trí chia sẻ, công ty cũng chú trọng khai thác các thị trường mà Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tận dụng lợi thế. Đặc biệt, sẵn sàng mở rộng hợp tác theo đơn đặt hàng của các đối tác ở các nước Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU).
Làm việc tích cực với các công ty Nga trong điều kiện kinh tế mới, Công ty Minh Trí đánh giá cao tiềm năng tại thị trường thời trang Nga và cho rằng thị trường này còn nhiều dư địa để phát triển.
“Chúng tôi đánh giá Nga là thị trường tiềm năng. Nhu cầu tiêu dùng của Nga không khác gì thị trường Mỹ và Tây Âu. Cách thức tiêu dùng của người Nga cho thấy thị trường này đang có nhu cầu lớn trong việc nhập hàng để sử dụng. Hơn nữa so với Trung Quốc, Việt Nam đang có lợi thế lớn về ưu đãi thuế nhập khẩu với EAEU. Chưa kể đến việc Nga và Việt Nam đã có mối thân tình lâu đời trong các quan hệ hợp tác”, Trưởng bộ phận Quan hệ khách hàng, Công ty TNHH Minh Trí khẳng định.
Đồng quan điểm với đại diện doanh nghiệp trên, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhằm giảm thiểu các rủi ro, tránh tác động khi có thay đổi. Đặc biệt, Việt Nam cần tận dụng cơ hội của 17 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
“Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU là một trong những Hiệp định quan trọng. Thực tế, Nga là thị trường truyền thống của Việt Nam, nhưng có phần bị quên lãng. Song đây lại là thị trường dễ tính, những tiêu chuẩn “xanh hóa” hay những yêu cầu kỹ thuật khác không quá phức tạp. Đặc biệt, Nga là nước có quan hệ đối tác lâu đời với Việt Nam khi hai nước đã có nền tảng niềm tin. Do đó, nếu Việt Nam khai thác được thị trường này sẽ mở ra cơ hội lớn cho kim ngạch hai nước”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Trong hơn 13.000 doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Minh Trí chỉ là một trong nhiều đối tác của Nga. Cùng hơn 2 triệu lao động, Việt Nam rõ ràng là nguồn thị trường lớn tiềm năng để các doanh nghiệp Nga có thể tìm hiểu và đầu tư.
Ở chiều ngược lại, Nga hiện đang có nhu cầu thúc đẩy hợp tác với các nước thân thiện, trong đó có Việt Nam. Với sự hỗ trợ nhiệt tình từ Chính phủ hai nước cùng các bộ, ban ngành, gần đây các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp của Nga rất quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam. Số lượng các công ty Nga sang Việt Nam tham dự các hội chợ triển lãm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh xuất nhập khẩu với Việt Nam ngày một tăng.
“Để tiếp cận các khách hàng nước ngoài, Minh Trí thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Mới đây, chúng tôi cũng có buổi tiếp xúc và làm việc với Tham tán thương mại của Nga tại Việt Nam. Đây là bước đệm để chúng tôi tiếp cận nhanh hơn đến các đối tác mới bên Nga trong bối cảnh hiện nay. Bởi chúng tôi hoàn toàn tự tin với chất lượng của mình, khi vượt qua được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính như Mỹ và Nhật Bản. Đây là cơ hội lớn để công ty mở rộng danh sách các công ty Nga đến Việt Nam đặt hàng”, bà Phí Mai Hoa chia sẻ.
Theo thống kê mới đây nhất của Ngân hàng thế giới (WB), Nga hiện đứng thứ 5 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua tương đương (PPP), vượt GDP của Đức và trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cũng đã nâng dự báo về nền kinh tế Nga, đồng thời cho biết GDP của Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt do được củng cố bởi thương mại và sản xuất công nghiệp mạnh mẽ.
“Khi các nước phương Tây càng bao vây, cấm vận với Nga và các nước Á – Âu, lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu nước này lại càng lớn. Nếu chúng ta có quan hệ tốt và cách thức hợp lý, điều này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu cộng thêm các nước khối EAEU vào nữa, rõ ràng đây rõ ràng là thị trường lớn đối với Việt Nam”, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định với Sputnik.
Dựa vào những yếu tố trên có thể thấy, đây rõ ràng là thời cơ “vàng” để doanh nghiệp Việt thâm nhập thị trường Nga trong lĩnh vực may mặc. Nhờ cam kết hỗ trợ, tạo thuận lợi từ phía Chính phủ hai nước, doanh nghiệp Nga – Việt có thể mạnh dạn mở rộng đầu tư, hợp tác; đặc biệt là trong các lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh.