Các tàu hộ vệ săn ngầm do Liên Xô sản xuất quay lại phục vụ cho Hải quân Việt Nam

CC BY 2.0 / Alisé Kim / Tàu Trần Hưng Đạo (đề án «Gepard») của Hải quân Việt Nam
Tàu Trần Hưng Đạo (đề án «Gepard») của Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2023
Đăng ký
Một số phương tiện truyền thông Nga trích dẫn nguồn tin từ tạp chí Asia Pacific Defense Journal cho biết Hải quân Việt Nam đã hoàn thành việc hiện đại hóa 2 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159 do Liên Xô thiết kế sản xuất. Tổng công ty Sông Thu (Đà Nẵng) đã sửa chữa, hiện đại hóa hai chiếc tàu mang số hiệu HQ-09 và HQ-17.
Các tàu frigate thuộc dự án 159, 159A và 159AE (phiên bản xuất khẩu) (tên ký hiệu của NATO - khinh hạm lớp Petya-I, Petya-II, Petya-III) trên thực tế là các tàu chống ngầm cỡ nhỏ. Xét theo thời điểm phát triển, các tàu này đã khá cũ, nhưng vào thời điểm tạo ra chúng rất tiến bộ. Năm 1956, Cục thiết kế Zelenodolsk (vùng Volga) đã hoàn thành công việc thiết kế đề án kỹ thuật phương án mới tàu tuần tra dự án 159.
Con tàu đầu tiên thuộc dự án này được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 1958 tại xưởng đóng tàu Zelenodolsk, đã được hạ thủy đúng hai năm sau đó và được biên chế cho Hải quân Liên Xô vào tháng 12 năm 1961. Đây là chiếc tàu duy nhất thuộc loại này được sản xuất tại Zelenodolsk. Những chiếc tàu khác (cả ba phiên bản cải tiến) đều được đóng tại các nhà máy ở Kaliningrad và Khabarovsk. Con tàu cuối cùng thuộc dự án này được đưa vào sử dụng vào mùa hè năm 1978. Tổng cộng 56 chiếc tàu đã được sản xuất ở Liên Xô, trong đó có 14 chiếc dành cho xuất khẩu. Các tàu thuộc dự án này đã được chuyển giao cho Ấn Độ, Syria, Việt Nam và Ethiopia.

Đặc tính kỹ chiến thuật

Trong quá trình thiết kế các tàu dự án 159, lần đầu tiên trên thế giới và trong thực tế Hải quân Liên Xô, các chuyên gia đã phát triển động cơ tua-bin khí đốt sau M-2B với công suất 12.000 - 15.000 mã lực dành riêng cho chúng.
Động cơ chính có kiểu bố trí ba trục với chân vịt giữa dùng động cơ diesel để tăng tính kinh tế khi tuần tra thông thường và hai trục chân vịt bên sử dụng động cơ tuốc bin khí để có tốc độ cao. Phạm vi hành trình: 1800-2000 dặm với tốc độ tiết kiệm 14 hải lý/giờ. Thời gian hoạt động trên biển liên tục 10 ngày. Thủy thủ đoàn: 98-106 người. Chiều dài - khoảng 83 m, chiều rộng - 9,2 m, mớn nước nhỏ - dưới 3 m (khi đang di chuyển) và khoảng 6 mét (tại bến tàu) giúp tàu điều động tốt hơn ở vùng nước nông.
© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhBệ phóng tên lửa RBU-6000 "Smerch-2"
Bệ phóng tên lửa RBU-6000 Smerch-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2023
Bệ phóng tên lửa RBU-6000 "Smerch-2"
Theo các điều khoản tham chiếu, mục đích chính của con tàu là chống tàu ngầm ở vùng ven biển và gần bờ biển. Do đó, tổ hợp vũ khí của nó bao gồm 22 quả thủy lôi, 2 bệ pháo nòng đôi A-726 76 mm, 2 bệ phóng tên lửa RBU-2500 Smerch hoặc RBU-6000 Smerch-2. Trong tác chiến chống tàu ngầm, tau được trang bị hai giàn phóng ngư lôi dẫn đường cỡ nhỏ 400mm (để đánh tàu ngầm có độ ồn thấp), nhưng trên các phiên bản xuất khẩu, tàu dự án 159E được trang bị một giàn phóng ngư lôi cỡ 533mm. Để phát hiện, theo dõi và tiêu diệt kẻ thù, tàu được trang bị radar đa năng Fut-N hoặc MR-302 Rubka, radar tình báo điện tử Bizan-4B, radar dẫn đường Don và các trạm sonar thủy âm MG-311 Vychegda (để phát hiện mục tiêu ở độ sâu lớn) và MG-312 Titan (tầm nhìn toàn diện và chỉ định mục tiêu).
Theo các nguồn tin mở, từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1980, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 5 chiếc tàu dự án 159 do nhà máy Khabarovsk đóng. Nhưng, đây không phải là phiên bản xuất khẩu mà là các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương.
Ví dụ, các tàu HQ-09 và HQ-17 trước đây mang số hiệu SKR-82 và SKR-135. Ba tàu còn lại - HQ-11/13/15 - nguyên là tàu tuần tra - 96/141/130. Trên hai tàu trong số đó, hệ thống phóng bom phản lực chống ngầm trên mũi tàu đã được thay thế bằng pháo phòng không nòng đôi cỡ nòng 23 mm và 37 mm. Trong những năm tiếp theo, cho đến khi Việt Nam mua tàu khu trục Gepard hiện đại của Nga và tàu hộ tống Pohang hiện đại hóa của Hàn Quốc, các khinh hạm dự án 159 đã là các tàu tiên tiến nhất của Hải quân Việt Nam.
© Sputnik / Maksim Bogodvid / Chuyển đến kho ảnh Tàu khu trục Gepard 3.9
 Tàu khu trục Gepard 3.9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2023
Tàu khu trục Gepard 3.9
Tất nhiên, ngày nay các chiến hạm săn ngầm trong phiên bản gốc thuộc dự án 159 đã lỗi thời. Đặc biệt là thiết bị kỹ thuật vô tuyến và thủy âm đã được thiết kế vào cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960. Rõ ràng, cần phải hiện đại hóa đội tàu này.

Tạp chí Asia Pacific Defense Journal viết: "Trong số những thay đổi được ghi nhận bao gồm cấu trúc thượng tầng của con tàu, bao gồm cả cây cầu đã được tu sửa và hiện đại hóa, giờ đây có thiết kế đẹp hơn. Hệ thống điện và cơ khí của tàu dự kiến cũng sẽ được cải tiến, nhằm thay thế một số hệ thống từ thời Liên Xô bằng các bộ phận hiện đại hơn và dễ kiếm hơn. Cấu hình vũ khí dường như vẫn được giữ nguyên, mặc dù người ta cho rằng chúng cũng đã được sửa chữa. Mặc dù không được báo cáo, bộ thiết bị điện tử và cảm biến của tàu cũng có thể nhận được một số cải tiến, có thể bao gồm hệ thống dẫn đường và radar, hệ thống thông tin liên lạc và cầu".

Nếu dữ liệu của tạp chí Asia Pacific Defense Journal là đúng thì chỉ có thể chúc mừng Hải quân Việt Nam đã hiện đại hóa thành công những con tàu mà họ rất cần. Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi và kiểm soát chất lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự hiện có và đang làm mọi cách có thể để hiện đại hóa và bảo đảm kỹ thuật quân sự sẵn sàng chiến đấu. Và điều này đáng được hoan nghênh.
Khả năng tuyệt vời của các tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159 để hoạt động ở vùng nước nông khiến chúng, ở một mức độ nhất định, trở nên không thể thiếu ở một khu vực như Biển Đông. Và nếu Hải quân Việt Nam phải đương đầu với kẻ thù ở vùng biển xa hơn, thì những “người anh em” trẻ tuổi hơn sẽ hoạt động hoàn hảo ở đó - tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 và tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636.1 Kilo cải tiến.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала