Việt Nam quyết liệt với các hành vi găm hàng, đẩy giá đường

CC0 / Pixabay / Đường
Đường - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hiệp hội Mía đường Việt Nam ra công văn khẩn đề nghị các biện pháp bình ổn giá đường nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình và người tiêu dùng. Tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay với các hành vi găm hàng, đẩy giá.
Trong thời gian gần đây, giá đường trên thị trường đã có những biến động bất thường. Diễn biến thị trường cho thấy bắt đầu có những dấu hiệu của hành vi găm hàng, tăng giá của một số đơn vị, giá đường có thể bị đẩy đến mức vượt quá mức độ hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng nếu xu hướng này tiếp tục.
Ghi nhận thực trạng này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có công văn khẩn kiến nghị mở rộng hạn ngạch nhập khẩu đường với tối thiểu 600.000 tấn do các nhà máy sản xuất đường trong nước không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Hiện nay, ngành đường Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị vào vụ sản xuất ép mía 2023/24 và một thị trường đường ổn định là yếu tố quan trọng bảo đảm đầu ra của chuỗi liên kết sản xuất mía - đường.
Trong ảnh: Gạo tấm, nguyên liệu để nấu cơm tấm, nhỏ hơn hạt gạo bình thường. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.07.2023
Là cường quốc lương thực, vì sao Việt Nam vẫn mua kỷ lục gạo Ấn Độ?
Ban chấp hành Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng và giữ giá bán đường hiện nay. Đây là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình và người tiêu dùng. Tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay với các hành vi găm hàng, đẩy giá.
"Không để giá đường tăng thêm nữa nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình và người tiêu dùng. Tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay với các hành vi găm hàng, đẩy giá", văn bản nêu rõ.
Đối với những trường hợp không tuân thủ khuyến cáo nêu trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam sẽ buộc phải có những biện pháp đối phó trong đó có kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước để đề xuất bổ sung hạn ngạch thuế quan 2023.
Đề xuất ý kiến giải pháp điều hành nhập khẩu mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế qua năm 2023, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam cho rằng, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường 2023 là lượng tối thiểu theo cam kết WTO tức là 119.000 tấn.
Thời điểm thực hiện đấu giá hạn ngạch thuế quan vào tháng 9/2023. Không quy định tỷ lệ lượng đường thô và đường tinh luyện nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 2023, đồng thời mở rộng các đối tượng tham gia đấu giá là thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất, thương nhân sản xuất mía đường và thương nhân kinh doanh thương mại đường.
Nhà kho đường  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Thái Lan yêu cầu Việt Nam giải thích rõ ràng vụ áp thuế chống bán phá giá đường
Theo Vietnam Plus, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương điều chỉnh các quy định đấu thầu hạn ngạch thuế quan, bảo đảm kết quả đấu giá phân giao phù hợp với quy định pháp luật.
Sau khi thực hiện khối lượng đấu giá 119.000 tấn, nếu có dấu hiệu giá đường tăng do thiếu nguồn cung hoặc hiện tượng găm hàng tăng giá, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam nhận trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước để đề xuất bổ sung hạn ngạch thuế quan 2023 trước khi vào vụ ép 2023-2024.
Ghi nhận giá đường vào ngày 15/8, phổ biến ở mức 20.000 -21.200 đồng/kg (đường kính trắng) và 21.400-22.200 đồng/kg (đường tinh luyện) trong khi ngày 28/8, có công ty đường đã thông báo giá 26.000 đồng/kg đường kính trắng và 27.000 đồng/kg đường tinh luyện.
Giá đường tăng giữa bối cảnh thị trường thế giới có biến động, Ấn Độ thông tin sẽ cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 sau 7 năm, nguyên nhân do thiếu mưa làm giảm năng suất mía.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала