https://kevesko.vn/20230911/ty-gia-len-muc-lich-su-nhan-dan-te-suy-yeu-khong-co-cu-giang-bat-ngo-cho-viet-nam-25203121.html
Tỷ giá lên mức lịch sử, nhân dân tệ suy yếu: Không có cú giáng bất ngờ cho Việt Nam
Tỷ giá lên mức lịch sử, nhân dân tệ suy yếu: Không có cú giáng bất ngờ cho Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố vượt ngưỡng 24.000 đồng. 11.09.2023, Sputnik Việt Nam
2023-09-11T20:59+0700
2023-09-11T20:59+0700
2023-09-11T20:59+0700
việt nam
ngân hàng nhà nước vn
vnd
nhân dân tệ
kinh doanh
doanh nghiệp
đồng dollar
tiền
ngân hàng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0e/13718397_0:100:2001:1225_1920x0_80_0_0_5c003d6c06d7ecd54148f81831333f5e.jpg
Thực tế, trong bối cảnh Fed vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao và có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, nhiều đồng tiền tiếp tục xu hướng mất giá so với USD như giai đoạn năm 2022. VND mới chỉ mất giá khoảng trên 2%.Đối với đà suy giảm của nhân dân tệ, NHNN tỏ ra bình tĩnh. Nhà điều hành lưu ý, thời gian qua, mặc dù CNY và nhiều đồng tiền châu Á khác biến động mạnh nhưng tỷ giá USD/VND vẫn tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt.Tỷ giá trung tâm vượt mốc lịch sử 24.000 đồngSáng 11/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.005 đồng, tăng 12 đồng so với cuối tuần trước. Nếu so với đầu năm, tỷ giá trung tâm đã tăng gần 1,7%.Với biên độ +/-5% theo quy định, giá USD tại các ngân hàng thương mại dao động trong vùng 22.804 - 25.205 đồng.Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ giá trung tâm vượt mốc 24.000 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 393 đồng, tương đương 1,66%.Tỷ giá hối đoái trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chốt vào giờ đóng cửa phiên hôm trước và tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế lúc 7h sáng ngày công bố.Theo đó, tỷ giá trung tâm được xác định hình dựa trên 3 trụ cột gồm: tỷ giá của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam gồm đôla Mỹ, euro, nhân dân tệ, yen...; tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và cân đối kinh tế vĩ mô.Tỷ giá giao dịch của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên chiều mua vào 23.400 đồng như nhiều tháng qua và chiều bán ra tăng 13 đồng, lên 25.155 đồng.Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại bất ngờ quay đầu giảm nhưng vẫn duy trì mức trên 24.000 đồng/USD (chiều bán ra).Sáng nay, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 23.855-24.225 đồng/USD (mua vào - bán ra), giảm 35 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần qua.Vietinbank giao dịch USD ở mức giá 23.805 đồng/USD (mua vào) và 24.225 đồng/USD (bán ra), giảm 95 đồng ở cả hai chiều so với cuối tuần qua.BIDV mua vào USD với giá 23.900 đồng/USD, bán ra ở mức 24.220 đồng/USD, giảm 50 đồng/USD ở chiều mua vào và bán ra so với cuối qua.Ở thị trường tự do, giá USD hiện được giao dịch phổ biến quanh mức 24.100-24.180 đồng/USD (mua vào - bán ra).Sức ép tỷ giáNhiều báo cáo cho thấy, sức ép lên tỷ giá USD/VND đang gia tăng bởi nhiều yếu tố.Thứ nhất, đặt trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn có khả năng tăng thêm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 này, tỷ giá sẽ có những biến động nhất định. Dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng áp lực từ đồng USD không lớn như năm 2022, rủi ro với tỷ giá sẽ không mạnh như giai đoạn cuối năm ngoái.Ngoài ra, việc giảm giá của VND cũng có thể còn hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa trong các tháng còn lại năm 2023 của Việt Nam.Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cuối tuần trước xuống mức thấp nhất 16 năm bất chấp các động thái hỗ trợ từ Ngân hàng trung ương Trung Quốc.Việc nhân dân tệ yếu đi là một trong những áp lực đối với tiền đồng trong ngắn hạn khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất với Việt Nam.Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, từ giữa tháng 11/2022, áp lực thị trường tài chính quốc tế giảm bớt (Fed phát tín hiệu giảm dần mức độ tăng lãi suất, DXY giảm gần 11% so với mức cao nhất năm 2022).Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ giá giao dịch USD/VND thị trường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6/2023, khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao trong khi lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường trong nước giảm, tạo áp lực khiến tỷ giá USD/VND trong nước có dấu hiệu tăng trở lại.Không chỉ VND, đồng tiền của một số nền kinh tế gặp khó khăn và đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ như Trung Quốc, Nhật Bản mất giá mạnh so với USD.Tính đến ngày 08/09/2023, so với cuối năm 2022, tỷ giá các đồng tiền so với USD diễn biến như sau: TWD (-4,25%); THB (-3,04%); JPY (-12,67%); KRW (-5,08%); PHP (-1,94%); MYR (-6,3%); CNY (-6,26%); EUR (0,35%); GBP (3,55%). Trong khi đó, VND chỉ mất giá khoảng 2,06%.Theo vụ chức năng của NHNN nói với VnEconomy, tính đến thời điểm hiện tại, cân đối cung cầu ngoại tệ tương đối ổn định, được cải thiện so với năm 2022.Thứ nhất, theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại ước xuất siêu 20,19 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên chủ yếu do xuất khẩu giảm 10% trong khi nhập khẩu giảm mạnh hơn 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Thứ hai, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.Thứ ba, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, chuyển tiền kiều hối về nước ước đạt 10,126 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022”.Tuy nhiên, NHNN khẳng định cung cầu ngoại tệ thuận lợi, dòng vốn tiếp tục chảy vào nền kinh tế cũng như các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá linh hoạt của cơ quan này là những yếu tố hỗ trợ sự ổn định của thị trường ngoại tệ.Hiện tại, nguồn kiều hối cũng khá dồi dào, theo NHNN, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, chuyển tiền kiều hối về nước ước đạt 10,126 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.Dù có nhiều yếu tố thuận lợi cho công cuộc điều hành tỷ giá, tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ không chủ quan mà sẽ bám sát diễn biến thực tế để vừa kiểm soát lạm phát, vừa cân đối với mục tiêu giảm lãi suất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.Tỷ giá VND/USD vẫn ổn định khi nhân dân tệ suy giảmLiên quan đến việc đồng nhân dân tệ (CNY) đang mất giá mạnh và tác động đến tỷ giá VND/USD, Ngân hàng Nhà nước chỉ ra 2 tác động chính.Thứ nhất, CNY mất giá có thể tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND thông qua ảnh hưởng tâm lý, kỳ vọng thị trường về xu hướng mất giá của đồng tiền so với USD cũng như quan ngại về khả năng dòng tiền chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi.Thứ hai, thị trường dự kiến việc đồng CNY mất giá sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc theo hướng tăng nhập siêu cho Việt Nam, tạo áp lực nhất định lên tỷ giá.Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết với cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm của Việt Nam, tỷ giá trung tâm diễn biến trên cơ sở tham chiếu diễn biến của giỏ đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam, trong đó bao gồm Trung Quốc.Theo đó, tỷ giá trung tâm phản ánh được diễn biến thị trường quốc tế nói chung, bao gồm diễn biến căng thẳng thương mại quốc tế, diễn biến CNY và các đồng tiền khác.NHNN khẳng định, việc điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp, can thiệp ngoại tệ linh hoạt, chủ động cùng với các biện pháp khác của Ngân hàng Nhà nước góp phần ổn định tâm lý thị trường, hạn chế áp lực biến động bất thường, quá mức đối với tỷ giá thị trường, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Về lãi suất, theo NHNN, đến nay, lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm (lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1%/năm so với cuối năm 2022), hiện ở mức khoảng 8,4%/năm. Lãi suất cho vay USD vẫn thấp hơn lãi suất cho vay VND, hiện ở mức khoảng 5%/năm.Với tác động của độ trễ chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, thì dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay VND sẽ tiếp tục giảm.Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
https://kevesko.vn/20230618/viet-nam-o-at-ha-lai-suat-de-tranh-do-vo-kinh-te-nhnn-da-ban-rong-25-ty-usd-23658369.html
https://kevesko.vn/20230817/vi-sao-nhnn-can-sua-doi-thong-tu-06-ve-cho-vay-doanh-nghiep-24744928.html
https://kevesko.vn/20230910/dong-viet-nam-bi-usd-o-ep-ngan-hang-nha-nuoc-dung-giua-nga-ba-duong-25182102.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/0e/13718397_112:0:1887:1331_1920x0_80_0_0_8ec5b1201a519a782c96314aa101da09.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, ngân hàng nhà nước vn, vnd, nhân dân tệ, kinh doanh, doanh nghiệp, đồng dollar, tiền, ngân hàng
việt nam, ngân hàng nhà nước vn, vnd, nhân dân tệ, kinh doanh, doanh nghiệp, đồng dollar, tiền, ngân hàng
Thực tế, trong bối cảnh Fed vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao và có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, nhiều đồng tiền tiếp tục xu hướng mất giá so với USD như giai đoạn năm 2022. VND mới chỉ mất giá khoảng trên 2%.
Đối với đà suy giảm của nhân dân tệ, NHNN tỏ ra bình tĩnh. Nhà điều hành lưu ý, thời gian qua, mặc dù CNY và nhiều đồng tiền châu Á khác biến động mạnh nhưng tỷ giá USD/VND vẫn tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt.
Tỷ giá trung tâm vượt mốc lịch sử 24.000 đồng
Sáng 11/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.005 đồng, tăng 12 đồng so với cuối tuần trước. Nếu so với đầu năm, tỷ giá trung tâm đã tăng gần 1,7%.
Với biên độ +/-5% theo quy định, giá USD tại các ngân hàng thương mại dao động trong vùng 22.804 - 25.205 đồng.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ giá trung tâm vượt mốc 24.000 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 393 đồng, tương đương 1,66%.
Tỷ giá hối đoái trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chốt vào giờ đóng cửa phiên hôm trước và tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế lúc 7h sáng ngày công bố.
Theo đó, tỷ giá trung tâm được xác định hình dựa trên 3 trụ cột gồm: tỷ giá của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam gồm đôla Mỹ, euro, nhân dân tệ, yen...; tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và cân đối kinh tế vĩ mô.
Tỷ giá giao dịch của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên chiều mua vào 23.400 đồng như nhiều tháng qua và chiều bán ra tăng 13 đồng, lên 25.155 đồng.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại bất ngờ quay đầu giảm nhưng vẫn duy trì mức trên 24.000 đồng/USD (chiều bán ra).
Sáng nay,
Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 23.855-24.225 đồng/USD (mua vào - bán ra), giảm 35 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần qua.
Vietinbank giao dịch USD ở mức giá 23.805 đồng/USD (mua vào) và 24.225 đồng/USD (bán ra), giảm 95 đồng ở cả hai chiều so với cuối tuần qua.
BIDV mua vào USD với giá 23.900 đồng/USD, bán ra ở mức 24.220 đồng/USD, giảm 50 đồng/USD ở chiều mua vào và bán ra so với cuối qua.
Ở thị trường tự do, giá USD hiện được giao dịch phổ biến quanh mức 24.100-24.180 đồng/USD (mua vào - bán ra).
Nhiều báo cáo cho thấy, sức ép lên tỷ giá USD/VND đang gia tăng bởi nhiều yếu tố.
Thứ nhất, đặt trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang
Mỹ (Fed) vẫn có khả năng tăng thêm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 này, tỷ giá sẽ có những biến động nhất định. Dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng áp lực từ đồng USD không lớn như năm 2022, rủi ro với tỷ giá sẽ không mạnh như giai đoạn cuối năm ngoái.
Ngoài ra, việc giảm giá của VND cũng có thể còn hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa trong các tháng còn lại năm 2023 của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cuối tuần trước xuống mức thấp nhất 16 năm bất chấp các động thái hỗ trợ từ Ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Việc nhân dân tệ yếu đi là một trong những áp lực đối với tiền đồng trong ngắn hạn khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất với Việt Nam.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, từ giữa tháng 11/2022, áp lực thị trường tài chính quốc tế giảm bớt (Fed phát tín hiệu giảm dần mức độ tăng lãi suất, DXY giảm gần 11% so với mức cao nhất năm 2022).
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ giá giao dịch USD/VND thị trường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6/2023, khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao trong khi lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường trong nước giảm, tạo áp lực khiến tỷ giá USD/VND trong nước có dấu hiệu tăng trở lại.
Không chỉ VND, đồng tiền của một số nền kinh tế gặp khó khăn và đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ như Trung Quốc, Nhật Bản mất giá mạnh so với USD.
Tính đến ngày 08/09/2023, so với cuối năm 2022, tỷ giá các đồng tiền so với USD diễn biến như sau: TWD (-4,25%); THB (-3,04%); JPY (-12,67%); KRW (-5,08%); PHP (-1,94%); MYR (-6,3%); CNY (-6,26%); EUR (0,35%); GBP (3,55%). Trong khi đó, VND chỉ mất giá khoảng 2,06%.
Theo vụ chức năng của NHNN nói với VnEconomy, tính đến thời điểm hiện tại, cân đối cung cầu ngoại tệ tương đối ổn định, được cải thiện so với năm 2022.
Thứ nhất, theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại ước xuất siêu 20,19 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên chủ yếu do xuất khẩu giảm 10% trong khi nhập khẩu giảm mạnh hơn 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thứ hai, tổng
vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Thứ ba, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, chuyển tiền kiều hối về nước ước đạt 10,126 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022”.
“Trong thời gian tới, việc Fed vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao, có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa cũng như những diễn biến quốc tế khó lường tiếp tục là yếu tố gây áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước”, đại diện nhà điều hành lưu ý.
Tuy nhiên, NHNN khẳng định cung cầu ngoại tệ thuận lợi, dòng vốn tiếp tục chảy vào nền kinh tế cũng như các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá linh hoạt của cơ quan này là những yếu tố hỗ trợ sự ổn định của thị trường ngoại tệ.
Hiện tại, nguồn kiều hối cũng khá dồi dào, theo
NHNN, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, chuyển tiền kiều hối về nước ước đạt 10,126 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.
Dù có nhiều yếu tố thuận lợi cho công cuộc điều hành tỷ giá, tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ không chủ quan mà sẽ bám sát diễn biến thực tế để vừa kiểm soát lạm phát, vừa cân đối với mục tiêu giảm lãi suất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
“NHNN sẽ điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô”, đại diện NHNN cho biết.
Tỷ giá VND/USD vẫn ổn định khi nhân dân tệ suy giảm
Liên quan đến việc đồng nhân dân tệ (CNY) đang mất giá mạnh và tác động đến tỷ giá VND/USD, Ngân hàng Nhà nước chỉ ra 2 tác động chính.
Thứ nhất, CNY mất giá có thể tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND thông qua ảnh hưởng tâm lý, kỳ vọng thị trường về xu hướng mất giá của đồng tiền so với USD cũng như quan ngại về khả năng dòng tiền chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi.
Thứ hai, thị trường dự kiến việc đồng CNY mất giá sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc theo hướng tăng nhập siêu cho Việt Nam, tạo áp lực nhất định lên tỷ giá.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết với cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm của Việt Nam, tỷ giá trung tâm diễn biến trên cơ sở tham chiếu diễn biến của giỏ đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam, trong đó bao gồm
Trung Quốc.
Theo đó, tỷ giá trung tâm phản ánh được diễn biến thị trường quốc tế nói chung, bao gồm diễn biến căng thẳng thương mại quốc tế, diễn biến CNY và các đồng tiền khác.
NHNN khẳng định, việc điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp, can thiệp ngoại tệ linh hoạt, chủ động cùng với các biện pháp khác của Ngân hàng Nhà nước góp phần ổn định tâm lý thị trường, hạn chế áp lực biến động bất thường, quá mức đối với tỷ giá thị trường, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.
10 Tháng Chín 2023, 18:38
“Thực tế thời gian vừa qua, mặc dù CNY và nhiều đồng tiền châu Á khác biến động mạnh nhưng tỷ giá USD/VND vẫn tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ”, đại diện NHNN nêu rõ.
Về lãi suất, theo NHNN, đến nay, lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm (lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1%/năm so với cuối năm 2022), hiện ở mức khoảng 8,4%/năm.
Lãi suất cho vay USD vẫn thấp hơn lãi suất cho vay VND, hiện ở mức khoảng 5%/năm.
Với tác động của độ trễ chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, thì dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay VND sẽ tiếp tục giảm.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh”, nhà điều hành khẳng định.