https://kevesko.vn/20230921/cac-nha-khoa-hoc-nga-de-xuat-cach-tiep-can-moi-trong-viec-dieu-tri-benh-alzheimer-25397758.html
Các nhà khoa học Nga đề xuất cách tiếp cận mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học Nga đề xuất cách tiếp cận mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer
Sputnik Việt Nam
Matxcơva (Sputnik) - Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Bách khoa Sankt-Peterburg mang tên Pyotr Đại Đế (SPbPU) đề xuất một phương pháp tiếp cận mới trong... 21.09.2023, Sputnik Việt Nam
2023-09-21T18:55+0700
2023-09-21T18:55+0700
2023-09-21T18:55+0700
bệnh alzheimer
quan điểm-ý kiến
nga
nhà khoa học
khoa học
st. petersburg
bệnh
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/1f/10012723_0:105:2000:1230_1920x0_80_0_0_8fb78d78ccf0249e82aa5b6ee885282f.jpg
Theo họ, một cơ chế mà họ phát hiện ra để kích thích hoạt động của tế bào hình sao -một trong nhiều loại tế bào hỗ trợ trong não - có thể làm cơ sở cho liệu pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Molecular Sciences.Bệnh Alzheimer là gì?Theo thống kê của WHO, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Căn bệnh này gây suy thoái nhận thức tiến triển, bao gồm cả do rối loạn trí nhớ - ở giai đoạn cuối, bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ mọi việc vì thông tin từ trí nhớ ngắn hạn không được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn.Cơ chế chính xác của bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà khoa học biết rằng, nguyên nhân khiến khả năng trí tuệ bị suy giảm là do tổn thương các dây thần kinh, tức là sự tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh.Ngày nay, các chuyên gia xác định hai loại phân tử protein mà sự tích tụ của chúng trong não dẫn đến bệnh Alzheimer: protein đám rối (tau) và protein mảng (amyloid-beta). Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, những nỗ lực phát triển liệu pháp ngăn chặn chúng chưa mang lại kết quả mong muốn.Các nhà khoa học Nga đề xuất cách tiếp cận mớiCác nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Bách khoa Sankt-Peterburg mang tên Pyotr Đại Đế (SPbPU) đề xuất và thử nghiệm một phương pháp mới để giải quyết vấn đề này trên các động vật. Theo họ, bằng cách tác động theo cách đặc biệt lên tế bào hình sao - tế bào điều chỉnh hoạt động của tế bào thần kinh - có thể đạt được sự phục hồi đáng kể chức năng của các tế bào thần kinh bị tổn thương.Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kích thích các tế bào hình sao bằng ánh sáng lên một loại protein nhạy cảm nằm ở mặt ngoài màng của các tế bào này. Ánh sáng khiến tế bào hình sao giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, các phân tử giúp khôi phục sự dẫn truyền thần kinh và độ dẻo của tế bào thần kinh.Theo các nhà khoa học, các thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy tác động tổng thể của việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh được kích thích thể hiện ở việc điều chỉnh hoạt động của các tế bào thần kinh và phục hồi các đặc tính chức năng của chúng.Trong tương lai gần, các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng một phương pháp khác - phương pháp chemogenetic - để kích hoạt tế bào hình sao, bao gồm việc cho tế bào tiếp xúc với các chất đặc biệt thay vì ánh sáng. Phương pháp này không liên quan đến các phần riêng biệt của hải mã như trong di truyền quang học, mà là toàn bộ phần não này.
https://kevesko.vn/20220702/vai-tro-cua-khac-biet-gioi-tinh-voi-nguy-co-phat-trien-benh-mat-tri-nho-alzheimer-16042743.html
https://kevesko.vn/20230904/cac-nha-khoa-hoc-nga-phat-hien-ra-nhung-vat-lieu-moi-voi-tinh-nang-tiet-kiem-nang-luong-25052529.html
st. petersburg
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/01/1f/10012723_110:0:1890:1335_1920x0_80_0_0_41de559069b48ff24ecf23f2c8fd8887.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bệnh alzheimer, quan điểm-ý kiến, nga, nhà khoa học, khoa học, st. petersburg, bệnh, thế giới
bệnh alzheimer, quan điểm-ý kiến, nga, nhà khoa học, khoa học, st. petersburg, bệnh, thế giới
Các nhà khoa học Nga đề xuất cách tiếp cận mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer
Matxcơva (Sputnik) - Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Bách khoa Sankt-Peterburg mang tên Pyotr Đại Đế (SPbPU) đề xuất một phương pháp tiếp cận mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer.
Theo họ, một cơ chế mà họ phát hiện ra để kích thích hoạt động của tế bào hình sao -một trong nhiều loại tế bào hỗ trợ trong não - có thể làm cơ sở cho liệu pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Molecular Sciences.
Theo thống kê của WHO, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Căn bệnh này gây suy thoái nhận thức tiến triển, bao gồm cả do rối loạn trí nhớ - ở giai đoạn cuối, bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ mọi việc vì thông tin từ trí nhớ ngắn hạn không được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn.
Cơ chế chính xác của bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà khoa học biết rằng, nguyên nhân khiến khả năng trí tuệ bị suy giảm là do tổn thương các dây thần kinh, tức là sự tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh.
Ngày nay, các chuyên gia xác định hai loại phân tử protein mà sự tích tụ của chúng trong não dẫn đến bệnh Alzheimer: protein đám rối (tau) và protein mảng (amyloid-beta). Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, những nỗ lực phát triển liệu pháp ngăn chặn chúng chưa mang lại kết quả mong muốn.
Các nhà khoa học Nga đề xuất cách tiếp cận mới
Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Bách khoa
Sankt-Peterburg mang tên Pyotr Đại Đế (SPbPU) đề xuất và thử nghiệm một phương pháp mới để giải quyết vấn đề này trên các động vật. Theo họ, bằng cách tác động theo cách đặc biệt lên tế bào hình sao - tế bào điều chỉnh hoạt động của tế bào thần kinh - có thể đạt được sự phục hồi đáng kể chức năng của các tế bào thần kinh bị tổn thương.
“Không giống như các phương pháp tiếp cận hiện tại, trong đó tác động tập trung vào các tế bào thần kinh bị tổn thương, chúng tôi đã hành động gián tiếp, sử dụng các phương pháp optogenetics, tức là dùng ánh sáng để điều khiển hoạt động của gene trong tế bào hình sao, mà các tế bào thần kinh được hỗ trợ bởi tế bào hình sao”, - Evgeny Gerasimov, nghiên cứu sinh tại Trường Cao đẳng Hệ thống và Công nghệ Y sinh của Đại học SPbPU cho biết.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kích thích các tế bào hình sao bằng ánh sáng lên một loại protein nhạy cảm nằm ở mặt ngoài màng của các tế bào này. Ánh sáng khiến tế bào hình sao giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, các phân tử giúp khôi phục sự dẫn truyền thần kinh và độ dẻo của tế bào thần kinh.
"Một phần chất do tế bào hình sao tiết ra có tác dụng "làm dịu" các tế bào thần kinh bị kích thích quá mức trong quá trình phát triển bệnh Alzheimer, trong khi những chất khác có tác động tích cực đến việc phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung điện này. Đây là một cách tiếp cận mới về cơ bản để điều trị căn bệnh này", - bà Olga Vlasova, Giám đốc Trường Cao cấp về Hệ thống và Công nghệ Y sinh của Đại học SPbPU, lưu ý.
Theo
các nhà khoa học, các thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy tác động tổng thể của việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh được kích thích thể hiện ở việc điều chỉnh hoạt động của các tế bào thần kinh và phục hồi các đặc tính chức năng của chúng.
Trong tương lai gần, các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng một phương pháp khác - phương pháp chemogenetic - để kích hoạt tế bào hình sao, bao gồm việc cho tế bào tiếp xúc với các chất đặc biệt thay vì ánh sáng. Phương pháp này không liên quan đến các phần riêng biệt của hải mã như trong di truyền quang học, mà là toàn bộ phần não này.