Vụ nổ "Dòng chảy phương Bắc": Tại sao phương Tây vẫn chưa thể nêu tên thủ phạm
© Sputnik / Sergei Guneev
/ Đăng ký
Cách đây đúng một năm, ba trong số bốn đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc" chạy từ Nga đến Đức dọc theo đáy biển Baltic và cung cấp khí đốt tự nhiên cho Tây Âu bị phá hủy. Các nhà điều tra phương Tây vẫn chưa thể tìm ra kẻ phá hoại đằng sau vụ phá hoại này.
Vụ rò rỉ khí gas từ hệ thống đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc" được phát hiện vào ngày 26 tháng 9 năm 2022 và các nhà lãnh đạo EU thừa nhận đó có thể là kết quả của một “cuộc tấn công có chủ ý”.
Hai ngày sau, tức 28/9, Điện Kremlin tuyên bố Nga sẵn sàng xem xét ý muốn từ các nước EU về điều tra chung sự cố "Dòng chảy phương Bắc". Tuy nhiên, phương Tây không chỉ bác bỏ yêu cầu của Moskva mà còn cáo buộc Nga phá hủy đường ống của chính mình. Các quan chức châu Âu và Mỹ sau đó rút lại cáo buộc nhưng không nêu ra tên thủ phạm tiềm năng.
Ngày 12 tháng 10 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ việc là “một hành động khủng bố quốc tế”. Trong khi đó, khi giá khí đốt tăng vọt và các nhà sản xuất năng lượng Mỹ giành được các hợp đồng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) béo bở với các nước châu Âu, rõ ràng là Washington sẽ được hưởng lợi từ việc "Dòng chảy phương Bắc" bị phá hủy. Hơn nữa, giới lãnh đạo Mỹ trước đây cũng đã từng nhiều lần đe dọa phá hủy đường ống dẫn khí đốt.
“Chúng tôi biết Tổng thống Mỹ Joe Biden công khai đe dọa sẽ dừng "Dòng chảy phương Bắc 2" nếu Nga tiến hành can thiệp quân sự vào Ukraina. Điều này được Victoria Nuland lặp lại, tuyên bố điều gần như tương tự thế. Vì vậy, cả tổng thống và quan chức cấp cao đều cho biết họ sẽ dừng đường ống nếu điều này xảy ra. Nghĩa là, chúng tôi nhận được tuyên bố từ chính phủ về việc họ sẽ thực hiện điều này”, - Philip Giraldi, cựu giám đốc CIA và hiện là giám đốc điều hành Hội đồng Lợi ích Quốc gia, nói với Sputnik.
"Và hơn nữa, tôi muốn nói Hoa Kỳ, với khả năng quân sự của mình, có khả năng làm điều này. Họ cử thợ lặn gắn chất nổ và bố trí một thiết bị không người lái để đốt cháy các khối thuốc nổ và làm nổ tung đường ống. Họ có cơ hội để làm điều này. Động cơ chính - làm suy yếu khả năng của Nga trong việc sử dụng các nguồn năng lượng của mình để gây ảnh hưởng đến chính trị châu Âu. Mọi chuyện là như vậy", - Giraldi tiếp tục.
Ngày 8 tháng 2 năm 2023, nhà báo Seymour Hersh từng đoạt giải Pulitzer công bố một tin sốt dẻo nêu chi tiết âm mưu rõ ràng của nhóm Biden và cộng đồng tình báo Hoa Kỳ nhằm làm nổ tung đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc" với sự giúp đỡ của các đặc vụ Na Uy.
Suy nghĩ về tiết lộ của Hersh, Giraldi cho biết mình tin lời kể của Hersh "chính xác đến từng chi tiết".
“Và tôi có thể xác nhận Seymour Hersh, người mà tôi biết đôi chút, có nguồn tin tuyệt vời ở CIA và Lầu Năm Góc. Vì vậy, những gì ông ấy nói với chúng ta đều đến trực tiếp từ những người biết về nó”, - cựu binh CIA nói.
Tại sao các nhà điều tra EU không thể nêu tên thủ phạm?
Giraldi nói, không có gì ngạc nhiên khi mặc dù các cuộc điều tra chính thức được thực hiện ở ba quốc gia - Thụy Điển, Đan Mạch và Đức - câu hỏi ai chịu trách nhiệm về vụ phá hoại vẫn chưa được trả lời.
"Việc có 3 cuộc điều tra chẳng có ý nghĩa gì, vì cả 3 nước tiến hành điều tra đều là thành viên NATO. Vì vậy, họ sẽ không có ý chí để bác bỏ lập luận chính người Nga hay Ukraina thực hiện việc đó", - chuyên gia cho biết
Cựu nhân viên CIA lưu ý Đức chịu thiệt hại nặng nề nhất từ vụ phá hủy đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc".
"Nền kinh tế của họ đang gặp khó khăn. Họ phụ thuộc vào năng lượng của Nga và hiện đang phải trả giá, và tôi chắc chắn rất nhiều người dân Đức phàn nàn điều này. Tôi đã ở Đông Âu khoảng hai tháng trước và tôi nghe thấy rất nhiều người châu Âu nói về việc tất cả ngu ngốc đến mức nào - phá hủy một nguồn tài nguyên rất tốt cho châu Âu và cũng có lợi cho cả Nga".
Theo Giraldi, thật thú vị khi phân tích xem còn ai khác - ngoài Hoa Kỳ và Na Uy - biết về âm mưu phá hoại "Dòng chảy phương Bắc" và đủ liều lĩnh để tham gia vào đó. Ông nghi ngờ ngay từ đầu việc Berlin thông đồng với Hoa Kỳ và Na Uy, đồng thời tin chẳng ích gì khi nước này tự nguyện hy sinh nền kinh tế của mình.
Hành động chiến tranh
Hơn nữa, "Dòng chảy phương Bắc" không chỉ là tài sản của Gazprom, Giraldi nhấn mạnh: các quốc gia và công ty khác từ Tây Âu cũng tham gia vào dự án với chi phí lên tới hàng tỷ USD. Và vì âm mưu của Mỹ, tiền bạc của họ bị lãng phí và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại không thể kể xiết.
Nhưng khía cạnh tài chính chỉ là một nửa câu chuyện: điều đáng báo động nhất là những kẻ cho nổ đường ống có nguy cơ khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.
“Việc phá hủy đường ống là một hành động chiến tranh, vì vậy đây là một câu chuyện thú vị nếu chúng ta tìm ra sự thật”, - Giraldi nói.
Ngày 17 tháng 9 năm 2023, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc, ông Dmitry Polyansky, cho biết Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập để thảo luận về đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc" và Hội đồng sẽ họp vào thứ Ba, ngày 26 tháng 9 - một năm sau vụ phá hoại.