https://kevesko.vn/20231006/y-kien-chuyen-gia-ai-co-the-thanh-nha-tai-tro-chinh-cho-ukraina-25678111.html
Ý kiến chuyên gia: Ai có thể thành nhà tài trợ chính cho Ukraina
Ý kiến chuyên gia: Ai có thể thành nhà tài trợ chính cho Ukraina
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ khó khăn ở Hoa Kỳ, vào khoảng thời gian nào đó, Liên minh châu Âu có thể trở thành nhà tài trợ chính cho Ukraina. Đó... 06.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-06T17:00+0700
2023-10-06T17:00+0700
2023-10-06T17:00+0700
châu âu
ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
phương tây
nga
viện trợ
thế giới
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/06/22866301_0:159:3078:1890_1920x0_80_0_0_e3b35946e3a0a3c5e5fd8435b75794a9.jpg
Hoa Kỳ hỗ trợ UkrainaTheo phân tích của Sputnik dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Châu Âu, Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ Tài chính Ukraina, trong hai năm lại đây Liên minh Châu Âu đã cấp cho ngân sách Ukraina sự hỗ trợ tài chính với số tiền nhiều hơn 4% so với nguồn tài trợ từ Hoa Kỳ hơn một thập kỷ qua. Tính đến đầu tháng 9, EU đã phân bổ 22,6 tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraina trong khi số nhận được từ Hoa Kỳ là 21,7 tỷ USD.Chuyên gia Topornin tin rằng Hoa Kỳ sẽ hoàn thành nghĩa vụ hỗ trợ tài chính cho Ukraina đến cuối năm nay.Nhà tài trợ mớiĐồng thời trong năm 2023 EU đã lên kế hoạch hỗ trợ kinh tế vĩ mô 19,5 tỷ USD, trong đó khoảng 4,9 tỷ USD còn lại cho đến cuối năm. Đồng thời, Hoa Kỳ bước vào năm tài chính mới vào ngày 1 tháng 10 và trước ngày 17 tháng 11 chính quyền phải thống nhất về ngân sách, bao gồm cả số tiền dành giúp đỡ Ukraina.Trong khi đó khối lượng mà người châu Âu hứa hẹn hỗ trợ cho Ukraina cao gấp khoảng 3 lần so với dòng tài chính từ Hoa Kỳ và đạt xấp xỉ 80 tỷ USD. Phần lớn số tiền này - 54 tỷ USD - dự kiến phân bổ cho Ukraina trong giai đoạn 2024-2027 dưới dạng các khoản vay (2/3 gói) và viện trợ không hoàn lại.Trong tuần này Thứ trưởng Kinh tế Ukraina Nadezhda Bigun tiết lộ rằng kể từ tháng 2 năm 2022 Kiev đã nhận 65 tỷ USD viện trợ từ các đối tác phương Tây.Lập trường nhất quán của NgaTrước đó, Nga đã gửi công hàm tới các nước NATO phản đối việc bơm vũ khí cho Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng hóa nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp để Nga tấn công. Cơ quan đối ngoại của Nga tuyên bố rằng các nước NATO đang «đùa với lửa» khi bơm vũ khí cho Ukraina. Ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga nhận định rằng việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraina sẽ gây tác động tiêu cực. Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina, không chỉ bằng việc cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân sự cho Kiev trên lãnh thổ Anh, Đức, Ý và các nước khác.
https://kevesko.vn/20231006/ho-tro-cua-eu-cho-kiev-vuot-qua-nguon-tai-tro-tu-my-25673852.html
https://kevesko.vn/20231005/cuoc-tu-chuc-cua-chu-tich-ha-vien-hoa-ky-gay-moi-nguy-ve-nguon-tai-tro-cho-ukraina-25647535.html
ukraina
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/06/22866301_174:0:2905:2048_1920x0_80_0_0_961e600ae69b362faf89e0d67b6d0b63.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
châu âu, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, phương tây, nga, viện trợ, thế giới
châu âu, ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, phương tây, nga, viện trợ, thế giới
Ý kiến chuyên gia: Ai có thể thành nhà tài trợ chính cho Ukraina
Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ khó khăn ở Hoa Kỳ, vào khoảng thời gian nào đó, Liên minh châu Âu có thể trở thành nhà tài trợ chính cho Ukraina. Đó là nhận định do PGS Nikolai Topornin từ khoa Luật Châu Âu thuộc trường MGIMO nêu ra với Sputnik.
Theo phân tích của Sputnik dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Châu Âu, Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ Tài chính Ukraina, trong hai năm lại đây
Liên minh Châu Âu đã cấp cho ngân sách Ukraina sự hỗ trợ tài chính với số tiền nhiều hơn 4% so với nguồn tài trợ từ Hoa Kỳ hơn một thập kỷ qua. Tính đến đầu tháng 9, EU đã phân bổ 22,6 tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraina trong khi số nhận được từ Hoa Kỳ là 21,7 tỷ USD.
"Tất nhiên là đôi khi phát sinh sự chậm trễ kỹ thuật ở Hoa Kỳ liên quan đến việc bầu Chủ tịch nghị viện và những xáo trộn khác trong nội bộ các đảng. Để ngăn chặn không để tình trạng này thành cố định, Ukraina cần phải liên tục nhận được tiền, trong trường hợp đó Liên minh châu Âu có thể đảm nhận vai trò nhà tài trợ. Bởi vì số tiền này đối với Liên minh châu Âu là không đáng kể, không quá quan trọng khi EU có doanh thu hàng nghìn tỷ euro. Tôi không thấy bất kỳ thay đổi nào trong chính sách", ông Nikolai Topornin nói trong cuộc đàm đạo với hãng thông tấn.
Chuyên gia Topornin tin rằng Hoa Kỳ sẽ hoàn thành nghĩa vụ hỗ trợ tài chính cho Ukraina đến cuối năm nay.
"Tôi nghĩ người Mỹ sẽ chi những gì họ đã đồng ý trả cho Ukraina. Tôi tin chắc rằng họ sẽ trả tất cả, không có cơ sở nào để giả thiết sẽ huỷ bỏ khoản nào đó. Hơn nữa, số tiền này đã «qua ải» bỏ phiếu tán thành ở Hoa Kỳ. Cho đến cuối năm nay, số tiền đó sẽ được bơm hết, dù có thể nảy sinh sự chậm trễ về mặt kỹ thuật”, ông Topornin đánh giá.
Đồng thời trong năm 2023 EU đã lên kế hoạch hỗ trợ kinh tế vĩ mô 19,5 tỷ USD, trong đó khoảng 4,9 tỷ USD còn lại cho đến cuối năm. Đồng thời,
Hoa Kỳ bước vào năm tài chính mới vào ngày 1 tháng 10 và trước ngày 17 tháng 11 chính quyền phải thống nhất về ngân sách, bao gồm cả số tiền dành giúp đỡ Ukraina.
Trong khi đó khối lượng mà người châu Âu hứa hẹn hỗ trợ cho Ukraina cao gấp khoảng 3 lần so với dòng tài chính từ Hoa Kỳ và đạt xấp xỉ 80 tỷ USD. Phần lớn số tiền này - 54 tỷ USD - dự kiến phân bổ cho Ukraina trong giai đoạn 2024-2027 dưới dạng các khoản vay (2/3 gói) và viện trợ không hoàn lại.
Trong tuần này Thứ trưởng Kinh tế Ukraina Nadezhda Bigun tiết lộ rằng kể từ tháng 2 năm 2022 Kiev đã nhận 65 tỷ USD viện trợ từ các đối tác phương Tây.
Lập trường nhất quán của Nga
Trước đó, Nga đã gửi công hàm tới các nước NATO phản đối việc bơm vũ khí cho Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng hóa nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp để Nga tấn công. Cơ quan đối ngoại của Nga tuyên bố rằng các nước NATO đang «đùa với lửa» khi bơm vũ khí cho Ukraina. Ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga nhận định rằng việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraina sẽ gây tác động tiêu cực. Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và
NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraina, không chỉ bằng việc cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân sự cho Kiev trên lãnh thổ Anh, Đức, Ý và các nước khác.