Chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hồ Ka Pét

© Ảnh : UBND Bình ThuậnHồ Ka Pét khi đưa vào sử dụng giúp người dân huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết không còn lo thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu vào mùa khô.
Hồ Ka Pét khi đưa vào sử dụng giúp người dân huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết không còn lo thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu vào mùa khô. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét, tỉnh Bình Thuận, Chính phủ cho hay, công tác kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng đã hoàn thành và được các ban, ngành liên quan của tỉnh thẩm định.
Lũy kế vốn đã bố trí cho dự án là hơn 10 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn năm 2023 bố trí 5 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến tháng 9 là hơn 5,4 tỷ đồng, đạt 53,19% kế hoạch vốn.
Về trồng rừng thay thế, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát cụ thể từng vị trí nhằm đảm bảo diện tích trồng rừng cho toàn bộ 1.844,54ha diện tích cần trồng rừng thay thế của dự án và yêu cầu phải thực hiện trồng bằng các loài cây bản địa như dầu, sao đen…
Theo báo cáo của Chính phủ, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh đang khảo sát, rà soát quỹ đất lâm nghiệp đủ tiêu chí trồng rừng thay thế để đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nội dung này sau đó sẽ được trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở triển khai trồng rừng, đảm bảo hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành Dự án hồ chứa nước Ka Pét vào cuối năm 2025.
UBTV Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 đến 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Vụ thông tin sai sự thật về dự án hồ Ka Pét: Người dân "bức xúc với khái niệm phá rừng"
Như vậy, so với phương án trồng rừng thay thế được báo cáo Quốc hội tại kỳ họp trước, tiến độ đã được đẩy lên sớm một năm.
Về công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do đơn vị tư vấn lập báo cáo không đủ năng lực để tổ chức thực hiện mô hình ứng phó sự cố vỡ đập và đánh giá đa dạng sinh học do dự án có tác động đến rừng trong khu bảo tồn, theo Tuổi Trẻ Online.
Hiện, Ban quản lý dự án đã chấm dứt hợp đồng với nhà thầu này và sẽ trình cấp thẩm quyền xin chủ trương lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tiếp tục thực hiện các công việc liên quan.
Trong khi đó, công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã thực hiện xong.
Tây Ninh tăng cường công tác bảo vệ rừng trên tuyến biên giới  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
"Mượn" rừng làm hồ thuỷ lợi: Việc xây dựng hồ Ka Pét là rất cần thiết
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề cập tỏng báo cáo là việc một tờ báo điện tử đăng tải bài viết với tiêu đề Khu rừng hơn 600 ha sắp bị phá làm hồ thủy lợi ngày 4/9. Sau bài viết này, các báo điện tử, trang mạng xã hội đã tiếp tục lan truyền và khai thác các thông tin trái chiều về dự án hồ Ka Pét.
Báo cáo cho hay, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có công văn gửi Ban Tuyên giáo T.Ư đề nghị xem xét xử lý tờ báo điện tử nói trên. UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin đầy đủ về dự án, về quan điểm của tỉnh về việc đầu tư hồ chứa nước Ka Pét.
Tiếp đó, ngày 21/9, UBND tỉnh Bình Thuận đã gửi công văn cho Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quốc hội; ngày 25/9, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh báo cáo làm rõ thông tin báo chí đăng tải về việc Bình Thuận "phá" 600 ha rừng làm dự án hồ Ka Pét.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала