Chuyên gia quân sự: Chiến thuật «pháo binh du mục» không cứu được LLVT Ukraina
© Sputnik / Stanislav Krasilnikov / Chuyển đến kho ảnhBắn đạn tuyên truyền vào các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraina theo hướng Seversky
© Sputnik / Stanislav Krasilnikov
/ Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Quân Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc triệt hạ những cơ sở có khả năng phóng tên lửa Mỹ ATACMS, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nhận xét trong cuộc đàm đạo với Sputnik.
Qua thực chiến, các hệ thống phòng không của Nga đã thu được “kinh nghiệm tương tác” với tên lửa ATACMS của Mỹ, ông Yan Gagin cố vấn của lãnh đạo DNR nêu ý kiến.
Quân Nga đúc rút kinh nghiệm qua thực chiến
"Bây giờ lực lượng phòng không của chúng ta đã có kinh nghiệm tương tác với những sản phẩm này. Chúng tôi gọi những đòn đánh chính xác này là kinh nghiệm, từ đó chúng tôi cần rút ra bài học bổ ích để đạt hiệu quả tiêu diệt những mục tiêu như vậy", - ông Gagin nói với Sputnik.
Người đối thoại của hãng thông tấn cũng nhắc rằng trước đó lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn thành công tên lửa Storm Shadow và đạn dược mà các tổ hợp phóng loạt HIMARS sử dụng.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, biên tập viên tạp chí «Kho tàng của Tổ quốc» lưu ý rằng phòng không Nga dư sức đấu và diệt tên lửa ATACMS.
"ATACMS được chuyển đến Ukraina trong phương án chùm nhằm tiêu diệt nhân lực; 950 quả đạn con chứa trong ruột tên lửa được thiết kế chính là dành cho việc đó. Và lần đầu sử dụng những tên lửa này ở vùng Zaporozhye và Kherson cũng đã chứng tỏ như vậy. Lực lượng phòng không của ta đã bắn hạ tên lửa”, - ông Leonkov nói.
Chuyên gia quân sự cho rằng các nước phương Tây hẳn là có thể cung cấp cho Ukraina số lượng tên lửa ATACMS khá đáng kể, nhưng dù vậy vẫn chẳng có ý nghĩa gì.
Tên lửa lỗi thời, thiếu phương tiện mang và thiết bị phóng
"Chỉ riêng Hoa Kỳ đã có hơn 2.000 đơn vị tên lửa mang đầu đạn chùm như vậy. Tên lửa đã lỗi thời, quá trình sản xuất hoàn thành từ năm 2007. Ném sang Ukraina những vũ khí cũ thật sự là trò tiêu khiển yêu thích của người Mỹ, nhưng ở đây chúng ta thấy một chuyện khác. Những tên lửa này chỉ có thể được phóng bằng hai loại - HIMARS và tổ hợp phóng loạt... Hiện tại, ban chỉ huy quân sự của chúng ta ở khu vực chiến dịch đặc biệt đang nghiên cứu các tổ hợp pháo, hệ thống tên lửa phóng loạt và hiểu rõ là ATACMS được mang như thế nào…Vì vậy, không quan trọng là đối phương sẽ được chuyển giao bao nhiêu tên lửa này mà điều chính yếu là có bao nhiêu thiết bị mang nó", - ông Leonkov giải thích.
LLVT Ukraina thiếu nguồn cung cấp các thiết bị có khả năng phóng tên lửa ATACMS, ông nói tiếp.
"Ukraina hiện giờ rất thiếu, rất khan hiếm các phương tiện mang như HIMARS và tổ hợp phóng loạt. Đối phương cố gắng sử dụng chiến thuật «pháo du mục» nhưng vô ích, không cứu được họ. Các phi công và pháo thủ của chúng ta đã tích luỹ những kinh nghiệm to lớn trong việc tiêu diệt các trạm phóng tên lửa này", - chuyên gia Alexei Leonkov kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.