https://kevesko.vn/20231026/chien-tranh-crum-da-anh-huong-den-tien-trinh-lich-su-viet-nam-nhu-the-nao-26107289.html
Chiến tranh Crưm đã ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Việt Nam như thế nào
Chiến tranh Crưm đã ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Việt Nam như thế nào
Sputnik Việt Nam
Tháng 10 năm nay đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử: 170 năm đã trôi qua kể từ khi bắt đầu cuộc chiến mà ở châu Âu được gọi là Chiến tranh phương Đông... 26.10.2023, Sputnik Việt Nam
2023-10-26T21:46+0700
2023-10-26T21:46+0700
2023-10-26T21:46+0700
quan điểm-ý kiến
tác giả
chiến tranh
crưm
nga
pháp
thế giới
việt nam
anh
thổ nhĩ kỳ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/905/69/9056999_122:0:3763:2048_1920x0_80_0_0_2c7a81da966cbf9acf8cd36afad45ef3.jpg
Trong cuộc chiến đó, liên minh quân sự của Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và Vương quốc Sardinia đã hợp sức để chống Đế quốc Nga. Cuộc chiến đã kéo dài ba năm từ 1853 đến 1856, và mặc dù người Nga đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng nước Nga Sa hoàng vẫn bị đánh bại. Và thực tế này đã có tác động tiêu cực đến tiến trình lịch sử Việt Nam.Sau chiến tranh Crưm, Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt NamChiến thắng trước người Nga trong Chiến tranh Crưm đã truyền cảm hứng cho Hoàng đế Napoléon III. Trước đó, thực dân Pháp cũng đã tìm cách chiếm giữ Việt Nam và các vùng đất khác ở khu vực này, nhưng một số hoàn cảnh đã ngăn cản. Thứ nhất, đây là sự cạnh tranh với người Anh để giành quyền sở hữu các thuộc địa ở Đông Nam Á. Nhưng, giờ đây người Pháp và người Anh đã là “bạn bè cùng chiến đấu” và rõ ràng là London sẽ không can thiệp vào các công việc của Paris. Tình huống thứ hai là trước đây Hoàng đế Napoléon không tin vào sức mạnh quân sự của nước mình, và giờ đây, sau khi đánh bại quân Nga, ông tin tưởng vào sức mạnh bất khả chiến bại của quân đội mình. Hơn nữa, cả quân đội, những người khao khát những chiến thắng mới, và giai cấp tư sản, những người đang tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của họ, đều thúc đẩy Hoàng đế chiếm đóng Việt Nam.Định hướng những tình cảm trong xã hội Pháp, vào tháng 11 năm 1857, Napoléon III đã ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Đại Nam. Kết quả của chiến dịch này vào những năm 1859-1861, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.Toàn cảnh "Trận Sevastopol" khiến Phan Thanh Giản khiếp sợDường như học sinh Việt Nam nào cũng biết câu chuyện này. Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng ba tỉnh, Vua Dực Tông (Tự Đức) cử phái đoàn sang Paris thương nghị về việc xin chuộc ba tỉnh này. Dẫn đầu phái đoàn là một quan chức quan trọng là Thống đốc Vĩnh Long Phan Thanh Giản. Tháng 11 năm 1863, Napoléon III tiếp phái đoàn Việt Nam tại Paris nhưng không đồng ý trả lại những vùng đất đã chiếm được.Có lẽ để khiến người Việt không dám tiếp tục chiến đấu với Pháp, thực dân Pháp đã tổ chức một số chuyến du ngoạn cho ông Phan Thanh Giản và các thành viên khác trong đoàn sứ giả Việt Nam: chúng dẫn họ đến cuộc triển lãm “Toàn cảnh trận chiến Sevastopol” giới thiệu về nơi diễn ra chiến dịch quân sự thành công của người Pháp trên bán đảo Crưm, trong bảo tàng quân sự phái đoàn Việt Nam đã thấy nhiều loại vũ khí mà quân đội Pháp sử dụng trong chiến dịch này, cũng như một thiết bị kỳ diệu của công nghệ - chiếc khinh khí cầu đứng trên Champs de Mars. Sau khi nhìn thấy toàn cảnh và vũ khí, ông Phan Thanh Giản nhận ra sự vượt trội về mặt kỹ thuật của quân đội châu Âu. Và khi vào năm 1867, người Pháp tiếp tục xâm chiếm các vùng đất ở miền Nam Việt Nam, ông Phan Thanh Giản thất vọng, ông uống thuốc phiện hòa với giấm thanh tự sát.Thông tin này được trình bày trong cuốn nhật ký do thư ký phái đoàn Phạm Phú Thứ viết. Năm 1999, nhật ký của Phạm Phú Thứ đã được xuất bản ở Đà Nẵng, nhờ đó chúng ta biết nhiều chi tiết về đoàn sứ giả Việt Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu ở châu Âu.Cuốn sách này cũng có một đoạn mô tả ngắn gọn về Chiến tranh Crưm, có lẽ là đoạn đầu tiên đề cập đến cuộc chiến tranh này được viết bằng tiếng Việt trong văn học Việt Nam. Phạm Phú Thứ ghi lại điều này theo lời kể của một người Pháp đi cùng phái đoàn, quan điểm của ông này mang tính thiên vị nên miêu tả không chính xác.Sau đây là đoạn mô tả cuộc chiến tranh Crưm:Và nếu người Pháp cùng với các đồng minh của họ không đánh bại quân Nga ở Crưm 167 năm trước thì Napoléon III không dám đưa quân sang xâm lược Việt Nam, và lịch sử của nhân dân Việt Nam có thể phát triển theo một kịch bản khác. Nhưng, như các bạn đều biết, “giả sử”- lịch sử không có chữ nếu.
https://kevesko.vn/20230320/cuoc-do-bo-lon-nhat-cua-nguoi-nga-vao-viet-nam-the-ky-19-21848579.html
https://kevesko.vn/20230220/tinh-hinh-viet-nam-100-nam-truoc-qua-con-mat-cua-cac-thuy-thu-nga-21283159.html
crưm
pháp
anh
thổ nhĩ kỳ
sevastopol
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/905/69/9056999_577:0:3308:2048_1920x0_80_0_0_f6984a16523ae4aec6e84e82e2bf99fd.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, chiến tranh, crưm, nga, pháp, thế giới, việt nam, anh, thổ nhĩ kỳ, sevastopol
quan điểm-ý kiến, tác giả, chiến tranh, crưm, nga, pháp, thế giới, việt nam, anh, thổ nhĩ kỳ, sevastopol
Chiến tranh Crưm đã ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử Việt Nam như thế nào
Tháng 10 năm nay đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử: 170 năm đã trôi qua kể từ khi bắt đầu cuộc chiến mà ở châu Âu được gọi là Chiến tranh phương Đông và ở Nga được gọi là Chiến tranh Crưm, vì các trận đánh chính của cuộc chiến đó diễn ra trên Bán đảo Crưm, nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik viết trong bài báo của mình.
Trong cuộc chiến đó, liên minh quân sự của Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và Vương quốc Sardinia đã hợp sức để chống Đế quốc Nga. Cuộc chiến đã kéo dài ba năm từ 1853 đến 1856, và mặc dù người Nga đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng nước Nga Sa hoàng vẫn bị đánh bại. Và thực tế này đã có tác động tiêu cực đến tiến trình
lịch sử Việt Nam.
Sau chiến tranh Crưm, Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam
Chiến thắng trước người Nga trong Chiến tranh Crưm đã truyền cảm hứng cho Hoàng đế Napoléon III. Trước đó, thực dân Pháp cũng đã tìm cách chiếm giữ Việt Nam và các vùng đất khác ở khu vực này, nhưng một số hoàn cảnh đã ngăn cản. Thứ nhất, đây là sự cạnh tranh với người Anh để giành quyền sở hữu các thuộc địa ở
Đông Nam Á. Nhưng, giờ đây người Pháp và người Anh đã là “bạn bè cùng chiến đấu” và rõ ràng là London sẽ không can thiệp vào các công việc của Paris. Tình huống thứ hai là trước đây Hoàng đế Napoléon không tin vào sức mạnh quân sự của nước mình, và giờ đây, sau khi đánh bại quân Nga, ông tin tưởng vào sức mạnh bất khả chiến bại của quân đội mình. Hơn nữa, cả quân đội, những người khao khát những chiến thắng mới, và giai cấp tư sản, những người đang tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của họ, đều thúc đẩy Hoàng đế chiếm đóng Việt Nam.
Định hướng những tình cảm trong xã hội Pháp, vào tháng 11 năm 1857, Napoléon III đã ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Đại Nam. Kết quả của chiến dịch này vào những năm 1859-1861, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Toàn cảnh "Trận Sevastopol" khiến Phan Thanh Giản khiếp sợ
Dường như học sinh Việt Nam nào cũng biết câu chuyện này. Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng ba tỉnh, Vua Dực Tông (Tự Đức) cử phái đoàn sang Paris thương nghị về việc xin chuộc ba tỉnh này. Dẫn đầu phái đoàn là một quan chức quan trọng là Thống đốc Vĩnh Long Phan Thanh Giản. Tháng 11 năm 1863, Napoléon III tiếp phái đoàn Việt Nam tại Paris nhưng không đồng ý trả lại những vùng đất đã chiếm được.
Có lẽ để khiến người Việt không dám tiếp tục chiến đấu với Pháp, thực dân Pháp đã tổ chức một số chuyến du ngoạn cho ông Phan Thanh Giản và các thành viên khác trong đoàn sứ giả Việt Nam: chúng dẫn họ đến cuộc triển lãm “Toàn cảnh trận chiến
Sevastopol” giới thiệu về nơi diễn ra chiến dịch quân sự thành công của người Pháp trên bán đảo Crưm, trong bảo tàng quân sự phái đoàn Việt Nam đã thấy nhiều loại vũ khí mà quân đội Pháp sử dụng trong chiến dịch này, cũng như một thiết bị kỳ diệu của công nghệ - chiếc khinh khí cầu đứng trên Champs de Mars. Sau khi nhìn thấy toàn cảnh và vũ khí, ông Phan Thanh Giản nhận ra sự vượt trội về mặt kỹ thuật của quân đội châu Âu.
Trở về nhà, ông nói với vua: “Chúng ta không thể nào kháng cự nổi với sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự”.
Và khi vào năm 1867, người Pháp tiếp tục xâm chiếm các vùng đất ở miền Nam Việt Nam, ông Phan Thanh Giản thất vọng, ông uống thuốc phiện hòa với giấm thanh tự sát.
Thông tin này được trình bày trong cuốn nhật ký do thư ký phái đoàn Phạm Phú Thứ viết. Năm 1999, nhật ký của Phạm Phú Thứ đã được xuất bản
ở Đà Nẵng, nhờ đó chúng ta biết nhiều chi tiết về đoàn sứ giả Việt Nam do Phan Thanh Giản dẫn đầu ở châu Âu.
Cuốn sách này cũng có một đoạn mô tả ngắn gọn về Chiến tranh Crưm, có lẽ là đoạn đầu tiên đề cập đến cuộc chiến tranh này được viết bằng tiếng Việt trong văn học Việt Nam. Phạm Phú Thứ ghi lại điều này theo lời kể của một người Pháp đi cùng phái đoàn, quan điểm của ông này mang tính thiên vị nên miêu tả không chính xác.
Sau đây là đoạn mô tả cuộc chiến tranh Crưm:
“Tu-du-ki nguyên là nước bạn của Nga La Tư, nhưng nước Nga ỷ sức mạnh, ban đầu chiếm cửa bể này, rồi sau tìm mưu xâm lấn biên giới nước Tu. Người Tu cầu cứu Phú-lãng-sa và Anh Cát Lợi. Nước Phú và nước Anh cũng lo nước Nga thắng Tu, thì càng mạnh, nên tám năm trước đây đem binh thuyền giúp nước Tu, hợp sức đánh thành của cửa biển này. Trong mười một tháng đánh nhau, tính về tổn thất, quân Nga mất ba chục vạn, còn quân Phú và quân Anh cũng hơn hai chục vạn. Quân Phú làm đường hầm để hãm thành; quân Nga thế thua xin hòa; bên Phú mới bãn binh”.
Và nếu người Pháp cùng với các đồng minh của họ không đánh bại quân Nga ở Crưm 167 năm trước thì Napoléon III không dám đưa quân sang xâm lược Việt Nam, và lịch sử của nhân dân Việt Nam có thể phát triển theo một kịch bản khác. Nhưng, như các bạn đều biết, “giả sử”- lịch sử không có chữ nếu.