Bà Lan chọn lãnh đạo SCB theo tiêu chí "hiền lành, không quậy phá, được lòng nhiều người"

© Ảnh : ThuongGiaOnlineBà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bà Trương Mỹ Lan chỉ giao cho lãnh đạo bộ máy SCB làm công việc liên quan nhân sự, tổ chức. Khi ngân hàng khó khăn về tài chính, lãnh đạo SCB sẽ thông báo ngay để bà tìm phương án xử lý.
Dù không giữ vai trò quản lý nhưng bà Trương Mỹ Lan chi phối toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng SCB.
Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị cáo buộc thâu tóm, chi phối ngân hàng SCB để phục vụ cho mục đích cá nhân.
Theo đó, bà Trương Mỹ Lan mua 3 ngân hàng tư nhân, sở hữu phần lớn cổ phần của các ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Muốn sáp nhập ba nhà băng này, bà Lan phải sở hữu ít nhất 65% cổ phần để thâu tóm quyền lực.
Bà Lan rải người thu gom 80-98% cổ phần của ba ngân hàng. Tháng 1/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ra đời trên cơ sở hợp nhất.
Vì Ngân hàng Nhà nước quy định một cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% cổ phần của một ngân hàng, bà Lan chỉ đứng tên hơn 4%, 80% còn lại nhờ 74 người khác. Đến năm 2018, bà Lan sở hữu 91,5% cổ phần ở SCB dưới danh nghĩa của 27 pháp nhân, cá nhân.
Tính đến tháng 10/2022, SCB có một hội sở chính ở TP HCM, 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước. Vốn điều lệ thời điểm này là 15.000 tỷ đồng với hơn 4.100 cổ đông. Trong đó, bà Lan sở hữu hoặc chi phối hơn 1.394 triệu cổ phần, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp.
Với việc nắm quyền/sở hữu chi phối số cổ phần nêu trên, bà Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín vào các vị trí chủ chốt tại SCB. Họ được đánh giá là người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, và đặc biệt là nghe theo chỉ đạo của bà Lan.
Bị can Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2023
Cháu gái ruột bà Trương Mỹ Lan thành lập 52 công ty ma "giúp" rút tiền từ SCB
Ở từng vị trí, những người này được bà Lan trả mức lương khủng, từ 200 triệu đến 500 triệu đồng/tháng.
Trong thời kỳ đầu tiên, bà Lan bổ nhiệm bị can Tạ Chiêu Chung làm thành viên HĐQT SCB với nhiệm vụ quản lý, điều hành việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông; đảm bảo việc nắm giữ, chuyển nhượng cổ phần đúng tỷ lệ Ngân hàng Nhà nước quy định.
Theo yêu cầu của chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, người đứng tên cổ phần phải có quan hệ thân quen và đều được trả tiền công. Ai chuyển nơi cư trú hoặc bệnh nặng phải tìm ngay người thay thế để tránh rắc rối.
Với các nhân sự cấp cao, bà Lan tuyển bị can Nguyễn Thị Thu Sương, Đinh Văn Thành (cùng đang bị truy nã), Bùi Anh Dũng làm Chủ tịch HĐQT SCB trong nhiều giai đoạn. Trong số này, ông Dũng trưởng thành từ SCB, trải qua các chức vụ như Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh, Phó tổng giám đốc.
Ông Dũng được chọn giữ chức cao nhất ở SCB bởi bà Lan thấy "hiền lành, không quậy phá, được lòng nhiều người".
Theo kết luận điều tra, lời khai của những người trong danh sách trên (trừ các đối tượng, bị can đã xuất cảnh không biết đang ở đâu) thể hiện, bà Lan chi phối mọi hoạt động của SCB về cả nhân sự, hoạt động tín dụng thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng trên, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng SCB như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức; huy động vốn từ các nguồn khác quy định của luật các tổ chức tín dụng.
Trụ sở mới VKSND Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2023
Sau lệnh truy nã 7 cựu lãnh đạo SCB, Việt Nam khởi tố thêm 5 bị can vụ Vạn Thịnh Phát
Với việc cấp tín dụng cho khách hàng, bà Lan chỉ đạo Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thực hiện. Với chức danh Chủ tịch HĐQT, bà Lan chỉ giao cho làm công việc liên quan nhân sự, tổ chức bộ máy. Khi ngân hàng khó khăn về tài chính, lãnh đạo SCB sẽ thông báo ngay để bà tìm phương án xử lý.
Thông thường, bà Lan sẽ mượn tài sản của bạn bè hoặc dùng tài sản của mình để làm tài sản bảo đảm, dùng khoản vay sau xử lý khoản vay trước. Từ chiến lược do bà Lan vạch ra, các lãnh đạo SCB sẽ triển khai.
Cơ quan điều tra xác định bà Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB. Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh số tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng.
Như vậy, Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала