Nga muốn giúp Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực AI
18:28 30.11.2023 (Đã cập nhật: 18:30 30.11.2023)
© Sputnik / Anna Ratkoglo
/ Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Nga sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo sinh viên và học viên cao học trong lĩnh vực công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, và Internet vạn vật. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga tại buổi làm việc với người đồng cấp Việt Nam trong ngày 30/11.
Sẽ đào tạo nhân lực công nghệ cao
Ngày 30/11, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc có buổi tiếp đoàn công tác Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Nga đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga ông Mogilevsky Konstantin cho biết, Chính phủ Nga và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Nga luôn ưu tiên mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là hợp tác về giáo dục và đào tạo.
“Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin là một điểm sáng, cũng là cơ hội để hai bên tổng kết công việc trong một thời gian dài, khi đã làm được rất nhiều việc. Trong những năm qua, Phân viện đã hoạt động tích cực, đào tạo được một lượng lớn số chuyên gia giỏi tiếng Nga và luôn là trung tâm chính trong việc quảng bá tiếng Nga tại Việt Nam”, ông Mogilevsky Konstantin Ilyich, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga nhấn mạnh.
Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giáo dục Nga - Việt, Thứ trưởng Mogilevsky Konstantin đã chia sẻ nhiều ý kiến và đề xuất về việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. Trong đó, có nội dung thành lập trường trung học Nga tại Hà Nội, đào tạo giáo viên dạy tiếng Nga tại Việt Nam, giảng dạy và phổ biến tiếng Việt ở Liên bang Nga, cũng như khuyến khích sinh viên Nga đến Việt Nam để học tập.
Đại diện Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga cũng khẳng định sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo sinh viên và học viên cao học trong lĩnh vực công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, và Internet vạn vật. Điều này đóng góp quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nền kinh tế Việt Nam.
Phân viện Pushkin giúp quảng bá tiếng Nga và văn hóa Nga
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam Nguyễn Văn Phúc ghi nhận trong thời gian qua, quan hệ và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo hai nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, hai bên đã triển khai nhiều ý tưởng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, mở ra nhiều hướng hợp tác mới.
© Sputnik / Ha Linh Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
1/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
© Sputnik / Ha Linh Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
2/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
© Sputnik / Ha Linh Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
3/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
© Sputnik / Ha Linh Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
4/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
1/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
2/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
3/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
4/4
© Sputnik / Ha Linh
Một số hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Phân viện Pushkin
Việt Nam khẳng định việc quan tâm đến việc mở rộng cơ hội học tập tiếng Nga. Theo đó, một trong những trung tâm giáo dục quan trọng nhất theo hướng này sẽ là Phân viện Pushkin tại Hà Nội.
“Sau 30 năm vắng bóng chuyên gia Nga ở các trường học của Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, Bộ Giáo dục Liên bang Nga và Bộ GDĐT Việt Nam, mà đơn vị thực hiện là Phân viện Pushkin, cùng triển khai dự án nhân văn “Giáo viên Nga ở nước ngoài”. Theo đó, chuyên gia Nga được cử đến các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam để trực tiếp giảng dạy”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nêu rõ.
Ông Phúc đánh giá hội thảo “Chiến lược nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ trong không gian khoa học và giáo dục hiện đại” là hoạt động có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và phát triển giảng dạy tiếng Nga ở Việt Nam. Đây cũng là hoạt động thiết thực để chào mừng 45 năm quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nga.
Trong 40 năm qua, Phân viện Pushkin đóng vai trò phát triển, tuyên truyền, quảng bá tiếng Nga và văn hóa Nga ở Việt Nam; góp phần vào việc hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia và công tác ngoại giao nhân dân.
Phân viện vẫn đang tích cực phối hợp với các đơn vị của Nga và Việt Nam, tổ chức các hoạt động như các festival văn hóa Việt - Nga cho học sinh, sinh viên; các kỳ thi Olympic Tiếng Nga, các khóa học tiếng Nga, trại hè quốc tế cho học sinh các trường phổ thông; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Nga của Việt Nam.