https://kevesko.vn/20231201/dau-tu-cua-nhat-ban-tao-diem-tua-cho-viet-nam-26771337.html
Đầu tư của Nhật Bản tạo điểm tựa cho Việt Nam
Đầu tư của Nhật Bản tạo điểm tựa cho Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản liên tục phát triển sau 50 năm đã chín muồi để có thể nâng tầm, nâng cấp nên việc mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản chỉ... 01.12.2023, Sputnik Việt Nam
2023-12-01T14:57+0700
2023-12-01T14:57+0700
2023-12-01T17:18+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
tác giả
fdi
kinh tế
kinh doanh
nhật bản
chính trị
đầu tư
đầu tư nước ngoài
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/01/26771946_0:317:2770:1875_1920x0_80_0_0_c9348bebe005303382276a7b8be57003.jpg
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng vừa có chuyến thăm chính thức Nhật Bản, được báo chí đánh giá là thành công. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn trong trả lời phỏng vấn báo chí đã cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa và là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp ở mức độ cao giữa Việt Nam và Nhật Bản.Mục đích chính của chuyến đi này, theo đánh giá chung của giới chuyên gia, là nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư Nhật bản vào Việt Nam. Về vấn đề này, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng. Sputnik xin giới thiệu cuộc phỏng vấn với các bạn đọc.Việt Nam - một trong các địa chỉ được các doanh nghiệp của Nhật Bản ưu tiên lựa chọnSputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Hoàng, trong bối cảnh Nhật Bản chuyển một số sản xuất ra khỏi Trung Quốc, có phải mục đích chính của chuyến thăm Nhật Bản lần này của Chủ tịch nước Việt Nam là nhằm thu hút đầu tư Nhật Bản, để Nhật Bản chuyển sản xuất sang Việt Nam hay không?Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu:Động thái nhiều doanh nghiệp Nhật Bản giảm dần đầu tư vào Trung Quốc sau nhiều năm thu được lợi nhuận rất lớn trên thị trường gần 1,4 tỷ dân này là điều không mới và cũng không quá đột ngột. Từ năm 2012, các nhà đầu tư, các “đại gia” công nghệ hàng đầu của Nhật Bản đã bắt đầu tính toán việc giảm dần nguồn vốn đầu tư vào Trung Quốc. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến động thái này.Nguyên nhân đầu tiên chính là sự tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Mặc dù Trung Quốc vẫn duy trì nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư từ phương Tây và Nhật bản nhưng vụ tranh chấp này đến nay vẫn tiếp diễn đã khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản cảm thấy bất an. Những dòng vốn của họ cũng như các cơ sở hạ tầng mà họ đã gây dựng ở Trung Quốc có thể bị đe dọa nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng. Đây là điều dễ hiểu vì bất cứ một sự bất ổn định nào trên Biển Hoa Đông và cả Biển Đông đều tiềm ẩn những nguy cơ bùng nổ.Nguyên nhận thứ hai là Đại dịch COVID-19 đã làm trì trệ nền sản xuất cũng như chuỗi logistic toàn cầu, dẫn đến làm suy giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Mặc dù đó là thảm họa chung của toàn nhân loại nhưng riêng đối với Trung Quốc thì do chính sách duy trì các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt nhất và kéo dài nhất thế giới đã làm cho lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc suy giảm. Trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.Nguyên nhân thứ ba là môi trường đầu tư tại Trung Quốc đã giảm dần sự hấp dẫn do các quy định nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc về chuyển giao công nghệ đi kèm với đầu tư cũng như việc khai thác tài nguyên ở Trung Quốc, trong đó có tài nguyên sức lao động giá rẻ đã suy giảm qua hơn 50 năm kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa.Nguyên nhân cuối cùng không chi là cuộc thương chiến Mỹ - Trung đến nay vẫn tiếp diễn mà còn là sự căng thẳng, phức tạp gia tăng trên toàn cầu do sự cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược giữa Nga và Trung Quốc với Mỹ và phương Tây ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại.Vì vậy, sự suy giảm dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc là điều tất yếu. Xu thế này bắt đầu diễn ra từ đầu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI khi 24% các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ hủy bỏ hoặc thu hẹp kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc; 37% số công ty Nhật Bản cho biết họ sẽ cân nhắc và xem xét thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc; còn 14% các doanh nghiệp Nhật Bản đang có mặt tại Trung Quốc cho biết họ sẽ chuyển vốn đầu tư sang các nước khác. Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là một trong các địa chỉ được các doanh nghiệp của Nhật Bản ưu tiên lựa chọn.Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam xúc tiến thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản cũng là điều tất yếu, bởi những thời cơ như vậy không nhiều. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích cao nhất của chuyến thăm Nhật Bản của phái đoàn cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu. Do quan hệ Việt Nam và Nhật Bản liên tục phát triển sau 50 năm đã chín muồi để có thể nâng tầm, nâng cấp nên việc mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản chỉ là một trong các mục đích của chuyến thăm.Kết quả mỹ mãn nhấtSputnik: Vậy theo ông, mục đích chính, kết quả chính là gì?Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu:Kết quả mỹ mãn nhất là Việt Nam và Nhật bản đã thỏa thuận mở rộng quan hệ của hai nước từ mức “Đối tác chiến lược” trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện”. Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới và thứ 4 ở Châu Á thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc). Lẽ dĩ nhiên là việc nâng tầm và mở rộng quan hệ đối tác với Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn từ Nhật Bản vào Việt Nam nhưng điều quan trọng hơn cả là tính bền vững, lâu dài có tính chiến lược của quan hệ đầu tư đó.Có một chi tiết rất đáng chú ý là lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản nhấn mạnh đến tính chất hai chiều trong quan hệ kinh tế giữa hai nước bằng cách so sánh hai món đặc sản của hai nước là quả bưởi của Việt Nam với quả đào của Nhật Bản để minh họa cho mối quan hệ “Bạn bè chân thành, đối tác tin cậy, hợp tác chiến lược, tương lai bền vững” giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đó là mục đích cao nhất, toàn diện của chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản của phái đoàn cấp cao Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Võ Văn Thưởng dẫn đầu.Ba điểm tựa giúp Việt Nam chiếm lĩnh vị trí mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầuSputnik: Tôi vẫn rất chú ý đến mục đích thu hút đầu tư Nhật Bản của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Việt Nam và là đối tác thương mại thứ 4, việc thu hút đầu tư nhiều hơn có thể giúp Việt Nam trở thành một trong những mắt xích chính của chuỗi cung ứng khu vực và thế giới. Ông có bình luận gì về nhận định này?Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu:Cùng với Hàn Quốc và Đài Loan, Nhật Bản là một trong 3 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm. Sau khi “Luật Đầu tư nước ngoài” của Việt Nam được sửa đổi, bổ sung lần thứ ba vào năm 1992 với việc chấp nhận các doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn 100%, chỉ giới hạn tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, mà không giới hạn tối đa, Nhật Bản đã lập tức mở rộng đầu tư FDI vào Việt Nam. Những thương hiệu lớn đầu tiên của Nhật Bản có mặt tại Việt Nam là Toyota và Honda. Năm 1994, số dự án FDI Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 68 với số vốn hơn 200 triệu USD. Năm 1995 là năm “bùng nổ” về FDI Nhật Bản vào Việt Nam, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam với giá trị vốn đăng ký vượt qua 1,3 tỷ USD. Từ đó đến nay, Nhật Bản luôn ở trong tốp 10 quốc gia hàng đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam.Tuy không phải là quốc gia dẫn đầu về quy mô FDI nhưng chất lượng đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam lại vượt trội so với các quốc gia khác trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam. Sự vượt trội đó nằm ở những lĩnh vực trọng yếu như công nghệ cao, công nghệ số hóa và công nghệ xanh. Không những thế, phía Nhật Bản còn cam kết rằng hai nước sẽ là đồng sáng tạo trong các ngành công nghiệp tương lai. Đây là điều khá hiếm hoi trong quan hệ quốc tế về kinh tế và công nghệ trong thời đại đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Và đó cũng là điểm tựa quan trọng đầu tiên để Việt Nam phát huy vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Bên cạnh đó, lãnh đạo Nhật Bản cũng ghi nhận rằng Việt Nam là đối tác cần thiết của Nhật Bản để hướng tới thực hiện Sáng kiến “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở. Mặc dù có sự cạnh tranh giữa Sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” của Trung Quốc với Sáng kiến “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở” nhưng chính việc tham gia vào cả hai sáng kiến này càng giúp Việt Nam định hướng mạnh hơn đến những ngành sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận lớn. Đây chính là điểm tựa thứ hai trong việc củng cố và phát triển vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam.Trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản còn có một nguồn vốn quan trọng khác. Đó là viện trợ ODA (Official Development Assistance). Đứng thứ năm trong số 10 quốc gia hàng đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam, Nhật Bản còn là nhà tài trợ ODA hàng đầu. Các khoản viện trợ ODA có tác dụng phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. ODA của Nhật Bản còn góp phần hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ngoài ra, đặc trưng của ODA Nhật Bản là được sử dụng cho các dự án xây dựng hạ tầng quy mô lớn trong các lĩnh vực quan trọng như phát điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, qua đó cải thiện hạ tầng kinh tế xã hội và có tác động to lớn trong việc thu hút FDI ở Việt Nam.Trong số các quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam, Nhật Bản cùng với Hàn Quốc là hai nước vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo mối quan hệ tương hỗ giữa hai loại hình đầu tư FDI và viện trợ ODA. Rất ít quốc gia có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo được thế “hai chân” vững chắc như vậy. Đây cũng chính là điểm tựa thứ ba giúp Việt Nam chiếm lĩnh vị trí mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
https://kevesko.vn/20231127/viet-nam---nhat-ban-nang-cap-quan-he-ky-vong-chuyen-giao-cong-nghe-quoc-phong-26693174.html
https://kevesko.vn/20231123/von-fdi-tang-nho-niem-tin-va-su-coi-mo-cua-viet-nam-26628933.html
https://kevesko.vn/20231201/ba-trong-tam-trien-khai-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet---nhat-26767248.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/01/26771946_91:0:2770:2009_1920x0_80_0_0_bfa156bb824606df5f018070acd6f909.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, fdi, kinh tế, kinh doanh, nhật bản, chính trị, đầu tư, đầu tư nước ngoài, oda
việt nam, quan điểm-ý kiến, tác giả, fdi, kinh tế, kinh doanh, nhật bản, chính trị, đầu tư, đầu tư nước ngoài, oda
Đầu tư của Nhật Bản tạo điểm tựa cho Việt Nam
14:57 01.12.2023 (Đã cập nhật: 17:18 01.12.2023) Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản liên tục phát triển sau 50 năm đã chín muồi để có thể nâng tầm, nâng cấp nên việc mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản chỉ là một trong các mục đích của chuyến thăm, mặc dù đầu tư của Nhật Bản giúp Việt Nam chiếm lĩnh vị trí mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng vừa có chuyến thăm chính thức Nhật Bản, được báo chí đánh giá là thành công. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn trong trả lời phỏng vấn báo chí đã cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa và là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp
ở mức độ cao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Mục đích chính của chuyến đi này, theo đánh giá chung của giới chuyên gia, là nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư Nhật bản vào Việt Nam. Về vấn đề này, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng. Sputnik xin giới thiệu cuộc phỏng vấn với các bạn đọc.
Việt Nam - một trong các địa chỉ được các doanh nghiệp của Nhật Bản ưu tiên lựa chọn
Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Hoàng, trong bối cảnh Nhật Bản chuyển một số sản xuất ra khỏi Trung Quốc, có phải mục đích chính của chuyến thăm Nhật Bản lần này của Chủ tịch nước Việt Nam là nhằm thu hút đầu tư Nhật Bản, để Nhật Bản chuyển sản xuất sang Việt Nam hay không?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu:
Động thái nhiều doanh nghiệp Nhật Bản giảm dần đầu tư vào Trung Quốc sau nhiều năm thu được lợi nhuận rất lớn trên thị trường gần 1,4 tỷ dân này là điều không mới và cũng không quá đột ngột. Từ năm 2012, các nhà đầu tư, các “đại gia” công nghệ hàng đầu của Nhật Bản đã bắt đầu tính toán việc giảm dần nguồn vốn đầu tư vào Trung Quốc. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến động thái này.
27 Tháng Mười Một 2023, 21:01
Nguyên nhân đầu tiên chính là sự tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Mặc dù Trung Quốc vẫn duy trì nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư từ phương Tây và Nhật bản nhưng vụ tranh chấp này đến nay vẫn tiếp diễn đã khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản cảm thấy bất an. Những dòng vốn của họ cũng như các cơ sở hạ tầng mà họ đã gây dựng ở Trung Quốc có thể bị đe dọa nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng. Đây là điều dễ hiểu vì bất cứ một sự bất ổn định nào trên Biển Hoa Đông và cả Biển Đông đều tiềm ẩn những nguy cơ bùng nổ.
Nguyên nhận thứ hai là
Đại dịch COVID-19 đã làm trì trệ nền sản xuất cũng như chuỗi logistic toàn cầu, dẫn đến làm suy giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Mặc dù đó là thảm họa chung của toàn nhân loại nhưng riêng đối với Trung Quốc thì do chính sách duy trì các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt nhất và kéo dài nhất thế giới đã làm cho lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc suy giảm. Trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản.
Nguyên nhân thứ ba là môi trường đầu tư tại Trung Quốc đã giảm dần sự hấp dẫn do các quy định nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc về chuyển giao công nghệ đi kèm với đầu tư cũng như việc khai thác tài nguyên ở Trung Quốc, trong đó có tài nguyên sức lao động giá rẻ đã suy giảm qua hơn 50 năm kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa.
Nguyên nhân cuối cùng không chi là cuộc thương chiến Mỹ - Trung đến nay vẫn tiếp diễn mà còn là sự căng thẳng, phức tạp gia tăng trên toàn cầu do sự cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược giữa Nga và Trung Quốc với Mỹ và phương Tây ngày càng gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Vì vậy, sự suy giảm dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc là điều tất yếu. Xu thế này bắt đầu diễn ra từ đầu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI khi 24% các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ hủy bỏ hoặc thu hẹp kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc; 37% số công ty Nhật Bản cho biết họ sẽ cân nhắc và xem xét thận trọng khi đầu tư vào Trung Quốc; còn 14% các doanh nghiệp Nhật Bản đang có mặt tại Trung Quốc cho biết họ sẽ chuyển vốn đầu tư sang các nước khác. Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là một trong các địa chỉ được các doanh nghiệp của Nhật Bản ưu tiên lựa chọn.
Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam xúc tiến thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản cũng là điều tất yếu, bởi những thời cơ như vậy không nhiều. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích cao nhất của chuyến thăm Nhật Bản của phái đoàn cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dẫn đầu.
Do quan hệ Việt Nam và Nhật Bản liên tục phát triển sau 50 năm đã chín muồi để có thể nâng tầm, nâng cấp nên việc mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản chỉ là một trong các mục đích của chuyến thăm.
Sputnik: Vậy theo ông, mục đích chính, kết quả chính là gì?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu:
Kết quả mỹ mãn nhất là Việt Nam và Nhật bản đã thỏa thuận mở rộng quan hệ của hai nước từ mức “Đối tác chiến lược” trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện”. Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới và thứ 4 ở Châu Á thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc). Lẽ dĩ nhiên là việc nâng tầm và mở rộng quan hệ đối tác với Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn từ Nhật Bản vào Việt Nam nhưng điều quan trọng hơn cả là tính bền vững, lâu dài có tính chiến lược của quan hệ đầu tư đó.
Có một chi tiết rất đáng chú ý là lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản nhấn mạnh đến tính chất hai chiều trong quan hệ kinh tế giữa hai nước bằng cách so sánh hai món đặc sản của hai nước là quả bưởi của Việt Nam với quả đào của Nhật Bản để minh họa cho mối quan hệ “Bạn bè chân thành, đối tác tin cậy, hợp tác chiến lược, tương lai bền vững” giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đó là mục đích cao nhất, toàn diện của chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản của phái đoàn cấp cao Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Võ Văn Thưởng dẫn đầu.
23 Tháng Mười Một 2023, 20:25
Ba điểm tựa giúp Việt Nam chiếm lĩnh vị trí mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Sputnik: Tôi vẫn rất chú ý đến mục đích thu hút đầu tư Nhật Bản của Việt Nam. Chúng ta biết rằng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Việt Nam và là đối tác thương mại thứ 4, việc thu hút đầu tư nhiều hơn có thể giúp Việt Nam trở thành một trong những mắt xích chính của chuỗi cung ứng khu vực và thế giới. Ông có bình luận gì về nhận định này?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế - nhà nghiên cứu:
Cùng với Hàn Quốc và Đài Loan, Nhật Bản là một trong 3 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm. Sau khi “Luật Đầu tư nước ngoài” của Việt Nam được sửa đổi, bổ sung lần thứ ba vào năm 1992 với việc chấp nhận các doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn 100%, chỉ giới hạn tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, mà không giới hạn tối đa, Nhật Bản đã lập tức mở rộng đầu tư FDI vào Việt Nam. Những thương hiệu lớn đầu tiên của Nhật Bản có mặt tại Việt Nam là Toyota và Honda. Năm 1994,
số dự án FDI Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 68 với số vốn hơn 200 triệu USD. Năm 1995 là năm “bùng nổ” về FDI Nhật Bản vào Việt Nam, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam với giá trị vốn đăng ký vượt qua 1,3 tỷ USD. Từ đó đến nay, Nhật Bản luôn ở trong tốp 10 quốc gia hàng đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam.
Tuy không phải là quốc gia dẫn đầu về quy mô FDI nhưng chất lượng đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam lại vượt trội so với các quốc gia khác trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam. Sự vượt trội đó nằm ở những lĩnh vực trọng yếu như công nghệ cao, công nghệ số hóa và công nghệ xanh. Không những thế, phía Nhật Bản còn cam kết rằng hai nước sẽ là đồng sáng tạo trong các ngành công nghiệp tương lai. Đây là điều khá hiếm hoi trong quan hệ quốc tế về kinh tế và công nghệ trong thời đại đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Và đó cũng là điểm tựa quan trọng đầu tiên để Việt Nam phát huy vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Nhật Bản cũng ghi nhận rằng Việt Nam là đối tác cần thiết của Nhật Bản để hướng tới thực hiện Sáng kiến “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở. Mặc dù có sự cạnh tranh giữa Sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” của Trung Quốc với Sáng kiến “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở” nhưng chính việc tham gia vào cả hai sáng kiến này càng giúp Việt Nam định hướng mạnh hơn đến những ngành sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận lớn. Đây chính là điểm tựa thứ hai trong việc củng cố và phát triển vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam.
1 Tháng Mười Hai 2023, 09:38
Trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản còn có một nguồn vốn quan trọng khác. Đó là viện trợ ODA (Official Development Assistance). Đứng thứ năm trong số 10 quốc gia hàng đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam, Nhật Bản còn là nhà tài trợ ODA hàng đầu. Các khoản viện trợ ODA có tác dụng phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. ODA của Nhật Bản còn góp phần hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ngoài ra, đặc trưng của ODA Nhật Bản là được sử dụng cho các dự án xây dựng hạ tầng quy mô lớn trong các lĩnh vực quan trọng như phát điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, qua đó cải thiện hạ tầng kinh tế xã hội và có tác động to lớn trong việc thu hút FDI ở Việt Nam.
Trong số các quốc gia
đầu tư FDI vào Việt Nam, Nhật Bản cùng với Hàn Quốc là hai nước vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo mối quan hệ tương hỗ giữa hai loại hình đầu tư FDI và viện trợ ODA. Rất ít quốc gia có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo được thế “hai chân” vững chắc như vậy. Đây cũng chính là điểm tựa thứ ba giúp Việt Nam chiếm lĩnh vị trí mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.