Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam quan ngại về những vụ việc gần đây ở Biển Đông

© Ảnh : United NationsĐại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại sứ Việt Nam bày tỏ quan ngại về những vụ việc gần đây ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, an ninh khu vực, đi ngược lại các quy định của UNCLOS.
Ngày 6/12, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, Đại hội đồng LHQ khóa 78 đã tiến hành họp phiên toàn thể về đại dương và luật biển, theo TTXVN.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định Việt Nam luôn đề cao UNCLOS với vai trò là khuôn khổ pháp lý quốc tế điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Việt Nam kêu gọi các nước tiếp tục tuân thủ đầy đủ UNCLOS, bao gồm nghĩa vụ giải quyết hoà bình tranh chấp và tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khi tiến hành các hoạt động kinh tế hợp pháp trên các vùng biển của mình được xác định theo UNCLOS.
Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Biển Đông
Ai cần đến Bộ quy tắc ứng xử riêng ở Biển Đông?
Về tình hình Biển Đông, Đại sứ Việt Nam bày tỏ quan ngại về những vụ việc gần đây ở Biển Đông ảnh hưởng tiêu cực đến hoà bình, an ninh khu vực, đi ngược lại các quy định của UNCLOS. Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở UNCLOS và mong muốn sớm hoàn hiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có nội dung thực chất và có hiệu lực, phù hợp với UNCLOS.
Bên cạnh đó, khẳng định Việt Nam cam kết ủng hộ các sáng kiến về ứng phó với biến đổi khí hậu và cho rằng các phương thức và cơ chế hỗ trợ phù hợp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, dựa trên các nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt và tương ứng với năng lực của từng quốc gia.
Cùng ngày, Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết tổng hợp về đại dương và luật biển với 140 phiếu thuận và 110 nước tham gia đồng bảo trợ, trong đó có Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала