Chuyên gia: Cả phương Tây đau khổ vì xung đột ở Ukraina
© AP Photo / Alex BabenkoQuân Ukraina
© AP Photo / Alex Babenko
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Chuyên gia quan hệ quốc tế Baha Mahmud bình luận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik về tuyên bố của Nhà Trắng việc Mỹ còn khoảng 1 tỷ USD để bổ sung kho vũ khí của mình.
“Những thực tế như tình hình chính trị trong nước không ổn định ở Hoa Kỳ và tổn thất lớn của quân đội Ukraina, bằng cách này hay cách khác, cũng ảnh hưởng đến việc Washington tiếp tục tài trợ cho chế độ Kiev. Ngoài ra, toàn bộ phương Tây, đặc biệt là châu Âu, đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraina, do nhu cầu cung cấp thiết bị quân sự ngày càng tăng của Kiev. Mặc dù mọi người đều rõ ràng Ukraina sẽ không bao giờ giành chiến thắng. Hàng tỷ đô la được phân bổ trước đây có giúp quân đội Ukraina đạt được kết quả không? KHÔNG. Vì vậy, người ta không nên mong đợi sự tiến bộ, đặc biệt là trên chiến trường, ngay cả khi các đợt hỗ trợ mới của Mỹ được phân bổ”, - Baha Mahmoud nói.
Hơn nữa, chuyên gia tin mọi sự hỗ trợ từ Washington đều là không thực tế, vì phần lớn trong số tiền (người nộp thuế Mỹ) dành cho Kiev vẫn ở lại Hoa Kỳ.
"Quốc hội Mỹ cũng bắt đầu nhận ra cuộc phản công của Ukraina không mang lại kết quả nào. Thêm vào đó là cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra và những bất đồng đang diễn ra giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Nguồn tài trợ bổ sung trong điều kiện như vậy là không thể. Đối với việc nói về giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraina, cần lưu ý đến những tuyên bố như vậy (trước đây thượng nghị sĩ Mỹ nói Ukraina sẽ phải từ bỏ phần lãnh thổ của mình để đàm phán vơi Nga) không nên được coi trọng, bởi vì các phương tiện truyền thông từ lâu đã nói về các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev. Chỉ rõ ràng một điều là cần phải liên hệ với những người phụ trách Ukraina; chứ bản thân Zelensky và đoàn tùy tùng không quyết định được bất cứ điều gì”, - chuyên gia kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.