Đại tướng Phan Văn Giang nhắc về "sức mạnh mềm" trong đối ngoại quốc phòng Việt Nam

© TTXVN - Bùi Lâm KhánhĐại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2023
Đăng ký
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đối ngoại Quốc phòng đã luôn kết hợp thế mạnh của đối ngoại – truyền thống quan hệ lâu dài, khả năng hội nhập năng động, sức lan tỏa và sức mạnh mềm.
Từ đó phát huy sức mạnh riêng của đối ngoại quốc phòng, xây dựng tiềm lực Quốc phòng, tăng cường quan hệ với các nước.

Đối ngoại quốc phòng: Bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa

Phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 sáng ngày 19/12, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu bật những thành công trong công tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.
Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường với những vấn đề nảy sinh chưa từng có tiền lệ, Bộ Quốc phòng đã quán triệt "thực hiện thắng lợi" đường lối đối ngoại được chỉ ra trong Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 34 của Bộ Chính trị về định hướng, chủ trương triển khai đường lối đối ngoại Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Bộ Quốc phòng đã gắn tư tưởng ngoại giao cây tre Việt Nam và gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.
Điểm lại những dấu ấn nổi bật của đối ngoại quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, những năm qua, hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai đồng bộ.
Đã có nhiều cách làm sáng tạo, đạt kết quả quan trọng, đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại đất nước, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ, hợp tác quốc phòng song phương và đa phương đã góp phần củng cố tin cậy chiến lược. Theo Đại tướng, Việt Nam đã giữ thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại, nhất là đối với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các nước đối tác khác.
"Từ đó thúc đẩy xu thế hòa bình, hóa giải xung đột góp phần bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước", - Báo Quốc tế dẫn phát biểu của người đứng đầu Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.
Toàn cảnh buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
Việt Nam-Lào-Campuchia lần đầu tiên giao lưu hữu nghị quốc phòng khu vực biên giới

Bảo vệ vành đai an ninh trực tiếp của đất nước

Về quan hệ song phương, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, Bộ Quốc phòng đang mở rộng hợp tác với các nước trên cơ sở tin cậy chính trị, đa dạng hóa hình thức hợp tác phù hợp với quan hệ.
Việt Nam ưu tiên tăng cường quan hệ quốc phòng đoàn kết, hữu nghị, tin cậy với các nước láng giềng, liền kề để bảo vệ vành đai an ninh trực tiếp của đất nước.
Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tổ chức thành công giao lưu Quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia.
Về đa phương, người đứng đầu Bộ Quốc phòng khẳng định, Bộ đã tham gia đầy đủ, là thành viên uy tín, trách nhiệm, phát huy vai trò tích cực trong các cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương, diễn đàn hợp tác quốc tế như tại ASEAN, ADMM+, Đối thoại Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh….
Bản thân Bộ Quốc phòng cũng đăng cai nhiều tổ chức hoạt động đa phương lớn, như lần đầu tiên tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam và chương trình giao lưu Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn…
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa quốc tế…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Vì sao ai cũng muốn thành bạn của Việt Nam?

Sức mạnh mềm

Để có được những thành công quan trọng đã nêu, theo Đại tướng Phan Văn Giang, đối ngoại Quốc phòng đã luôn kết hợp thế mạnh của đối ngoại – truyền thống quan hệ lâu dài, khả năng hội nhập năng động, sức lan tỏa và "sức mạnh mềm".
"Từ đó phát huy sức mạnh riêng của đối ngoại Quốc phòng, từ đó xây dựng tiềm lực Quốc phòng, tăng cường quan hệ với các nước", - Đại tướng Phan Văn Giang cho biết.
Bộ Quốc phòng cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Bộ Công An, các cơ quan đại diện ngoại giao… để "bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc".
Trong bài tham luận của mình, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho biết, trong thời gian tới, trong bối cảnh khu vực và quốc tế vẫn tồn tại những diễn biến "vô cùng phức tạp", với nhiều yêu cầu mới khó khăn và phức tạp, Bộ Quốc phòng hướng tới một số giải pháp cụ thể của đối ngoại Quốc phòng.
Trong đó, quán triệt đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết quan trọng về đối ngoại; giáo dục cán bộ, chiến sỹ làm công tác đối ngoại làm cơ sở vận dụng, triển khai trong thực tiễn.
Bộ Quốc phòng phối hợp với ban, bộ ngành trung ương trong công tác tham mưu, chiến lược để tham mưu kịp thời các giải pháp đối ngoại để bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường phối hợp thông tin tuyên truyền đối ngoại, kịp thời thông tin, định hướng cho nhân dân chủ trương, đường lối, chính sách Quốc phòng, lan tỏa hình ảnh đất nước Việt Nam.
Đồng thời, tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật trong công tác đối ngoại giữa các đơn vị liên quan; đầu tư nguồn lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
© TTXVN - Bùi Lâm KhánhTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2023
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Ngoại giao cây tre là gì?

"Ngoại giao cây tre Việt Nam" là khái niệm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016 và một lần nữa nhắc lại tại Hội nghị Đối ngoại Toàn quốc năm 2021.
Khái niệm "ngoại giao cây tre Việt Nam" cũng được nhắc đến nhiều trong các năm trở lại đây mỗi khi đề cập chính sách đối ngoại thành công của Việt Nam.
Hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nêu bật những giá trị đặc sắc, thành công của "nền ngoại giao cây tre Việt Nam" khi đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, như Sputnik đã thông tin.
Trong đó, khi nói về việc phát huy bản sắc nền "ngoại giao cây tre của Việt Nam - gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam", người đứng đầu Đảng nêu rõ, phải kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược.

"Nguyên tắc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sách lược là cơ động, linh hoạt điều chỉnh tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm và tùy theo đối tượng hay đối tác, tuân thủ những tư tưởng lớn của Bác Hồ: "Dĩ bất biến ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù," "sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai". Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế", - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng quán triệt, đường lối đối ngoại đúng đắn, giương cao ngọn cờ chính nghĩa và sự triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách cụ thể đã góp phần tạo nên sự đồng thuận cao của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đoàn kết của toàn dân tộc và sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế.

"Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, chúng ta đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện (Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa mới được bổ sung vào nhóm này trong quý IV vừa qua), 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện", - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi gặp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2023
Lương duyên trời định. Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trước Quốc hội Nhật Bản
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, các hoạt động đối ngoại diễn ra hết sức sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của năm 2023. Việc tổ chức đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước quan trọng khác đến thăm Việt Nam được đánh giá là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, góp phần khẳng định:
"Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay".
Dù vậy, Tổng Bí thư cũng lưu ý, chúng ta tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được, bởi trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức phải vượt qua và rất nhiều việc phải làm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở, ngành ngoại giao và đối ngoại cả nước cần làm tốt hơn việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện cả về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc; chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ.
"Theo đúng tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nhiều lần căn dặn: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", - Tổng Bí thư quán triệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала