Зеленая деревянная змея - Sputnik Việt Nam, 1920
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Sputnik điểm lại các sự kiện, xu hướng chính trên thế giới và ở Việt Nam năm qua cùng những phân tích, dự báo cho năm 2025.

2023: Năm không thể bị lãng quên của Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Đăng ký
Năm 2023 của Việt Nam giống như bức tranh "Đêm đầy sao" của danh hoạ Vincent van Gogh với những vòng xoáy đa màu.
Hãy cùng Sputnik nhìn lại những sự kiện, nhân vật, dấu ấn, hình ảnh nổi bật của Việt Nam trong năm qua và cùng lạc quan hướng về năm 2024 với nhiều thành công, đột phá cũng như triển vọng về một tương lai tươi sáng của đất nước đang vươn mình mạnh mẽ trở thành con hổ mới của châu Á.

1: Trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có quan hệ chiến lược toàn diện với Nga-Mỹ-Trung

Ngoại giao Việt Nam đã có một năm 2023 hết sức thành công. Việc Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin cùng Đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Nga, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Hà Nội tạo dấu ấn quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong tam giác quan hệ với 3 cường quốc lớn nhất thế giới Nga – Trung Quốc – Mỹ.
Sputnik cũng xin nhắc lại rằng, trên thế giới hiện nay, chỉ có Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với đồng thời cả 3 nước Nga – Mỹ và Trung Quốc. Năm 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" với Hoa Kỳ và Nhật Bản, nâng quan hệ lên đối tác toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Từ một nước bị bao vây cấm vận sau chiến tranh, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với 193 nước, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Đặc biệt, việc Tổng thống Mỹ đích thân sang Việt Nam nâng cấp quan hệ cho thấy Washington coi trọng Hà Nội như thế nào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bật định nghĩa về trường phái đối ngoại, ngoại giao cây tre Việt Nam, đó là: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Đến nay, trường phái ngoại giao cây tre của Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế thừa nhận rộng rãi. Chính sách ngoại giao cây tre thân thiện, khéo léo, không trở thành kẻ thù của ai ngày càng nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên chính trường thế giới.

2: Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước

Sáng ngày 2/3/2023, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV, với 487/488 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng quán triệt lại quan điểm "lấy dân làm gốc, việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc có hại đến dân phải hết sức tránh" và khẳng định sẽ "kiên trì, kiên quyết" bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Việt Nam, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Ông cam kết kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
"Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao", - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã mượn thơ Xuân Diệu nói thay lòng mình về cam kết của ông với Quốc hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân trên cương vị mới.
© Ảnh : Hoàng Thống Nhất - TTXVNChủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức

3. Vụ Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB "chưa từng có trong lịch sử"

Sau hơn 1 năm bắt tạm giam bà chủ đế chế Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và những người liên quan, tới tháng 12/2023 VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan về 3 tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Trong 85 bị can còn lại bị VKS truy tố có 45 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước.
Dù không chính thức nắm SCB, nhưng từ năm 2012 - 2022, Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã được SCB giải ngân hàng ngàn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn hồ sơ khoản vay được lập khống, tài sản đảm bảo không đủ giá trị pháp lý. Tính đến tháng 10/2022, tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 677.000 tỷ đồng; sau khi trừ đi các tài sản bảo đảm có giá trị, thiệt hại gây ra là hơn 498.000 tỷ đồng.
Trong số thiệt hại trên, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc tham ô tài sản của SCB hơn 304.000 tỷ đồng, cùng hơn 129.000 tỷ đồng tiền lãi và chi phí phát sinh. Đây cũng là con số "khủng khiếp" nhất trước đến nay trong một vụ án hình sự liên quan đến tội danh về tham nhũng kinh tế, đặc biệt lại là tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước tại Việt Nam.
Với lượng tiền chiếm đoạt từ hành vi tham ô lớn chưa từng có, Trương Mỹ Lan bị Viện KSND tối cao truy tố theo quy định tại khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015; khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Đặc biệt, với vụ án này, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước), bị cáo buộc nhận hối lộ lên tới 5,2 triệu USD (khoảng 118 tỷ đồng). Đây là số tiền nhận hối lộ lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Cùng với đó, tất cả các thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra SCB đến giờ này theo kết luận điều tra "dù ít dù nhiều đều có nhận tiền, quà".
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2023
3 người đã chết trong quá trình điều tra vụ án Trương Mỹ Lan và SCB

4. Tiếp tục "đả hổ, diệt tham nhũng"

Cùng với các đại án lớn như Việt Á, AIC, FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát trước đó, năm 2023, tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận số lượng quan chức cán bộ bị bắt, khởi tố, xử lý kỷ luật vì liên quan đến sai phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, nhận hối lộ.
Đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong suốt năm qua. Việt Nam được đánh giá là có nhiều bước tiến mới trong công cuộc chống tham nhũng, xử lý nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù bất kể đó là ai".
Trong số các các bộ cấp tỉnh bị bắt, bị khởi tố có thể kể đến như cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu Chủ tịch An Giang Nguyễn Thanh Bình, Cựu Bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và cựu Chủ tịch Lào Cai Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch Phú Yên Phạm Đình Cự, Cựu Chủ tịch Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú).
Vừa qua, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương về tội Nhận hối lộ trong vụ án Xuyên Việt Oil. Chưa hết, ông Đặng Công Khôi, Cục phó quản lý giá (Bộ Tài chính) và Hoàng Anh Tuấn, Vụ phó Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), bị bắt do liên quan vụ án tại Xuyên Việt Oil.
Đặc biệt, việc Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, về tội Cưỡng đoạt tài sản. Sau đó, ông Nhưỡng bị khởi tố thêm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi gây chú ý lớn đối với dư luận. Bước đầu cơ quan điều tra xác định được số tiền trục lợi hàng trăm nghìn đô la Mỹ.
Cựu chủ tịch công ty NSJ Group Việt Nam Hoàng Thị Thúy Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Chiếc USB vạch tội cựu ‘phó tướng’ của Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Số liệu báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho thấy, chỉ riêng năm 2023, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kết luận 284 tổ chức Đảng và hơn 3.000 đảng viên phải thi hành kỷ luật. Trong đó, các cơ quan đã kỷ luật 216 tổ chức đảng, 2.645 đảng viên. Bản thân Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 29 tổ chức đảng và 65 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kỷ luật 183 tổ chức đảng và 6.302 đảng viên, trong đó có 1.975 cấp ủy viên.

5: Kinh tế Việt Nam vững vàng trước những vòng xoáy ngược

Đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP 5,05% trong năm 2023. Dù chưa hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao (6,5%), tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh u ám toàn cầu.
Với giá trị thương hiệu quốc gia đạt 431 tỷ USD, Việt Nam xếp thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; quy mô GDP của Việt Nam khoảng 430 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu toàn cầu. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Nền kinh tế ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực như. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn ước đạt 683 tỷ USD, xuất siêu khoảng 26 tỷ USD, Đặc biệt, xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Xuất khẩu gạo vượt 8 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 4,4 tỷ USD - cao nhất kể từ năm 2009; xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD, mức cao kỷ lục và vượt xa kỳ vọng ban đầu 4 tỷ USD.
© TTXVN - Vũ Hữu SinhXuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục về sản lượng và giá trị xuất khẩu
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục về sản lượng và giá trị xuất khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục về sản lượng và giá trị xuất khẩu
Bất chấp việc Intel được cho là dừng mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn thế giới tiếp tục khẳng định niềm tin với quốc gia Đông Nam Á này. Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ, là năm cao thứ ba trong giai đoạn 2008 đến nay. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022, là mức giải ngân đạt kỷ lục từ trước tới nay trong bối cảnh thương mại đầu tư toàn cầu bị thu hẹp. Xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam cũng tăng 12 bậc trên toàn cầu.
Thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 25/12/2023 đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%; trong đó, ngân sách trung ương tăng 4,6%, ngân sách địa phương tăng 4,4% so dự toán. Năm 2023, dư nợ công Việt Nam khoảng 36,6% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 33,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 18,8% thu ngân sách Nhà nước.

6: Vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Rạng sáng ngày 11/6/2023, một nhóm đối tượng có vũ trang đã tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; hậu quả làm 9 người chết, 2 người bị thương, nhiều tài sản khác bị đốt phá.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc xử lý vụ việc, ổn định tình hình. Trong vòng 24h, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này đã được kiểm soát, mang lại bình yên cho nhân dân. Đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam 91 đối tượng, truy nã đặc biệt 6 đối tượng. Công luận đặc biệt lên án sự manh động, liều lĩnh, man rợ của các đối tượng khủng bố.
Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Công an tỉnh Đắk Lắk, lực lượng đặc nhiệm Quân khu 5 phối hợp triển khai phương án vây bắt các đối. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Vụ tấn công ở Đắk Lắk: Thu giữ 10 cờ Fulro cùng loạt vũ khí nóng
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp quốc tổ chức tại New York (Mỹ) ngày 20/6/2023, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa – Bộ Công an cho biết trong số các nghi can bị bắt giữ, có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công.

7. Những sự cố đáng tiếc

Vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội: Sau vụ cháy quán karaoke An Phú, Bình Dương làm 32 người chết gây chấn động dư luận Việt Nam năm 2022, thì đêm 12/9/2023, tại phố Khương Hạ, Hà Nội đã xảy ra vụ cháy chung cư mini làm 56 người chết, 37 người bị thương. Vụ cháy hé lộ mảng tối về tình trạng đáng báo động trong việc buông lỏng quản lý xây dựng ở các khu đô thị tại Việt Nam.
Công an Hà Nội sau đó đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nghiêm Quang Minh (sinh năm 1979, trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy), về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy", theo Điều 313 Bộ Luật Hình sự.
Việt Nam quyết định tổng rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý xây dựng, triển khai các giải pháp cấp bách để phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ thuê trọ, chung cư mini. Thành phố Hà Nội quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức đảng gồm: Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân, Đảng ủy phường Khương Đình, nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025.
Vụ rơi trực thăng ở vịnh Hạ Long: Ngày 5/4/2023, trực thăng Bell 505 số hiệu VN-8650 do Công ty Bay dịch vụ miền Bắc (VHN) điều hành và quản lý bị mất liên lạc, rơi tại khu vực biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Chiếc máy bay do Đại tá Chu Quang Minh là phi công lái chính, chở 4 khách du lịch là người Đà Nẵng. Tất cả được xác định đều thiệt mạng trong vụ tai nạn thương tâm này.
Cháy chung cư mini ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Multimedia
Hàng chục người tử vong trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội
Năm 2023 cũng xảy ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, từ đó khiến nhà chức trách phải siết lại công tác đăng kiểm, tăng cường kiểm tra vi phạm, kiểm tra nồng độ cồn, xe chở quá tải và xử lý nghiêm hành vi uống rượu bia khi lái xe cùng các hình thức vi phạm khác. Điển hình như vụ tai nạn làm 10 người chết ở Quảng Nam, vụ xe khách 16 chỗ chở khách đi lễ tại Đền Châu Lục đâm vào xe đầu kéo ở Lạng Sơn làm 5 người chết, 10 người bị thương, tai nạn xe khách Thành Bưởi ở Đồng Nai khiến 5 người chết, 3 thành viên CLB Hoàng Anh Gia Lai tử vong…

8. Việt Nam thiệt hại nặng nề vì thiếu điện

Thiếu điện, mất điện là một trong những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt trong năm qua. Thực trạng này được Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định là một nguyên nhân bên cạnh sức cầu yếu tác động đến khu vực chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu năm 2023.
WB còn khẳng định Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện, tương đương 0,3% GDP. Lưu ý, thiếu điện là vấn đề cần xử lý quyết liệt. Ngân hàng Thế giới lưu ý Việt Nam phải sớm đầu tư vào hạ tầng truyền tải, đến các biện pháp trước mắt như sớm có lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong 2024, 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải.
Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực.
Chính phủ sau đó đã yêu cầu dứt khoát không để thiếu điện trong mọi tình huống. Bộ Công Thương, EVN cũng đã kiểm điểm các đơn vị, cá nhân liên quan đến cung ứng điện.
© Ảnh : EVNNhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity)
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity)

9. Việt Nam thành hình mẫu "phát triển xanh" cho nhiều nước trên thế giới

Năm 2023, Việt Nam chính thức phê duyệt Quy hoạch điện 8 (Quy hoạch Điện VIII), đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%.
Đặc biệt, kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204-254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị về thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP) được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất; Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn. Ngay tại COP28 vừa qua, các nước giàu đã cam kết huy động 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới hỗ trợ chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.
Thành công bước đầu của hãng xe điện Việt Nam VinFast cũng được xem là có đóng góp cho hình ảnh và vị thế của Việt Nam với mục tiêu hướng đến phát triển xanh, bền vững. Việc từ bỏ xe xăng, chuyển hẳn sang tập trung vào xe điện là bước đi táo bạo của VinFast.
© TTXVN - Vũ Hữu SinhChuyển đổi xanh – Kinh tế tuần hoàn: Gia Lai có 17 dự án điện gió được quy hoạch
Chuyển đổi xanh – Kinh tế tuần hoàn: Gia Lai có 17 dự án điện gió được quy hoạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Chuyển đổi xanh – Kinh tế tuần hoàn: Gia Lai có 17 dự án điện gió được quy hoạch
Ngày 15/8, hãng xe VinFast chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Mỹ, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu, và là thương hiệu Việt có giá trị vốn hóa lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ tính đến thời điểm trên.
Việc VinFast niêm yết lên sàn chứng khoán Mỹ là bước đi tiên phong và "cú hích" đối với kinh tế Việt Nam, hứa hẹn sẽ mở đường cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp bước, ghi tên Việt Nam lên bản đồ nhưng công ngiệp thế giới.

10. "Ngôi sao đang lên" của ngành bán dẫn thế giới

Việt Nam năm 2023 đang dần định hình vị thế đất nước như một ngôi sao đang lên của ngành bán dẫn thế giới.
Năm qua, Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong lĩnh vực bán dẫn với hàng loạt thỏa thuận, dự án hợp tác phát triển với các đối tác hàng đầu, những tập đoàn, doanh nghiệp khổng lồ trên thế giới từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đến đầu tư. Việt Nam nằm trong top 4 nước châu Á, chiếm hơn 10% lượng chip bán dẫn xuất khẩu vào Mỹ. Ngành nghiệp bán dẫn và vi mạch chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ Intel, Samsung, Việt Nam còn được hứa hẹn sẽ trở thành đại bản doanh thứ hai – ngôi nhà, quê hương thứ hai của NVIDIA. Marvel, Synopsys, Infineon Technologies AG, Hana Micron Vina, Amkor đều chọn Việt Nam để đầu tư hay mở rộng sản xuất.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
‘Đi tắt đón đầu’: Việt Nam quyết phát triển công nghiệp bán dẫn
Trong nước, Việt Nam hiện đã có một số đơn vị, doanh nghiệp công nghệ đã nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip như FPT Semiconductor hay Viettel.
Đáng chú ý, lần đầu tiên tại Việt Nam, một dòng chip phức tạp nhất của hệ sinh thái 5G đã được phát triển và thử nghiệm thành công bởi những kỹ sư người Việt tại Viettel. Đó là dòng chip 5G DFE có năng lực tính toán 1.000 tỷ phép tính/giây.
Đây được xem là tiền đề cho Viettel có thể sản xuất những loại chip phục vụ nhiều lĩnh vực như AI, 6G hoặc IoT trong tương lai. Đồng thời, việc làm chủ hoàn toàn những công đoạn thiết kế chip là bước tiến quan trọng để Việt Nam tiến sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала