https://kevesko.vn/20240102/than-chien-tranh-cua-linh-du-phao-tu-hanh-moi-cua-nga-27010473.html
"Thần chiến tranh" của lính dù. Pháo tự hành mới của Nga
"Thần chiến tranh" của lính dù. Pháo tự hành mới của Nga
Sputnik Việt Nam
Vào tháng 12, dự án phát triển hệ thống pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos của Nga bước vào giai đoạn cuối cùng. Pháo tự hành mới sắp thử nghiệm cấp... 02.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-02T13:33+0700
2024-01-02T13:33+0700
2024-01-02T13:33+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
pháo tự hành lotos
nga
thế giới
quân sự
nona-svk
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/0c/27011371_0:0:2624:1477_1920x0_80_0_0_c01a78d1fa041d3bd83b21eae5e09d09.jpg
Ở Liên Xô, nhiều loại thiết bị quân sự đổ bộ đường không đã được tạo ra dành cho Lực lượng Dù. Trong số đó có các loại hệ thống pháo. Ví dụ, vào cuối năm 1950, pháo xung kích hạng nhẹ ASU-57 đã được thiết kế đặc biệt dành cho các đơn vị đổ bộ đường không. ASU-57 trang bị súng trường bán tự động 57 mm với một nòng liền khối có chiều dài 74,2 cỡ nòng đã được đưa vào biên chế các sư đoàn dù. Năm 1959 - pháo tự hành ASU-85 với súng trường 85 mm dựa trên khung gầm của xe tăng PT-76 (nhân tiện, nó vẫn được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam). Nhưng đây chỉ là pháo tự hành với tất cả những ưu điểm và nhược điểm đặc trưng của loại pháo này.Hệ thống pháo tự hành vạn năng đầu tiên với cỡ nòng đủ lớn cho Lực lượng Dù đã được trang bị cho quân đội Liên Xô vào thập niên 1980. Pháo cối tự hành cỡ nòng 120 mm 2S9 Nona-S rất phù hợp với cơ cấu tổ chức của Lực lượng Dù. Nhờ trọng lượng chiến đấu chỉ 8 tấn, loại pháo tự hành này có thể được vận chuyển bằng máy bay và đổ bộ đường không, và pháo cối bán tự động 2A51 với nòng pháo dài 24,2 caliber có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Tầm bắn tối đa của pháo tự hành này là 10 km với đạn pháo thông thường và có thể lên đến 17 km với đạn phản ứng chủ động.Pháo tự hành Nona-S tham chiến lần đầu trong chiến dịch Afghanistan. Các chiến sĩ đánh giá cao góc ngắm thẳng đứng rộng, tính linh hoạt của pháo tự hành, khả năng tấn công các loại mục tiêu khác nhau cũng như khả năng cơ động cao hơn đáng kể trên địa hình gồ ghề so với súng cối thông thường. Tất nhiên, các chuyên gia đã phát hiện một số điểm yếu của pháo tự hành này. Và các điểm yếu này đã được khắc phục trong các phiên bản sửa đổi tiếp theo: 2S9-1 và 2S9-1M. Nona-S được cập nhật đã tham chiến ở Bắc Caucasus vào những năm 1990-2000 và được sử dụng trong chiến dịch buộc Gruzia phải đi tới hòa bình ở khu vực xung đột vào tháng 8 năm 2008. Những pháo tự hành này tham gia ngay từ những ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina.Tuy nhiên, Nona-S đã trở nên lỗi thời. Do đó, vào năm 2015, Viện Nghiên cứu Cơ khí chính xác Trung ương (TsNIITOCHMASH) hiện là một phần của Tập đoàn Kalashnikov, bắt đầu phát triển loại pháo tự hành 120 mm mới cho Lực lượng Dù - 2S42 Lotos.Hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho lực lượng nhảy dùPháo tự hành Lotos nặng hơn đáng kể so với Nona-S: trọng lượng tổng thể của nó là 18 tấn. Nhưng Lotos vẫn có khả năng đổ bộ bằng dù từ máy bay vận tải. Loại pháo tự hành này được chế tạo trên khung gầm của xe chiến đấu đổ bộ đường không thế hệ mới BMD-4M, nhưng thân và khung gầm được kéo dài hơn do cấu trúc thượng tầng nặng hơn. Kíp chiến đấu gồm 4 người. Vị trí làm việc của xạ thủ và chỉ huy được trang bị thiết bị quan sát quang-điện tử hiện đại.Tháp pháo hoàn toàn mới. Khẩu pháo của Lotos được phát triển trên cơ sở pháo nòng trơn 2A51: có nòng dài hơn nhưng vẫn kết hợp các khả năng của súng máy, pháo và súng cối. Hệ thống này có thể xoay tháp pháo 360 độ theo chiều ngang như một chiếc xe tăng, và xoay từ -4 đến 80 độ theo chiều dọc. Hệ thống chỉ mất 30 giây để khai hỏa, tầm bắn 13 km, có tốc độ 6-8 phát/phút. Một dòng đạn có tiềm năng hiện đại hóa lớn đang được phát triển dành riêng cho pháo tự hành Lotos.Trong khi máy bay không người lái và hệ thống radar phản pháo đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong chiến tranh, tính cơ động cao của pháo tự hành được đặt lên hàng đầu. Đó là lý do tại sao Lotos là một loại pháo chạy nhanh. Pháo được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu 450 mã lực với 6 xilanh, nhờ đó hệ thống này có thể di chuyển với tốc độ 70km/h trên đường nhựa và 40km/h khi chạy trên đường địa hình. Lotos còn có khả năng cơ động hành trình liên tục tới 500 km mà không cần tiếp liệu, kết quả rất tốt đối với một chiếc xe với tổng khối lượng lớn như vậy.Điểm yếu của Lotos giống như bất kỳ phương tiện chiến đấu nào đổ bộ đường không là vỏ giáp khá yếu. Nhưng, nếu không thì pháo tự hành sẽ trở nên nặng quá mức và mất khả năng đổ bộ bằng dù.
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0c/0c/27011371_122:0:2265:1607_1920x0_80_0_0_457e5fb1d29592faabdb437404f7d06c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, pháo tự hành lotos, nga, thế giới, quân sự, nona-svk
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, pháo tự hành lotos, nga, thế giới, quân sự, nona-svk
"Thần chiến tranh" của lính dù. Pháo tự hành mới của Nga
Vào tháng 12, dự án phát triển hệ thống pháo tự hành đổ bộ đường không Lotos của Nga bước vào giai đoạn cuối cùng. Pháo tự hành mới sắp thử nghiệm cấp nhà nước. Những chi tiết về hệ thống pháo tự hành mới dành cho Binh chủng nhảy dù Nga - trong tài liệu của Sputnik.
Ở Liên Xô, nhiều loại thiết bị quân sự đổ bộ đường không đã được tạo ra dành cho
Lực lượng Dù. Trong số đó có các loại hệ thống pháo. Ví dụ, vào cuối năm 1950, pháo xung kích hạng nhẹ ASU-57 đã được thiết kế đặc biệt dành cho các đơn vị đổ bộ đường không. ASU-57 trang bị súng trường bán tự động 57 mm với một nòng liền khối có chiều dài 74,2 cỡ nòng đã được đưa vào biên chế các sư đoàn dù. Năm 1959 - pháo tự hành ASU-85 với súng trường 85 mm dựa trên khung gầm của xe tăng PT-76 (nhân tiện, nó vẫn được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam). Nhưng đây chỉ là pháo tự hành với tất cả những ưu điểm và nhược điểm đặc trưng của loại pháo này.
Hệ thống pháo tự hành vạn năng đầu tiên với cỡ nòng đủ lớn cho Lực lượng Dù đã được trang bị cho quân đội Liên Xô vào thập niên 1980. Pháo cối tự hành cỡ nòng 120 mm 2S9 Nona-S rất phù hợp với cơ cấu tổ chức của Lực lượng Dù. Nhờ trọng lượng chiến đấu chỉ 8 tấn, loại pháo tự hành này có thể được vận chuyển bằng máy bay và đổ bộ đường không, và pháo cối bán tự động 2A51 với nòng pháo dài 24,2 caliber có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Tầm bắn tối đa của pháo tự hành này là 10 km với đạn pháo thông thường và có thể lên đến 17 km với đạn phản ứng chủ động.
Pháo tự hành Nona-S tham chiến lần đầu trong chiến dịch Afghanistan. Các chiến sĩ đánh giá cao góc ngắm thẳng đứng rộng, tính linh hoạt của pháo tự hành, khả năng tấn công các loại mục tiêu khác nhau cũng như khả năng cơ động cao hơn đáng kể trên địa hình gồ ghề so với súng cối thông thường. Tất nhiên, các chuyên gia đã phát hiện một số điểm yếu của pháo tự hành này. Và các điểm yếu này đã được khắc phục trong các phiên bản sửa đổi tiếp theo: 2S9-1 và 2S9-1M. Nona-S được cập nhật đã tham chiến ở Bắc Caucasus vào những năm 1990-2000 và được sử dụng trong chiến dịch buộc Gruzia phải đi tới hòa bình ở khu vực xung đột vào tháng 8 năm 2008. Những pháo tự hành này tham gia ngay từ những ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina.
Tuy nhiên, Nona-S đã trở nên lỗi thời. Do đó, vào năm 2015, Viện Nghiên cứu Cơ khí chính xác Trung ương (TsNIITOCHMASH) hiện là một phần của Tập đoàn Kalashnikov, bắt đầu phát triển loại pháo tự hành 120 mm mới cho Lực lượng Dù - 2S42 Lotos.
Hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho lực lượng nhảy dù
Pháo tự hành Lotos nặng hơn đáng kể so với Nona-S: trọng lượng tổng thể của nó là 18 tấn. Nhưng Lotos vẫn có khả năng đổ bộ bằng dù từ máy bay vận tải. Loại pháo tự hành này được chế tạo trên khung gầm của xe chiến đấu đổ bộ đường không thế hệ mới BMD-4M, nhưng thân và khung gầm được kéo dài hơn do cấu trúc thượng tầng nặng hơn. Kíp chiến đấu gồm 4 người. Vị trí làm việc của xạ thủ và chỉ huy được trang bị thiết bị quan sát quang-điện tử hiện đại.
Tháp pháo hoàn toàn mới. Khẩu pháo của Lotos được phát triển trên cơ sở pháo nòng trơn 2A51: có nòng dài hơn nhưng vẫn kết hợp các khả năng của súng máy, pháo và súng cối. Hệ thống này có thể xoay tháp pháo 360 độ theo chiều ngang như một chiếc xe tăng, và xoay từ -4 đến 80 độ theo chiều dọc. Hệ thống chỉ mất 30 giây để khai hỏa, tầm bắn 13 km, có tốc độ 6-8 phát/phút. Một dòng đạn có tiềm năng hiện đại hóa lớn đang được phát triển dành riêng cho pháo tự hành Lotos.
Trong khi máy bay không người lái và hệ thống radar phản pháo đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong chiến tranh, tính cơ động cao của pháo tự hành được đặt lên hàng đầu. Đó là lý do tại sao Lotos là một loại pháo chạy nhanh. Pháo được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu 450 mã lực với 6 xilanh, nhờ đó hệ thống này có thể di chuyển với tốc độ 70km/h trên đường nhựa và 40km/h khi chạy trên đường địa hình. Lotos còn có khả năng cơ động hành trình liên tục tới 500 km mà không cần tiếp liệu, kết quả rất tốt đối với một chiếc xe với tổng khối lượng lớn như vậy.
Điểm yếu của Lotos giống như bất kỳ phương tiện chiến đấu nào đổ bộ đường không là vỏ giáp khá yếu. Nhưng, nếu không thì pháo tự hành sẽ trở nên nặng quá mức và mất khả năng đổ bộ bằng dù.