Việt Nam yêu cầu không đưa lao động sang Israel

© AP Photo / Leo CorreaCác tòa nhà bị phá hủy do cuộc không kích của Israel ở phía bắc khu vực Gaza
Các tòa nhà bị phá hủy do cuộc không kích của Israel ở phía bắc khu vực Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Đăng ký
Cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp không đưa lao động sang làm việc ở Israel, trong bối cảnh nước này đang có chiến sự.
Trước đó, Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường mới tiếp nhận lao động Việt Nam, trong đó ưu tiên các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn với thu nhập cao.

Không đưa lao động sang Israel

Báo Tiền phong đưa tin, Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mới đây đã đề nghị các doanh nghiệp không ký hợp đồng, tuyển chọn, tổ chức hoặc tư vấn đưa người lao động sang làm việc tại Israel, trong bối cảnh nước này đang có chiến sự.
Theo đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian qua, đơn vị đã nhận được báo cáo của một số doanh nghiệp về việc các tổ chức, cá nhân của Israel đề nghị hợp tác lao động theo hình thức tuyển chọn, tiếp nhận lao động Việt Nam.
Hậu quả từ cuộc không kích của Israel vào Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2023
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Israel tấn công các trại ở Dải Gaza sau khi được Mỹ chấp thuận bán vũ khí
Cục cũng nhận được hồ sơ đăng ký hợp đồng của một số doanh nghiệp nhằm đưa người lao động đi làm việc ở Israel. Cục cho rằng việc này không đúng quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Luật số 69).
Cụ thể, khoản 13 Điều 7 của luật đã nghiêm cấm đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nơi đang có chiến sự hoặc nguy cơ xảy ra chiến sự.
Do đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam không ký hợp đồng, tuyển chọn, tổ chức hoặc tư vấn đưa người lao động đi làm việc tại Israel, cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 8/10/2023, Chính phủ Israel đã tuyên bố đất nước trong tình trạng chiến tranh. Đến thời điểm này, tình hình Israel vẫn rất phức tạp. Vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến hoặc tránh đến Isarel nếu không thật sự cần thiết.
“Nếu đang ở Israel thì cần có phương án sớm sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ ba hoặc về Việt Nam”, theo khuyến cáo của Bộ Ngoại giao.
Một đứa trẻ khóc trong khi Israel ném bom bệnh viện Nasser ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Hàng trăm người chết vì Israel không kích vào Dải Gaza trong ngày
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, từ năm 2009, một số doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã ký hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại các trang trại nông nghiệp ở Israel theo quy chế lao động.
Theo diện này, người lao động sẽ làm việc tại Israel với thời hạn tối đa 5 năm, với mức thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng. Các điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng được đảm bảo tương đối ổn định.
Từ năm 2011, Israel chủ trương chỉ tiếp nhận lao động từ các nước có ký thỏa thuận hợp tác lao động với Israel thông qua Tổ chức Di cư quốc tế (không phù hợp với pháp luật Việt Nam). Do đó, việc đưa lao động sang nước này bị gián đoạn.
Tuy nhiên, Israel vẫn tiếp nhận sinh viên đang học năm cuối tại các trường Đại học Nông Lâm nghiệp Việt Nam sang thực tập và làm việc. Thực tập sinh thực tập tại Israel với thời hạn 10 tháng (không gia hạn), mức lương hơn 1.000 USD/tháng.
Đến tháng 7/2023, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA). Israel cho biết họ muốn đẩy mạnh các chương trình hợp tác với Việt Nam, nhất là về nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đưa lao động sang các thị trường an toàn, lương cao

Theo Vneconomy, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 225/NQ-CP về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.
Người Palestine quan sát những tàn phá sau cuộc tấn công của Israel tại Rafah, phía nam Dải Gaza - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Tuyên bố từ Liên Hợp Quốc về tình hình nhân đạo xấu đi ở Gaza
Theo đó, Chính phủ yêu cầu phải thông tin đầy đủ, chính xác trên hệ thống thông tin truyền thông, mạng xã hội về thị trường lao động ở nước ngoài. Trong đó, tập trung vào các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn, mức lương cao.
Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, mở rộng thị trường mới tiếp nhận lao động Việt Nam, nhưng phải ưu tiên các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn với mức thu nhập cao.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho biết, năm 2024 sẽ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Triển khai các biện pháp nhằm ổn định, duy trì các thị trường hiện có, phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng sẽ đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động, làm tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала