https://kevesko.vn/20240113/bien-do-cang-thang-doanh-nghiep-viet-dung-ngoi-khong-yen-27572220.html
Biển Đỏ căng thẳng, doanh nghiệp Việt “đứng ngồi không yên”
Biển Đỏ căng thẳng, doanh nghiệp Việt “đứng ngồi không yên”
Sputnik Việt Nam
Căng thẳng leo thang trên Biển Đỏ đã buộc các hãng tàu biển phải thay đổi hải trình, đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi. Chặng đường di chuyển dài hơn làm... 13.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-13T15:22+0700
2024-01-13T15:22+0700
2024-01-13T15:22+0700
việt nam
doanh nghiệp
biển đỏ
kinh tế
kinh doanh
bất ổn
xung đột quân sự
hoạt động quân sự của mỹ và anh ở yemen
https://cdn.img.kevesko.vn/img/63/75/637503_0:183:2992:1866_1920x0_80_0_0_30b8c6a2b87c4337b0acfa04dc17e923.jpg
Bối cảnh nói trên đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rơi vào thế “đứng ngồi không yên”.Căng thẳng Biển Đỏ làm tăng cước vận chuyểnTheo Vnexpress, tình hình phức tạp tại khu vực Aden, Biển Đỏ đang khiến các cong ty vận tải lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, Maersk... phải tránh di chuyển qua kênh đào Suez, tuyến đường thủy nối châu Á với châu Âu và Mỹ.New York Times cho biết, các tàu container sẽ phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi, làm cho chuyến hành trình kéo dài hơn khoảng 40%. Do hải trình dài hơn, các hãng tàu đã thông báo thu thêm phụ phí cho các tuyến Á – Âu, đi đến Mỹ và Canada. Chưa hết, thời gian vận chuyển cũng kéo dài thêm 7-10 ngày, thậm chí 15 ngày, càng làm phát sinh nhiều chi phí hơn.Một số thành viên Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho hay, giá cước đi Mỹ và EU đã tăng đột biến trong thời gian đầu năm 2024.Mỗi chuyến hàng đến bờ Tây (Mỹ) có giá cước lên đến gần 3.000 USD, cao hơn 55-60% so với thời điểm cuối năm 2023. Trong khi đó, cước đi bờ Đông cũng tăng 50-70%, lên mức 4.100 – 4.500 USD mỗi chuyến.Riêng giá cước tàu sang EU tăng gấp 3 đến 4 lần so với hồi cuối năm ngoái, vào khoảng 4.350 USD – 4.450 USD.Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế, khiến cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa châu Á – châu Âu và bờ Đông Bắc Mỹ đắt đỏ hơn, tốn nhiều thời gian hơn.Tiền cước vận tải tăng cao tiếp tục kéo dài sẽ là gánh nặng đè lên vai các chuỗi ngành hàng, nghĩa là cả người bán lẫn người mua.Ông Kỳ cho hay, vật liệu xây dựng có trọng lượng lớn nên chi phí vận tải chiếm tỷ trọng cao trong cấu thành giá bán. Thế nên, khi giá cước vận tải biến động, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.Tương tự, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết các doanh nghiệp ngành dệt may đang chịu áp lực tăng chi phí đầu vào do diễn biến căng thẳng tại Biển Đỏ.Theo VASEP, tăng giá vận tải sẽ là thách thức mới khi giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, tác động tới cạnh tranh và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.Thời gian vận chuyển kéo dàiNgoài vấn đề cước phí vận chuyển tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn đứng trước nguy cơ không thể xuất được hàng do thời gian vận chuyển kéo dài. Tình trạng này đặc biệt ảnh hưởng tới các mặt hàng nông sản, trái cây tươi.Theo ôngNguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, công ty của ông chuyên xuất khẩu trái cây sang Mỹ. Trước đây, thời gian chuyển hàng từ Việt Nam sang bờ Đông nước Mỹ là khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, do những diễn biến gần đây ở Biển Đỏ, thời gian này đã tăng thêm 2 tuần, lên tới 45 ngày.Thời gian hải trình kéo dài đột biến ảnh hưởng mạnh tới chất lượng nông sản, khiến doanh nghiệp không thể xuất khẩu được, nhất là với mặt hàng trái cây tươi.Trong bối cảnh đó, công ty đành chọn giải pháp tình thế là đàm phán với khách hàng để vận chuyển bằng đường hàng không với cước phí cao, hoặc xin dời lại ngày giao hàng.Với ngành dệt may, CEO Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, thời gian vận chuyển kéo dài cũng gây ra khó khăn với các đơn hàng phải giao sớm. Các doanh nghiệp buộc phải linh hoạt huy động nhân lực, dây chuyền sản xuất và đàm phán lại với bên mua hàng về thời gian giao hàng.Liên quan đến những vấn đề trên, đại diện Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, ngành logistics duy trì việc theo dõi, cập nhật sát tình hình đến các doanh nghiệp, nhằm tạo sự chủ động trong khâu sản xuất, xuất nhập khẩu.Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn cung, tìm hiểu phương thức vận chuyển đường sắt nhằm có các lựa chọn khác nhau về phương thức giao hàng.Bên cạnh đó, khi ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại, vận chuyển, các doanh nghiệp nên chú ý điều khoản về bồi thường, miễn trừ trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp.Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, tổn thất khi hàng hóa phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc xảy ra sự cố khi đi qua tuyến đường này.
https://kevesko.vn/20240113/cac-su-kien-quanh-yemen-co-loi-cho-hoa-ky-con-cac-nuoc-vung-vinh-va-eu-chiu-thiet-nang-27567733.html
https://kevesko.vn/20231026/mat-hang-viet-nam-xuat-khau-dung-thu-6-the-gioi-26107808.html
https://kevesko.vn/20240112/nguoi-houthis-hua-se-dap-tra-hanh-dong-cua-my-va-anh-o-yemen-27553281.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/63/75/637503_131:0:2862:2048_1920x0_80_0_0_644df187a9c3a36b5b10700d962dbe7d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, doanh nghiệp, biển đỏ, kinh tế, kinh doanh, bất ổn, xung đột quân sự, hoạt động quân sự của mỹ và anh ở yemen
việt nam, doanh nghiệp, biển đỏ, kinh tế, kinh doanh, bất ổn, xung đột quân sự, hoạt động quân sự của mỹ và anh ở yemen
Biển Đỏ căng thẳng, doanh nghiệp Việt “đứng ngồi không yên”
Căng thẳng leo thang trên Biển Đỏ đã buộc các hãng tàu biển phải thay đổi hải trình, đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi. Chặng đường di chuyển dài hơn làm tăng đột biến cước phí và thời gian vận chuyển.
Bối cảnh nói trên đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rơi vào thế “đứng ngồi không yên”.
Căng thẳng Biển Đỏ làm tăng cước vận chuyển
Theo Vnexpress, tình hình phức tạp tại khu vực Aden, Biển Đỏ đang khiến các cong ty vận tải lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, Maersk... phải tránh di chuyển qua kênh đào Suez, tuyến đường thủy nối châu Á với
châu Âu và Mỹ.
New York Times cho biết, các tàu container sẽ phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi, làm cho chuyến hành trình kéo dài hơn khoảng 40%. Do hải trình dài hơn, các hãng tàu đã thông báo thu thêm phụ phí cho các tuyến Á – Âu, đi đến Mỹ và Canada. Chưa hết, thời gian vận chuyển cũng kéo dài thêm 7-10 ngày, thậm chí 15 ngày, càng làm phát sinh nhiều chi phí hơn.
Một số thành viên Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho hay, giá cước đi Mỹ và EU đã tăng đột biến trong thời gian đầu năm 2024.
Mỗi chuyến hàng đến bờ Tây (Mỹ) có giá cước lên đến gần 3.000 USD, cao hơn 55-60% so với thời điểm cuối năm 2023. Trong khi đó, cước đi bờ Đông cũng tăng 50-70%, lên mức 4.100 – 4.500 USD mỗi chuyến.
Riêng giá cước tàu sang EU tăng gấp 3 đến 4 lần so với hồi cuối năm ngoái, vào khoảng 4.350 USD – 4.450 USD.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (
Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế, khiến cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa châu Á – châu Âu và bờ Đông Bắc Mỹ đắt đỏ hơn, tốn nhiều thời gian hơn.
Tiền cước vận tải tăng cao tiếp tục kéo dài sẽ là gánh nặng đè lên vai các chuỗi ngành hàng, nghĩa là cả người bán lẫn người mua.
"Giá cước vận tải leo thang là cú đấm bồi khiến doanh nghiệp thêm khó khăn", Vnexpress dẫn lời Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Secoin Đinh Hồng Kỳ.
Ông Kỳ cho hay, vật liệu xây dựng có trọng lượng lớn nên chi phí vận tải chiếm tỷ trọng cao trong cấu thành giá bán. Thế nên, khi giá cước vận tải biến động, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tương tự, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết các doanh nghiệp ngành dệt may đang chịu áp lực tăng chi phí đầu vào do diễn biến căng thẳng tại Biển Đỏ.
26 Tháng Mười 2023, 22:29
"Giá đang phải cạnh tranh, đàm phán từng cent, những diễn biến địa chính trị không thể lường trước này gây áp lực lên kinh doanh của doanh nghiệp", ông Hiếu chia sẻ.
Theo VASEP, tăng giá vận tải sẽ là thách thức mới khi giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, tác động tới cạnh tranh và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Thời gian vận chuyển kéo dài
Ngoài vấn đề cước phí vận chuyển tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn đứng trước nguy cơ không thể xuất được hàng do thời gian vận chuyển kéo dài. Tình trạng này đặc biệt ảnh hưởng tới các mặt hàng nông sản, trái cây tươi.
Theo ôngNguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, công ty của ông chuyên xuất khẩu trái cây sang Mỹ. Trước đây, thời gian chuyển hàng từ Việt Nam sang bờ Đông nước Mỹ là khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, do những diễn biến gần đây ở
Biển Đỏ, thời gian này đã tăng thêm 2 tuần, lên tới 45 ngày.
Thời gian hải trình kéo dài đột biến ảnh hưởng mạnh tới chất lượng nông sản, khiến doanh nghiệp không thể xuất khẩu được, nhất là với mặt hàng trái cây tươi.
"Ngay dịp cuối năm nay, trái cây qua Mỹ sẽ không kịp để bán vào Tết Giáp Thìn 2024", CEO Vina T&T chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, công ty đành chọn giải pháp tình thế là đàm phán với khách hàng để vận chuyển bằng đường hàng không với cước phí cao, hoặc xin dời lại ngày giao hàng.
Với ngành dệt may, CEO Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, thời gian vận chuyển kéo dài cũng gây ra khó khăn với các đơn hàng phải giao sớm. Các doanh nghiệp buộc phải linh hoạt huy động nhân lực, dây chuyền sản xuất và đàm phán lại với bên mua hàng về thời gian giao hàng.
Liên quan đến những vấn đề trên, đại diện Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, ngành logistics duy trì việc theo dõi, cập nhật sát tình hình đến các doanh nghiệp, nhằm tạo sự chủ động trong khâu sản xuất, xuất nhập khẩu.
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo các
doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn cung, tìm hiểu phương thức vận chuyển đường sắt nhằm có các lựa chọn khác nhau về phương thức giao hàng.
Bên cạnh đó, khi ký kết và đàm phán hợp đồng thương mại, vận chuyển, các doanh nghiệp nên chú ý điều khoản về bồi thường, miễn trừ trách nhiệm trong các tình huống khẩn cấp.
Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích mua bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, tổn thất khi hàng hóa phải kéo dài thời gian vận chuyển hoặc xảy ra sự cố khi đi qua tuyến đường này.