- Sputnik Việt Nam, 1920
Chuyện đáng kinh ngạc
Sputnik đã chuẩn bị cho bạn những câu chuyện có thật thú vị, đầy cảm hứng về những người bình thường từ khắp nơi trên thế giới. Những người có tinh thần mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu của mình bất chấp những khó khăn.

Những di ảnh “biết nói”, xoa dịu nỗi đau người ở lại

© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngAnh Lê Quyết Thắng (ngoài cùng bên trái) cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong chuyến thiện nguyện
Anh Lê Quyết Thắng (ngoài cùng bên trái) cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong  chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Sau chiến tranh, có những liệt sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ; những tấm ảnh đen trắng hoen màu là kỷ vật còn sót lại. Đối với Lê Quyết Thắng, đó không chỉ là một bức ảnh đơn thuần. Sau đó, là cả câu chuyện quá khứ hào hùng và những cuộc đoàn viên xúc động.

Trao đi là còn mãi

Sputnik đã có dịp trò chuyện với anh Lê Quyết Thắng ngay sau chuyến thiện nguyện trao tặng ảnh ở Hải Dương. Nhân vật mà cả nhóm anh Thắng trao tặng di ảnh là Mẹ Việt Nam anh hùng. Dù đã 100 tuổi, Mẹ vẫn từng ngày mòn mỏi mong tin 2 người con trai trở về. Hai bức ảnh được trao là chân dung hai người con của Mẹ - Liệt sỹ Nguyễn Bá Trưng (1979) và Nguyễn Bá Đường (1969).
© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngAnh Lê Quyết Thắng (áo xanh) cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng cho Mẹ Việt Nam anh hùng.
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Anh Lê Quyết Thắng (áo xanh) cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng cho Mẹ Việt Nam anh hùng.
Cầm trên tay bức di ảnh chân thực, nhìn từng ánh mắt, nụ cười của hai người con, những giọt nước mắt của xót xa và hạnh phúc lăn dài trên má Mẹ. Xót xa vì cảnh “người đầu bạc tiễn người đầu xanh”; hạnh phúc vì từ nay bà đã có bức ảnh thờ tử tế cho hai con của mình.
Đây chỉ là một trong hàng trăm chuyến đi trao tặng ảnh phục dựng cho hàng ngàn gia đình thương binh liệt sỹ trên gần 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Đà Nẵng: Tưởng niệm các Liệt sĩ tại đảo Gạc Ma  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2023
Gạc Ma 1988: Bộ đội Trường Sa làm lễ giỗ 64 liệt sĩ bị lính Trung Quốc sát hại
Dự án phục dựng ảnh miễn phí cho các anh hùng liệt sĩ đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các gia đình có thân nhân đã hy sinh trong chiến tranh tại Việt Nam. Lê Quyết Thắng (1991), quê ở Nghệ An chính là người khởi xướng dự án phục dựng ảnh các anh hùng liệt sĩ - Trưởng nhóm Phục dựng ảnh cũ Team Lee.
Công việc chính là thiết kế nội thất, nhưng anh Thắng lại có đam mê với việc phục dựng ảnh cũ. Trò chuyện với Sputnik, Lê Quyết Thắng tự nhận, bản thân là người hoài niệm. Mong muốn của anh khi thực hiện dự án này là nhằm tri ân tới những người đã ngã xuống bảo vệ Tổ quốc, để có một Việt Nam độc lập như ngày hôm nay.
© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngDi ảnh đen trắng được phục dựng lại
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Di ảnh đen trắng được phục dựng lại

“Có một điều khá trùng hợp là khi tôi làm công việc này là thời điểm xã hội đang tranh luận đề xuất bỏ thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trưng cầu ý kiến của Bộ GT-ĐT. Bản thân tôi thấy môn lịch sử cũng không hề khô khan chút nào. Mong muốn của tôi khi thực hiện dự án này là đưa lịch sử gần với hiện tại, đưa quá khứ quay trở lại và giúp cho thế hệ trẻ ngày nay có cách tiếp cận mới nhất, gần gũi nhất với lịch sử”, anh Lê Quyết Thắng chia sẻ thêm.

Tác giả dự án cho hay, chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, đến nay có 15 thành viên. Dù mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc chính riêng, nhưng tất cả vẫn cố gắng sắp xếp thời gian hàng ngày để làm việc cùng nhau trên dự án. Trung bình việc phục dựng mỗi bức ảnh mất khoảng 3-6 tiếng để hoàn thành, nhưng có những bức ảnh khó, mất 2-3 ngày mới xong.
© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngAnh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện
“Thách thức lớn nhất là khi chúng tôi nhận được những bức ảnh bị phai màu, cũ kỹ, rách nát và không rõ chi tiết. Để phục dựng lại hồn cho bức ảnh là điều khá khó, nhất là đôi mắt. Chúng tôi liên hệ với gia đình của các liệt sĩ để nhận được gợi ý, phải sửa đi sửa lại nhiều lần để tái hiện chân dung của họ một cách chân thực nhất”, trưởng dự án cho hay.
Những ngày đông cuối năm 2023 dù bận nhiều việc, song anh Quyết Thắng cùng 14 cộng sự vẫn miệt mài tỉ mỉ phục dựng miễn phí ảnh anh hùng liệt sĩ theo yêu cầu của thân nhân những người đã khuất.
© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngAnh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện
Trên dưới 1000 bức chân dung đã được trao đi trong gần hai năm. Những giọt nước mắt hạnh phúc của người ở lại là động lực để anh Thắng cùng cộng sự tiếp tục hành trình lan tỏa giá trị lịch sử.
Hành trình thực hiện dự án như một cách tiếp “lửa” động lực cho các thành viên trong nhóm, để nhóm vững mạnh như hiện nay. Bởi lẽ, một mặt công việc này như một lời tri ân đến các anh hùng liệt sĩ. Mặt khác, nuôi dưỡng cảm xúc của mọi người lớn thêm, để vượt qua được những áp lực cuộc sống, gia đình thường nhật.
“Đối với công việc nào cần cảm xúc, mà mình muốn nuôi cảm xúc đó lớn dần lên, cần phải đặt ngoài những giá trị kinh tế khác. Cảm xúc đối với tôi không thể vay mượn. Khi mình đặt trọn vẹn cảm xúc vào bức ảnh và cách mình trao đi sẽ là những thứ vô giá, không gì đong đếm được. Bản thân những cộng sự được lựa chọn trong nhóm đều có sự đồng điều tinh thần này”, trưởng nhóm Team Lee bộc bạch.
© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngAnh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện

Lan tỏa giá trị lịch sử

Sau chiến tranh, có những liệt sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ; những tấm ảnh đen trắng hoen màu là kỷ vật sót lại. Đối với anh Lê Quyết Thắng, đó không chỉ là một bức ảnh đơn thuần. Sau đó, là cả câu chuyện quá khứ hào hùng và những cuộc đoàn viên xúc động.
© Ảnh : Anh Lê Quyết ThắngAnh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2024
Anh Lê Quyết Thắng cùng cộng sự trao di ảnh phục dựng trong các chuyến thiện nguyện

“Nhìn thấy người thân của các chiến sĩ đã hy sinh, họ trân trọng nâng niu bức ảnh mình đã phục dựng, những giá trị mình trao đi là điều đáng quý. Nhịp sống thời hiện nay ngày nay dường như đang diễn ra quá nhanh. Nhanh đến mức nhiều người chỉ nghĩ đến tương lai mà lãng quên quá khứ. Nên tôi làm dự án này với mong muốn lan tỏa đến nhiều người trẻ. Đến bây giờ đã chứng minh được một phần tôi nghĩ đúng. Cha ông ta đã có công gây dựng, giữ nước. Ở một góc độ nào đó, tôi muốn lan tỏa cho nhiều người thế hệ trẻ ngày nay hiểu và thấy tò mò về lịch sử”, anh Thắng tâm sự với Sputnik.

Mỗi lần trao đi là mỗi một cảm xúc khác nhau. Điểm chung sau mỗi bức ảnh là sự mất mát, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ và nỗi đau sau chiến tranh.
Đội quy tập hài cốt liệt sỹ (Đội K72) phát hiện và cất bốc 3 hài cốt liệt sỹ tại thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2023
Việt Nam phát hiện thêm 22 hài cốt liệt sĩ tại Quảng Trị
Còn nhiều các gia đình liệt sĩ chưa có tấm ảnh trọn vẹn. Điều này thôi thúc Lê Quyết Thắng cùng cộng sự tiếp tục những dự án thiện nguyện tiếp theo. Tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sẽ là hai điểm dừng chân tiếp theo trong năm 2024 của cả nhóm. Chắn chắn, nhiều gia đình liệt sĩ sẽ có thêm những tấm ảnh trọn vẹn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала