EU lần đầu tiên đưa sầu riêng Việt vào diện kiểm tra khẩn cấp, Việt Nam sẽ làm gì?

© Ảnh : TTXVN - Bùi Văn LanhSầu riêng, loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, mang về 2,2 tỷ USD
Sầu riêng, loại trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, mang về 2,2 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việc sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10% được coi là thông tin không vui đầu năm 2024. Tuy nhiên, theo Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, việc này không ảnh hưởng nhiều đến toàn cảnh bức tranh xuất khẩu sầu riêng trong năm nay.

Không ảnh hưởng lớn

Sầu riêng đã trở thành “ngôi sao sáng” trong ngành nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023. Thế nhưng, có một thông tin không vui đầu năm 2024 đối với nông sản tỷ đô này và với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) đã bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Theo đó, cứ một container có 100 thùng hàng, EU sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên 10 thùng để kiểm tra các mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngay tại cửa khẩu. Thông báo có nêu 2 chủng loại sầu riêng áp dụng quy định này là sản phẩm dạng tươi và dạng mát dùng làm thực phẩm.
Nguyên nhân được cho là do trong 6 tháng cuối năm 2023, Việt Nam có 3 lô hàng sầu riêng (khoảng hơn 1 tấn) vi phạm quy định về chỉ tiêu dư lượng của EU. Trao đổi với Sputnik về vấn đề này, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên đánh giá rằng, EU vốn là thị trường khó tính nhất thế giới.
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Châu Âu đưa sầu riêng Việt Nam vào diện giám sát
Cùng với sầu riêng, ớt chuông và mì ăn liền của Việt Nam sẽ phải chịu kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất lần lượt là 10%, 50% và 20%. Ngoài ra, quy định cũng yêu cầu đậu bắp và thanh long nhập khẩu từ Việt Nam phải có giấy chứng nhận chất lượng và sẽ được kiểm tra với tần suất lần lượt là 50% và 20% tại cửa khẩu EU.
Thực tế, không riêng gì Việt Nam, nhiều nước trong nội khối khi xuất đi cũng gặp phải tình trạng như cảnh báo, điển hình như Thổ Nhĩ Kỳ, hay nước xuất khẩu châu Á như Thái Lan,... Được biết, 2 nước thuộc khối EU nhập sầu riêng Việt Nam nhiều nhất là Séc và Pháp.

“Hiện số lượng xuất khẩu sầu riêng Việt sang châu Âu không nhiều. Người châu Âu đa phần không thích loại trái cây này. Đối tượng sử dụng sầu riêng chủ yếu là cho người Việt, người Hoa và cộng đồng gốc Á tại đây. Bởi vậy, việc sầu riêng Việt Nam đưa vào diện kiểm tra với tần suất 10% cũng không ảnh hưởng nhiều”, ông Nguyên nêu quan điểm.

Đối với bức tranh chung tổng thể, EU công bố thêm mặt hàng sầu riêng vào danh mục kiểm soát với tần suất 10% có thể không ảnh hưởng nhiều đến ngành hàng. Nhưng rõ ràng, với các doanh nghiệp, việc tăng kiểm soát sẽ làm tăng thời gian thông quan xuất khẩu, đi kèm chi phí tăng lên rất nhiều, gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, điều này cũng không có nghĩa sản phẩm chất lượng sầu riêng của Việt Nam là không chất lượng. Bởi lẽ, năm 2023 vừa rồi, chỉ tính riêng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,2 tỷ đô. Điều này phần nào nói lên được chất lượng thực tế của loại quả đặc biệt này.
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2023
Trung Quốc phát cảnh báo với nhiều mã sầu riêng Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 11/2023, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài sầu riêng tươi nguyên trái, nước ta còn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, sầu riêng sấy…Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng tươi đến 24 thị trường. Mặt hàng sầu riêng đông lạnh cũng được xuất khẩu tới 23 thị trường.

“Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt Nam chắc chắn sẽ tăng hơn năm ngoái khoảng 20%. Hiện hơn 90% sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Còn lại là cấp đông và đi các thị trường như Mỹ, EU, Nhật. Đặc biệt, hiện Việt Nam đang đàm phán xuất khẩu thêm sầu riêng cấp đông sang Trung Quốc. Nếu Nghị định thư này đi vào thực hiện, lợi nhuận và giá trị kim ngạch chắc chắn sẽ tăng theo”, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam khẳng định.

Siết chất lượng

Kiểm soát hàng nông sản vốn là hoạt động thường lệ của các nước nhập khẩu. Nhưng bị đưa thêm mặt hàng vào danh sách kiểm soát, và lần đầu tiên sầu riêng bị đưa vào danh sách cũng là cảnh báo để nông dân và doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ hơn trong đáp ứng tiêu chuẩn an toàn nông sản.
Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ tại huyện Ia Grai (Gia Lai) - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2024
"Át chủ bài". Hơn 90% sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc
Thực tế, trong xuất khẩu khẩu rau quả sẽ không tránh khỏi va vấp. Ông Nguyên cũng đưa ra dẫn chứng thêm, trước kia rau lá của Việt Nam khi xuất sang EU cũng đưa vào diện kiểm soát với tần suất 50%. Tuy nhiên, từ năm ngoái thị trường này đã xóa bỏ do không phát hiện dư lượng và sâu bệnh với loại rau này.
Đối với sầu riêng cũng không phải ngoại lệ. Việc EU đưa sầu riêng vào diện kiểm tra sẽ như lời nhắc nhở, để Việt Nam có hướng xử lý cho những lô hàng tiếp theo.
“Doanh nghiệp cần chú ý và tìm hiểu những tiêu chuẩn kỹ thuật trồng trọt và canh tác, nhu cầu của đối tác. Cứ 6 tháng một lần, sẽ có các sửa đổi mới trong quy định về việc tăng cường kiểm soát hoặc áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với một số hàng hóa nhất định vào EU. Nếu Việt Nam nắm rõ, tuân thủ đúng quy định nghiêm ngặt của họ thì có thể sẽ được gỡ bỏ việc kiểm tra này”, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.
Năm nay, diện tích sầu riêng cho trái của Việt Nam dự báo tăng mạnh. Người Trung Quốc ngày càng thích sầu riêng nên nhiều người dùng sầu riêng làm quà biếu vào dịp Tết. Nếu đẩy mạnh luân canh, thu hoạch trái vụ thì Việt Nam dễ dàng lập kỷ lục mới trong xuất khẩu sầu riêng năm 2024 này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала