https://kevesko.vn/20240206/ong-vucic-cao-buoc-co-quan-tinh-bao-phuong-tay-pha-hoai-vi-the-cua-serbia-o-kosovo-28015271.html
Ông Vucic cáo buộc cơ quan tình báo phương Tây phá hoại vị thế của Serbia ở Kosovo
Ông Vucic cáo buộc cơ quan tình báo phương Tây phá hoại vị thế của Serbia ở Kosovo
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Việc báo cáo từ cơ quan tình báo phương Tây buộc tội chính quyền Serbia ủng hộ Milorad Dodik, Tổng thống Cộng hòa Srpska thuộc Bosnia và... 06.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-06T07:53+0700
2024-02-06T07:53+0700
2024-02-06T07:56+0700
alexandar vucic
serbia
kosovo
thế giới
phương tây
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/18/20754476_0:0:3087:1736_1920x0_80_0_0_c5e53babe10501bc22eb02e2f3f1db8c.jpg
Ông Vucic trước đó cho biết mìnhđã viết gửi cho lãnh đạo các nước thành viên EU và Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó có Nga và Trung Quốc, để nói về những động thái khiêu khích của Pristina. Ông cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp về vấn đề Kosovo và Metohija. Ông Vucic cũng chỉ ra rằng vấn đề nói đến ở đây là việc thanh lọc sắc tộc do chính quyền ở Pristina cố ý thực hiện và tạo ra những điều kiện không thể chịu đựng được cho cuộc sống người Serbia trong khu vực, cũng như việc từ bỏ đồng dinar Serbia ở Kosovo và Metohija (K&M) từ ngày mùng 1 tháng 2.Ông nhắc lại rằng vào thứ Ba sẽ diễn ra phiên họp đầu tiên của Skupstina (Quốc hội) nhiệm kỳ mới vừa được thành lập sau kết quả cuộc bầu cử ngày 17/12/2023. Phiên họp đầu tiên cũng sẽ có sự tham dự của các đại biểu thuộc khối “Serbia chống bạo lực” thân phương Tây, những người phản đối kết quả bỏ phiếu và tổ chức các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn ở Beograd vào đêm rạng sáng ngày 25/12.Theo chính quyền Serbia, kể từ tháng 11/2022, các nhóm vũ trang gốc Albania ở Kosovo đã 98 lần sử dụng vũ lực không cân xứng và bất hợp pháp để chống lại người dân Serbia. Các vụ nổ súng vào dân thường Serbia mà không bị trừng phạt đã làm bảy người bị thương; chính quyền Kosovo của người gốc Albania còn cản trở quyền tự do đi lại của người Serbia, cướp đoạt trái phép đất đai và tài sản của họ, trưng dựng tài sản của Nhà thờ Chính thống giáo Serbia, để xảy ra những trường hợp báng bổ nhà thờ và nghĩa trang, đồng thời thực hiện lệnh cấm vận kéo dài 8 tháng đối với việc cung cấp hàng hóa và thuốc men từ miền trung Serbia. Kết quả, theo số liệu của chính quyền Serbia, là trong năm qua có 14% người Serbia đã rời Kosovo và Metohija do khủng bố và áp lực từ Pristina. Tổng số cư dân người Serbia trong khu vực ước tính khoảng 100-110 nghìn người.
https://kevesko.vn/20230601/nguoi-serbia-lai-bieu-tinh-o-mien-bac-kosovo-23367502.html
serbia
kosovo
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/01/18/20754476_46:0:2777:2048_1920x0_80_0_0_288e6630dfae74d6cdea93b8698c0544.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
alexandar vucic, serbia, kosovo, thế giới, phương tây
alexandar vucic, serbia, kosovo, thế giới, phương tây
Ông Vucic cáo buộc cơ quan tình báo phương Tây phá hoại vị thế của Serbia ở Kosovo
07:53 06.02.2024 (Đã cập nhật: 07:56 06.02.2024) MOSKVA (Sputnik) - Việc báo cáo từ cơ quan tình báo phương Tây buộc tội chính quyền Serbia ủng hộ Milorad Dodik, Tổng thống Cộng hòa Srpska thuộc Bosnia và Herzegovina, cũng như để truyền thông Nga phát sóng tự do ở đây, chính là hành động phá hoại vị thế của Beograd ở Kosovo, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói.
Ông Vucic trước đó cho biết mìnhđã viết gửi cho lãnh đạo các nước thành viên EU và Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó có Nga và Trung Quốc, để nói về những động thái khiêu khích của Pristina. Ông cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp về vấn đề Kosovo và Metohija. Ông Vucic cũng chỉ ra rằng vấn đề nói đến ở đây là việc thanh lọc sắc tộc do chính quyền ở Pristina cố ý thực hiện và tạo ra những điều kiện không thể chịu đựng được cho cuộc sống người Serbia trong khu vực, cũng như việc từ bỏ đồng dinar Serbia ở Kosovo và Metohija (K&M) từ ngày mùng 1 tháng 2.
"Họ nói rằng Kosovo là một quốc gia độc lập – cách nói về họ, ở phương Tây - và với tư cách là một quốc gia độc lập họ có quyền làm những gì mình muốn. Nếu đúng như vậy thì câu trả lời của tôi là - vậy tại sao lại có cuộc đối thoại (giữa Beograd và Pristina), tại sao các vị lại nói chuyện với chúng tôi? Tôi được biết... rằng hai cơ quan tình báo, ở nước ngoài, đã chuẩn bị (tài liệu) cho Bộ Ngoại giao và Bộ phụ trách các vấn đề châu Âu của họ, trong đó nói rằng Serbia là vấn đề vì không chịu công nhận Kosovo, khoan dung với Dodik vì đây là "bãi thử" nơi truyền thông Nga tự do phát sóng chứ không đóng cửa như ở nước họ. Và rằng đó là lỗi của Serbia, rằng Serbia là vấn đề”, - ông Vucic nói trên kênh Happy TV.
Ông nhắc lại rằng vào thứ Ba sẽ diễn ra phiên họp đầu tiên của Skupstina (Quốc hội) nhiệm kỳ mới vừa được thành lập sau kết quả cuộc bầu cử ngày 17/12/2023. Phiên họp đầu tiên cũng sẽ có sự tham dự của các đại biểu thuộc khối “Serbia chống bạo lực” thân phương Tây, những người phản đối kết quả bỏ phiếu và tổ chức các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn ở Beograd vào đêm rạng sáng ngày 25/12.
"Sau đó họ nói: chúng ta phải đấu tranh... để phá vỡ lòng tin của người dân đối với Vucic và những người thực hiện chính sách quốc gia. Vì vậy người dân ở đất nước chúng ta không nên nghi ngờ rằng nếu có ai đó làm điều gì đó, liên quan đến câu chuyện về bầu cử, hay về dân chủ.., thì tất cả những điều ấy đều nhằm mục đích làm suy yếu vị thế của Serbia ở Kosovo và Metohija”, - nhà lãnh đạo Serbia nói.
Theo chính quyền Serbia, kể từ tháng 11/2022, các nhóm vũ trang gốc Albania ở Kosovo đã 98 lần sử dụng vũ lực không cân xứng và bất hợp pháp để chống lại người dân Serbia. Các vụ nổ súng vào dân thường
Serbia mà không bị trừng phạt đã làm bảy người bị thương; chính quyền Kosovo của người gốc Albania còn cản trở quyền tự do đi lại của người Serbia, cướp đoạt trái phép đất đai và tài sản của họ, trưng dựng tài sản của Nhà thờ Chính thống giáo Serbia, để xảy ra những trường hợp báng bổ nhà thờ và nghĩa trang, đồng thời thực hiện lệnh cấm vận kéo dài 8 tháng đối với việc cung cấp hàng hóa và thuốc men từ miền trung Serbia. Kết quả, theo số liệu của chính quyền Serbia, là trong năm qua có 14% người Serbia đã rời Kosovo và Metohija do khủng bố và áp lực từ Pristina. Tổng số cư dân người Serbia trong khu vực ước tính khoảng 100-110 nghìn người.