https://kevesko.vn/20240208/my-mua-uranium-tu-nga-voi-so-luong-ky-luc-vao-nam-2023-28057954.html
Mỹ mua uranium từ Nga với số lượng kỷ lục vào năm 2023
Mỹ mua uranium từ Nga với số lượng kỷ lục vào năm 2023
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Theo dữ liệu của cơ quan thống kê Mỹ được Sputnik phân tích, năm ngoái Mỹ đã mua uranium trị giá 1,2 tỷ USD từ Nga, đây là mức tối đa trong... 08.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-08T13:10+0700
2024-02-08T13:10+0700
2024-02-08T13:13+0700
nga
hoa kỳ
uranium
thế giới
nhà máy điện hạt nhân
nhiên liệu hạt nhân
nhập khẩu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/86/09/860985_0:176:2931:1825_1920x0_80_0_0_fab97f972ac2ecc64041299b1502ad82.jpg
Vào tháng 12/2023 Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật áp đặt lệnh cấm nhập khẩu uranium có độ làm giàu thấp nguồn gốc từ Nga, lệnh này có hiệu lực cho đến năm 2040. Dự luật quy định hạn chế nhập khẩu uranium có độ làm giàu thấp được sản xuất tại LB Nga hoặc doanh nghiệp đăng ký tại Nga. Sáng kiến này cho phép Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ với sự tham vấn của Bộ trưởng Ngoại giao và người đứng đầu Bộ Thương mại có thể dỡ bỏ lệnh cấm nếu các nguồn cung cấp uranium khác không có sẵn hoặc nếu việc nhập khẩu nhiên liệu của Nga phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.Trong bối cảnh đó, vào tháng cuối cùng năm ngoái phía Mỹ đã tăng mạnh việc mua uranium - tăng ngay một lúc lên gấp đôi, đạt mức tối đa kể từ tháng 3 năm ngoái là 193,2 triệu USD.Kết quả là chi phí mua hàng trong năm đã tăng 43%, lên mức kỷ lục mới là 1,2 tỷ USD. Mức tối đa trước đó được ghi nhận vào năm 2010 là 1,05 tỷ USD. Đồng thời về giá trị tuyệt đối Nga đã cung cấp 702 tấn uranium so với 588 tấn một năm trước đó. Đây là giá trị cao nhất kể từ năm 2013, khi lượng giao hàng lên tới 982 tấn.Kết quả này cho phép Nga duy trì vị trí dẫn đầu về giá trị cung cấp uranium cho Mỹ, thậm chí còn tăng thị phần nhập khẩu loại nguyên liệu này của Mỹ lên 27% từ mức 26% một năm trước đó.Đức đứng thứ hai, tăng xuất khẩu 9% lên 677 triệu USD. Kết thúc ba vị trí dẫn đầu là Vương quốc Anh, với doanh thu tăng 19% lên 609 triệu USD, mặc dù một năm trước đó nước này đứng ở vị trí thứ tư.Nhờ xuất khẩu tăng 2,1 lần - lên tới 530 triệu USD - Canada đã tăng hai vị trí và trở thành nhà cung cấp uranium lớn thứ tư cho Mỹ. Trong khi đó Hà Lan ngược lại đã giảm nguồn cung 18% - xuống còn 498 triệu USD, khiến nước này rơi từ vị trí thứ ba xuống vị trí thứ năm.Ngoài các quốc gia nêu trên, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Kazakhstan, Nam Phi, Ấn Độ, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ cũng bán uranium cho Mỹ - với tổng trị giá 897 triệu USD.Vào tháng 1, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Hạt nhân tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Catherine Huff nói rằng Mỹ dự định hợp tác với các đồng minh của mình để thực hiện việc sản xuất uranium có độ giàu thấp được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, với mục đích thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Theo bà, Mỹ cùng với Nhật Bản, Anh, Pháp và Canada dự định tạo ra chuỗi cung ứng quốc tế để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực này.
https://kevesko.vn/20240115/nga-tro-thanh-nuoc-xuat-khau-uranium-chinh-sang-my-27588865.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/86/09/860985_132:0:2799:2000_1920x0_80_0_0_6ac71fb483c2378eb0e3fcf053fe148b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
nga, hoa kỳ, uranium, thế giới, nhà máy điện hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhập khẩu
nga, hoa kỳ, uranium, thế giới, nhà máy điện hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhập khẩu
Mỹ mua uranium từ Nga với số lượng kỷ lục vào năm 2023
13:10 08.02.2024 (Đã cập nhật: 13:13 08.02.2024) MOSKVA (Sputnik) - Theo dữ liệu của cơ quan thống kê Mỹ được Sputnik phân tích, năm ngoái Mỹ đã mua uranium trị giá 1,2 tỷ USD từ Nga, đây là mức tối đa trong toàn bộ lịch sử thống kê.
Vào tháng 12/2023 Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật áp đặt lệnh cấm nhập khẩu uranium có độ làm giàu thấp nguồn gốc từ Nga, lệnh này có hiệu lực cho đến năm 2040. Dự luật quy định hạn chế nhập khẩu uranium có độ làm giàu thấp được sản xuất tại LB Nga hoặc doanh nghiệp đăng ký tại Nga. Sáng kiến này cho phép Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ với sự tham vấn của Bộ trưởng Ngoại giao và người đứng đầu Bộ Thương mại có thể dỡ bỏ lệnh cấm nếu các nguồn cung cấp uranium khác không có sẵn hoặc nếu
việc nhập khẩu nhiên liệu của Nga phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, vào tháng cuối cùng năm ngoái phía Mỹ đã tăng mạnh việc mua uranium - tăng ngay một lúc lên gấp đôi, đạt mức tối đa kể từ tháng 3 năm ngoái là 193,2 triệu USD.
Kết quả là chi phí mua hàng trong năm đã tăng 43%, lên mức kỷ lục mới là 1,2 tỷ USD. Mức tối đa trước đó được ghi nhận vào năm 2010 là 1,05 tỷ USD. Đồng thời về giá trị tuyệt đối Nga đã cung cấp 702 tấn uranium so với 588 tấn một năm trước đó. Đây là giá trị cao nhất kể từ năm 2013, khi lượng giao hàng lên tới 982 tấn.
Kết quả này cho phép Nga duy trì vị trí dẫn đầu về giá trị cung cấp uranium cho Mỹ, thậm chí còn tăng thị phần nhập khẩu loại nguyên liệu này của Mỹ lên 27% từ mức 26% một năm trước đó.
Đức đứng thứ hai, tăng xuất khẩu 9% lên 677 triệu USD. Kết thúc ba vị trí dẫn đầu là Vương quốc Anh, với doanh thu tăng 19% lên 609 triệu USD, mặc dù một năm trước đó nước này đứng ở vị trí thứ tư.
Nhờ xuất khẩu tăng 2,1 lần - lên tới 530 triệu USD - Canada đã tăng hai vị trí và trở thành
nhà cung cấp uranium lớn thứ tư cho Mỹ. Trong khi đó Hà Lan ngược lại đã giảm nguồn cung 18% - xuống còn 498 triệu USD, khiến nước này rơi từ vị trí thứ ba xuống vị trí thứ năm.
Ngoài các quốc gia nêu trên, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Kazakhstan, Nam Phi, Ấn Độ, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ cũng bán uranium cho Mỹ - với tổng trị giá 897 triệu USD.
Vào tháng 1, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Hạt nhân tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Catherine Huff nói rằng Mỹ dự định hợp tác với các đồng minh của mình để thực hiện việc sản xuất uranium có độ giàu thấp được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, với mục đích thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Theo bà, Mỹ cùng với Nhật Bản, Anh, Pháp và Canada dự định tạo ra chuỗi cung ứng quốc tế để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực này.