https://kevesko.vn/20240211/dua-lich-su-thanh-mon-bat-buoc-thi-tot-nghiep-bo-giao-duc--dao-tao-tra-loi-28118171.html
Đưa Lịch sử thành môn bắt buộc thi tốt nghiệp: Bộ Giáo dục & Đào tạo trả lời
Đưa Lịch sử thành môn bắt buộc thi tốt nghiệp: Bộ Giáo dục & Đào tạo trả lời
Sputnik Việt Nam
Cử tri tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. 11.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-11T20:07+0700
2024-02-11T20:07+0700
2024-02-11T20:07+0700
bộ giáo dục và đào tạo
giáo dục
xã hội
học sinh
việt nam
trường học
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/07/16163469_0:86:2000:1211_1920x0_80_0_0_fbbc927385bf92dd3c5638bf339a6673.jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ 2015 đến nay, Lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.Cử tri đề xuất Lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPTBáo Công dân & Khuyến học cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.Liên quan đến vấn đề này, cử tri tỉnh Quảng Trị cho rằng, việc đưa môn Lịch sử là một trong 4 môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp trung học phổ là cần thiết, vì "dân ta phải biết sử ta", là công dân của nước Việt Nam phải có kiến thức tối thiểu về lịch sử đất nước.Do đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, có phương án đưa môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bắt đầu từ năm 2025.Ngoài ra, cử tri tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương chủ trì biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) chuẩn, thống nhất trong cả nước.Phương án thi tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, giảm áp lựcBộ Giáo dục và Đào tạo sau đó đã có văn bản trả lời kiến nghị nói trên của cử tri tỉnh Quảng Trị.Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 là một trong số nội dung quan trọng của ngành giáo dục, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.Đến nay, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, bao gồm:Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, trong khi vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 4/11/2013);Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội);Sớm nghiên cứu, công bố Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực, giảm chi phí và tạo sự đồng thuận của xã hội (Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 của Chính phủ).Phương án thi phải bảo đảm tuân thủ chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đáp ứng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; kế thừa việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2015 đến nay.Nhằm bảo đảm phương án thi đáp ứng các yêu cầu đề ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 4370/QĐ-BGDĐT ngày 19/12/ 2022 về việc thành lập Ban Xây dựng phương án thi.Ban Xây dựng phương án thi bao gồm các thành phần: nhà quản lý giáo dục cấp bộ và cấp địa phương; chuyên gia từ các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, hiệu trưởng trường trung học phổ thông và các thành phần khác.Quá trình xây dựng phương án thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức khảo sát, đánh giá tác động tại 63 tỉnh/thành phố, cũng như xin ý kiến của các cơ quan liên quan và Chính phủ.Trên cơ sở nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, chuyên gia và các bộ, ban, ngành liên quan, ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.Phương án thi được ban hành kèm theo Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, các thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ, cũng như bảo đảm quyền chủ động lựa chọn của học sinh theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Lịch sử là môn học bắt buộcTừ năm 2015 cho đến nay, môn Lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trên thực tế, Lịch sử và Ngoại ngữ là hai môn học bắt buộc có kiểm tra, đánh giá điểm, có thể hiện điểm số vào học bạ, các kết quả này cũng được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp.Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự môn thi Lịch sử và Ngoại ngữ theo đúng năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của các em.Về kiến nghị ban hành một bộ SGK thống nhất cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã quy định chương trình và SGK. Theo đó, thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt; SGK cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.Đến nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành các quyết định phê duyệt danh mục SGK các lớp (từ lớp 1 đến lớp 12) theo lộ trình quy định.Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội quy định khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019 thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa biên soạn một bộ SGK. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có nghị quyết 686 năm 2023 về giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết 88/2014 và nghị quyết 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, các đại biểu đã thảo luận, ban hành nghị quyết về kết quả kỳ họp.Theo đó, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo sau năm 2025 tổng kết quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc xã hội hóa biên soạn SGK, nhằm mục đích có đủ căn cứ pháp lý, thực tiễn, báo cáo Chính phủ phương án thực hiện hiệu quả, phù hợp.
https://kevesko.vn/20240202/bo-giao-duc-co-them-thu-truong-ngay-truoc-them-tet-nguyen-dan-27956700.html
https://kevesko.vn/20231119/cac-truong-dai-hoc-tot-nhat-viet-nam-danh-sach-cac-co-so-noi-tieng-va-uy-tin-nhat-26515888.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/07/16163469_332:0:2000:1251_1920x0_80_0_0_daed4a65b86631552adb9b55d12dac9f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục, xã hội, học sinh, việt nam, trường học
bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục, xã hội, học sinh, việt nam, trường học
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ 2015 đến nay, Lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Cử tri đề xuất Lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT
Báo Công dân & Khuyến học cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Liên quan đến vấn đề này, cử tri tỉnh
Quảng Trị cho rằng, việc đưa môn Lịch sử là một trong 4 môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp trung học phổ là cần thiết, vì "dân ta phải biết sử ta", là công dân của nước Việt Nam phải có kiến thức tối thiểu về lịch sử đất nước.
Do đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, có phương án đưa môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bắt đầu từ năm 2025.
Ngoài ra, cử tri tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương chủ trì biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) chuẩn, thống nhất trong cả nước.
Phương án thi tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, giảm áp lực
Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó đã có văn bản trả lời kiến nghị nói trên của cử tri tỉnh Quảng Trị.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định,
phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 là một trong số nội dung quan trọng của ngành giáo dục, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Đến nay, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, bao gồm:
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, trong khi vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 4/11/2013);
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội);
Sớm nghiên cứu, công bố Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực, giảm chi phí và tạo sự đồng thuận của xã hội (Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 của Chính phủ).
Phương án thi phải bảo đảm tuân thủ chủ trương của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đáp ứng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; kế thừa việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2015 đến nay.
Nhằm bảo đảm phương án thi đáp ứng các yêu cầu đề ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 4370/QĐ-BGDĐT ngày 19/12/ 2022 về việc thành lập Ban Xây dựng phương án thi.
Ban Xây dựng phương án thi bao gồm các thành phần: nhà quản lý giáo dục cấp bộ và cấp địa phương; chuyên gia từ các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, hiệu trưởng trường trung học phổ thông và các thành phần khác.
Quá trình xây dựng phương án thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức khảo sát, đánh giá tác động tại 63 tỉnh/thành phố, cũng như xin ý kiến của các cơ quan liên quan và
Chính phủ.
Trên cơ sở nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, chuyên gia và các bộ, ban, ngành liên quan, ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
Phương án thi được ban hành kèm theo Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, các thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ, cũng như bảo đảm quyền chủ động lựa chọn của học sinh theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
19 Tháng Mười Một 2023, 05:39
Lịch sử là môn học bắt buộc
Từ năm 2015 cho đến nay, môn Lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trên thực tế, Lịch sử và Ngoại ngữ là hai môn học bắt buộc có kiểm tra, đánh giá điểm, có thể hiện điểm số vào học bạ, các kết quả này cũng được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự môn thi Lịch sử và
Ngoại ngữ theo đúng năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của các em.
Về kiến nghị ban hành một bộ SGK thống nhất cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã quy định chương trình và SGK. Theo đó, thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt; SGK cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.
Đến nay, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành các quyết định phê duyệt danh mục SGK các lớp (từ lớp 1 đến lớp 12) theo lộ trình quy định.
Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội quy định khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019 thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa biên soạn một bộ SGK. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có nghị quyết 686 năm 2023 về giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết 88/2014 và nghị quyết 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, các đại biểu đã thảo luận, ban hành nghị quyết về kết quả kỳ họp.
Theo đó, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo sau năm 2025 tổng kết quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc xã hội hóa biên soạn SGK, nhằm mục đích có đủ căn cứ pháp lý, thực tiễn, báo cáo Chính phủ phương án thực hiện hiệu quả, phù hợp.