https://kevesko.vn/20240213/bien-dong-viet-nam-va-3-nuoc-co-the-duoc-nhat-cap-tau-tuan-tra-uav-radar-28145139.html
Biển Đông: Việt Nam và 3 nước có thể được Nhật chuyển giao tàu tuần tra, UAV, radar
Biển Đông: Việt Nam và 3 nước có thể được Nhật chuyển giao tàu tuần tra, UAV, radar
Sputnik Việt Nam
Nhật Bản dự kiến sẽ chuyển giao cho Việt Nam và 3 nước khác tàu tuần tra, UAV, hệ thống radar cũng như đào tạo nâng cao năng lực ứng phó ở Biển Đông trong... 13.02.2024, Sputnik Việt Nam
2024-02-13T16:38+0700
2024-02-13T16:38+0700
2024-02-13T17:36+0700
biển đông
việt nam
nhật bản
thế giới
an ninh quốc phòng
quân sự
đông nam á
châu á
https://cdn.img.kevesko.vn/img/418/71/4187163_0:143:3133:1905_1920x0_80_0_0_7a5c871d13856a6afbdb38863b614ddb.jpg
Trước đó, phía Nhật cũng đã chuyển giao tàu loại biên cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đồng thời thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ gói tài chính đóng mới thêm 6 tàu tuần tra hiện đại giúp Hà Nội nâng cao năng lực hàng hải.Nhật Bản hỗ trợ các nước Đông Nam Á bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển ĐôngChính phủ Nhật Bản đã chuyển sự chú ý sang Biển Đông vốn là nơi ghi nhận tranh chấp giữa Bắc Kinh và nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á bằng việc hỗ trợ đảm bảo an ninh hàng hải dài hạn.NHK của Nhật ngày 12/2 đưa tin cho biết, Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida có kế hoạch hỗ trợ an ninh hàng hải cho 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines.Kế hoạch cung cấp tàu chiến, UAV, hệ thống radarTheo nguồn tin của NHK, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là bên được giao sẽ xây dựng kế hoạch 10 năm nhằm hỗ trợ bốn quốc gia gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines.Truyền thông Nhật Bản cho rằng, đây chính là 4 nước mà chính phủ Nhật coi là đối tác ưu tiên hàng đầu về mặt an ninh ở khu vực Biển Đông.Các hoạt động khảo sát, kiểm tra thực địa đã được tiến hành vào tháng trước ở Philippines và Indonesia.Đáng chú ý, các quan chức Nhật Bản được cho là sẽ thảo luận về việc cung cấp máy bay không người lái (UAV), hệ thống radar và tàu tuần tra cho từng quốc gia (gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia) cũng như việc phát triển nguồn nhân lực hàng hải cho các nước ASEAN này.Kế hoạch chi tiết sẽ được hoàn thành vào tháng 3 năm sau.Mới đây, như đã thông tin, Việt Nam và Philippines đã ký thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến duy trì hòa bình ở Biển Đông trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đến Hà Nội.Theo đó, hai quốc gia đã ký Bản ghi nhớ Việt Nam – Philippines về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông và Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát biển giữa hai nước.Lễ ký đặt dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng va Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam và Nhật BảnTrong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ lên thành "Đối tác Chiến lược toàn diện" vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á và trên thế giới, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng trên cơ sở Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản.Thủ tướng Fumio Kishida cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam là đối tác cần thiết của Nhật Bản để hướng tới thực hiện sáng kiến "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương" tự do, mở rộng, hai bên cùng nhất trí xúc tiến hợp tác hỗ trợ về thiết bị quốc phòng.Năm 2020, Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký hiệp định vốn vay ODA trị giá 36,6 tỷ yen (tương đương khoảng 348,2 triệu USD) cho dự án trang bị 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Khoản vay có lãi suất ưu đãi trong thời hạn 40 năm.Đối với dự án đóng 6 tàu mới, Nhật cam kết sử dụng công nghệ đóng tàu tiên tiến và dự kiến hoàn thành trước tháng 10/2025.Trước đó, hồi năm 2015, Chính phủ Nhật cũng từng viện trợ không hoàn lại 3 tàu đã qua sử dụng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.Nỗ lực kiềm chế Trung QuốcTờ báo Nhật nhắc lại thực tế rằng, phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Thói hành xử phi pháp này của Bắc Kinh khiến nhiều quốc gia có chung tranh chấp lãnh thổ, quần đảo liên quan ở Biển Đông phẫn nộ.Đáng nói, trước đó, Bắc Kinh đã ban hành luật cho phép lực lượng Hải cảnh (Cảnh sát biển Trung Quốc) sử dụng vũ lực trong khu vực có tranh chấp và các nước khác có chung bất đồng ở Biển Đông với Bắc Kinh đều trong tình trạng "cảnh giác cao độ", theo NHK nhấn mạnh.Nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Iida Masafumi thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu quan điểm rằng, việc tăng cường năng lực an ninh hàng hải giữa Nhật Bản với Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia sẽ giúp 4 quốc gia Đông Nam Á này rất nhiều trong việc chống lại sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
https://kevesko.vn/20240131/viet-nam-va-philippines-huong-toi-cach-thuc-rut-cui-day-noi-tren-bien-dong-27906768.html
https://kevesko.vn/20240203/bien-dong-se-an-toan-hon-sau-chuyen-tham-viet-nam-cua-tong-thong-marcos-27971272.html
https://kevesko.vn/20231207/viet-nam-quan-ngai-ve-nhung-vu-viec-gan-day-o-bien-dong-26907200.html
biển đông
nhật bản
đông nam á
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/418/71/4187163_202:0:2933:2048_1920x0_80_0_0_e23f79f8f3c26b604f490e64cdbbef47.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhật bản, thế giới, an ninh quốc phòng, quân sự, đông nam á, châu á
việt nam, nhật bản, thế giới, an ninh quốc phòng, quân sự, đông nam á, châu á
Biển Đông: Việt Nam và 3 nước có thể được Nhật chuyển giao tàu tuần tra, UAV, radar
16:38 13.02.2024 (Đã cập nhật: 17:36 13.02.2024) Nhật Bản dự kiến sẽ chuyển giao cho Việt Nam và 3 nước khác tàu tuần tra, UAV, hệ thống radar cũng như đào tạo nâng cao năng lực ứng phó ở Biển Đông trong khuôn khổ kế hoạch hỗ trợ 10 năm đảm bảo an ninh hàng hải.
Trước đó, phía Nhật cũng đã
chuyển giao tàu loại biên cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đồng thời thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ gói tài chính đóng mới thêm 6 tàu tuần tra hiện đại giúp Hà Nội nâng cao năng lực hàng hải.
Nhật Bản hỗ trợ các nước Đông Nam Á bảo đảm an ninh hàng hải ở Biển Đông
Chính phủ Nhật Bản đã chuyển sự chú ý sang Biển Đông vốn là nơi ghi nhận tranh chấp giữa Bắc Kinh và nhiều quốc gia tại khu vực Đông Nam Á bằng việc hỗ trợ đảm bảo an ninh hàng hải dài hạn.
NHK của Nhật ngày 12/2 đưa tin cho biết, Chính phủ của Thủ tướng
Fumio Kishida có kế hoạch hỗ trợ an ninh hàng hải cho 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines.
"Nhật Bản có kế hoạch cung cấp sự hỗ trợ lâu dài cho các cơ quan hàng hải Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam", - NHK khẳng định và nhấn mạnh rằng, đây là động thái nhằm mục đích chống lại thói hành xử bá quyền ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Kế hoạch cung cấp tàu chiến, UAV, hệ thống radar
Theo nguồn tin của NHK, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là bên được giao sẽ xây dựng kế hoạch 10 năm nhằm hỗ trợ bốn quốc gia gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia và
Philippines.
Truyền thông Nhật Bản cho rằng, đây chính là 4 nước mà chính phủ Nhật coi là đối tác ưu tiên hàng đầu về mặt an ninh ở khu vực Biển Đông.
Các hoạt động khảo sát, kiểm tra thực địa đã được tiến hành vào tháng trước ở Philippines và Indonesia.
"Những chương trình hoạt động khảo sát tương tự dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng tháng 4 tại Malaysia và Việt Nam", - NHK lưu ý.
Đáng chú ý, các quan chức Nhật Bản được cho là sẽ thảo luận về việc cung cấp máy bay không người lái (UAV), hệ thống radar và tàu tuần tra cho từng quốc gia (gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia) cũng như việc phát triển nguồn nhân lực hàng hải cho
các nước ASEAN này.
Kế hoạch chi tiết sẽ được hoàn thành vào tháng 3 năm sau.
Mới đây, như đã thông tin, Việt Nam và Philippines đã ký thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến duy trì hòa bình ở Biển Đông trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đến Hà Nội.
Theo đó, hai quốc gia đã ký Bản ghi nhớ
Việt Nam – Philippines về phòng ngừa và quản lý sự cố trên Biển Đông và Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát biển giữa hai nước.
Lễ ký đặt dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng va Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam và Nhật Bản
Trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ lên thành "
Đối tác Chiến lược toàn diện" vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á và trên thế giới, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng trên cơ sở Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản.
Thủ tướng Fumio Kishida cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam là đối tác cần thiết của Nhật Bản để hướng tới thực hiện sáng kiến "
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương" tự do, mở rộng, hai bên cùng nhất trí xúc tiến hợp tác hỗ trợ về thiết bị quốc phòng.
Năm 2020, Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký hiệp định vốn vay ODA trị giá 36,6 tỷ yen (tương đương khoảng 348,2 triệu USD) cho dự án trang bị 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Khoản vay có lãi suất ưu đãi trong thời hạn 40 năm.
Đối với dự án đóng 6 tàu mới, Nhật cam kết sử dụng công nghệ đóng tàu tiên tiến và dự kiến hoàn thành trước tháng 10/2025.
“Dự án giúp cảnh sát biển Việt Nam có nguồn tài chính để mua sắm tàu thuyền, hỗ trợ cải thiện khả năng cứu nạn hàng hải, thực thi pháp luật và tăng cường tự do hàng hải", - đại diện JICA khẳng định.
Trước đó, hồi năm 2015, Chính phủ Nhật cũng từng viện trợ không hoàn lại 3 tàu đã qua sử dụng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
7 Tháng Mười Hai 2023, 16:52
Nỗ lực kiềm chế Trung Quốc
Tờ báo Nhật nhắc lại thực tế rằng, phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Thói hành xử phi pháp này của Bắc Kinh khiến nhiều quốc gia có chung tranh chấp lãnh thổ, quần đảo liên quan ở Biển Đông phẫn nộ.
Đáng nói, trước đó, Bắc Kinh đã ban hành luật cho phép lực lượng Hải cảnh (Cảnh sát biển Trung Quốc) sử dụng vũ lực trong khu vực có tranh chấp và các nước khác có chung bất đồng ở Biển Đông với Bắc Kinh đều trong tình trạng "cảnh giác cao độ", theo NHK nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Iida Masafumi thuộc
Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu quan điểm rằng, việc tăng cường năng lực an ninh hàng hải giữa Nhật Bản với Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia sẽ giúp 4 quốc gia Đông Nam Á này rất nhiều trong việc chống lại sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.